Thất nghiệp vì dịch Covid-19: Hai bà cháu chỉ biết từng bữa cơm với nước mắm, nước tương

Thất nghiệp vì Covid-19, bà Nguyễn Thị Kim Hoa và đứa cháu vừa lên 3 phải sống chật vật qua từng bữa cơm với nước mắm, nước tương chờ ngày TP.HCM hết dịch Covid-19.

Gần 4 tháng thất nghiệp vì dịch Covid-19, người bà chỉ biết rớt nước mắt khi nghĩ tới đứa cháu gái. Thấy bà khóc, đứa cháu gái mới lên 3 an ủi: “Bà ơi, đừng khóc”.

Vừa làm ngoại vừa làm mẹ

Căn phòng trọ nhỏ ở đường Lê Văn Lương, quận 7, TP.HCM là nơi ở của bà Nguyễn Thị Kim Hoa, 50 tuổi và cháu ngoại vừa lên 3 tuổi.

Căn trọ nhỏ khoảng 6 m2, đến cái cửa đã hỏng mà vẫn chưa có tiền để sửa, phải gác tạm một bên. Đồ dùng cũng không có gì giá trị ngoài chiếc loa để mở nhạc cho cháu nhỏ nghe mỗi ngày.

Hơn ba năm về trước, người con gái của bà bất ngờ thông báo đang mang thai tháng thứ năm. Hỏi ra bà mới biết trong lúc đi làm thì quen biết rồi có mang với một người nước ngoài. Bà cũng chỉ biết đến đó vì chưa bao giờ gặp mặt. Vừa giận vừa thương, bà giấu nước mắt chăm lo cho đứa con gái dại dột. “Vì cơm áo, gạo tiền mà mình không theo sát con được”, bà tự trách bản thân.

Thế nhưng, sau khi sinh thì con gái bà mắc bệnh thần kinh, không thể chăm con của mình. Không còn cách nào khác, bà đành phải mang con gửi vào trại tâm thần ở TP Thủ Đức để có thể chăm sóc cho đứa cháu.

Được một thời gian, thương con nên bà lại đón về. Tuy nhiên, con bà thường quậy rồi bỏ đi lung tung mỗi lần phát cơn nên một lần nữa bà phải đưa con vào trại. “Tôi là mẹ cũng đau lòng lắm. Xót xa nhưng lực bất tòng tâm, biết làm sao bây giờ. Nếu theo con thì bỏ cháu cho coi, đành phải chọn một. Chỉ biết im lặng, cắm cúi làm nuôi cháu”, bà buồn bã nói.

Thu nhập từ việc bán vé số mỗi ngày được hơn 100.000 đồng, tằn tiện lắm bà mới có thể đủ đóng tiền trọ, còn bao nhiêu để mua sữa cho cháu. “Những lúc hết tiền đành phải nấu nước cơm cho bé bú, pha miếng đường vô, chứ đâu có tiền mà mua sữa”, bà Hoa nói.

Biết hoàn cảnh hai bà cháu, một người quen đã giới thiệu công việc làm tạp vụ theo giờ. Hằng ngày, bà gửi cháu rồi nhận việc. Ngày may mắn có thể nhận dọn cho 3 nhà, với thu nhập sau khi trừ phần trăm cho công ty thì bà vẫn còn khoảng hơn 300.000 đồng, đủ hai bà cháu trang trải ăn uống, sinh hoạt.

Túng quẫn vì dịch

Thế nhưng, làm được một thời gian thì dịch Covid-19 bùng phát. Công việc tạp vụ theo giờ của bà ngày một ít dần. Đến tháng 5.2021, bà thất nghiệp. Bà đau khổ khi nhìn đứa cháu không có gì ăn.

"Tôi thì sao cũng được. Chỉ sợ là sợ em bé thôi chứ mình lớn rồi mình ăn cơm với nước mắm, nước tương cũng qua. Giá như mà không có dịch Covid-19 thì cũng không phải đau khổ vậy đâu. Tại vì tôi còn sức, tôi còn làm được, tôi còn nuôi em bé được", bà ngậm ngùi.

Túng quẫn, bà đem chiếc xe, tài sản có giá trị duy nhất của bà đem đi cầm được 1,5 triệu đồng. Định cầm cự cho đợi hết dịch Covid-19 để đi làm rồi chuộc xe. Thế nhưng, dịch Covid-19 kéo dài làm chiếc xe quá hạn từ tháng 7 mà bà vẫn không thể lấy về. “Hết dịch Covid-19, cô tới năn nỉ nếu mà người ta cho chuộc thì chuộc. Nếu người ta không cho thì thôi chứ cô không có tiền cho em bé ăn nữa, đâu có tiền đóng tiền lời", bà cho biết.

Hơn ba tháng thất nghiệp, lại sợ dịch Covid-19 nên hai bà cháu chỉ quanh quẩn trong phòng. Thỉnh thoảng chính quyền hay mạnh thường quân cho ký gạo, ký rau bà mới ra đầu dãy trọ để nhận. Đứa cháu cũng chạy theo, ai cho gì cũng vui mừng “Cảm ơn cô, cảm ơn chú”.

Những ngày ở trong phòng, nghĩ thương cháu, bà bật khóc. Đứa cháu dường như hiểu chuyện vội dỗ: “Ngoại ơi, đừng khóc”. Rồi hát cho bà nghe bài “Bà ơi bà”. Những câu hát cũng làm bà gác lại giọt nước mắt đi nấu cơm để hai bà cháu cùng ăn. Bữa cơm chỉ có món canh su, không có chút thịt cá bởi đó là những món xa xỉ với hai người lúc này.

Những ngày tới, bà vẫn chưa biết xoay sở thế nào với khoản tiền trọ gần 5 tháng chưa đóng, rồi tiền ăn uống, sinh hoạt cho hai bà cháu. Bà chỉ còn biết cầu mong cho dịch Covid-19 qua thật nhanh để có thể đi làm, lo cho cháu gái nhỏ./.

Phường đã trao quà hỗ trợ

Ngay sau khi biết thông tin về hoàn cảnh của hai bà cháu, đại diện phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM đã mang tới tận phòng bà Hoa phần quà hỗ trợ gồm gạo, mì, dầu ăn.

Đại diện UBND phường Tân Hưng cho biết trong thời gian qua, phường đã tiến hành 3 đợt đưa quà gồm nhu yếu phẩm như gạo, mì, rau củ quả… về từng khu phố để phát người dân trên địa bàn. Các trường hợp đang gặp khó khăn nếu hết nhu yếu phẩm có thể trực tiếp liên hệ, phường sẽ đưa quà xuống hỗ trợ. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều chủ nhà miễn tiền thuê phòng trọ, tặng thực phẩm cho sinh viên, lao động nghèo
Nhiều chủ nhà miễn tiền thuê phòng trọ, tặng thực phẩm cho sinh viên, lao động nghèo

VOV.VN - Hiện nay, nhiều chủ nhà trọ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giảm tiền thuê phòng, hỗ trợ thực phẩm cho người lao động khó khăn. Đặc biệt, với những sinh viên nghèo.

Nhiều chủ nhà miễn tiền thuê phòng trọ, tặng thực phẩm cho sinh viên, lao động nghèo

Nhiều chủ nhà miễn tiền thuê phòng trọ, tặng thực phẩm cho sinh viên, lao động nghèo

VOV.VN - Hiện nay, nhiều chủ nhà trọ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giảm tiền thuê phòng, hỗ trợ thực phẩm cho người lao động khó khăn. Đặc biệt, với những sinh viên nghèo.

Lao động nghèo ở Bình Dương khổ sở "xoay" tiền mai táng người nhà mất vì Covid-19
Lao động nghèo ở Bình Dương khổ sở "xoay" tiền mai táng người nhà mất vì Covid-19

VOV.VN - Để lo hậu sự cho người thân, nhiều gia đình lao động nghèo ở Bình Dương đang rơi vào khó khăn khi chi phí mai táng cao và mỗi nơi một giá.

Lao động nghèo ở Bình Dương khổ sở "xoay" tiền mai táng người nhà mất vì Covid-19

Lao động nghèo ở Bình Dương khổ sở "xoay" tiền mai táng người nhà mất vì Covid-19

VOV.VN - Để lo hậu sự cho người thân, nhiều gia đình lao động nghèo ở Bình Dương đang rơi vào khó khăn khi chi phí mai táng cao và mỗi nơi một giá.

Lao động nghèo hồi hương tránh dịch: Đường về nhà gian nan
Lao động nghèo hồi hương tránh dịch: Đường về nhà gian nan

VOV.VN - Nhiều ý kiến tranh luận về việc đón hay không đón dòng người từ các địa phương có dịch trở về quê hương. Cần làm gì trong lúc này?

Lao động nghèo hồi hương tránh dịch: Đường về nhà gian nan

Lao động nghèo hồi hương tránh dịch: Đường về nhà gian nan

VOV.VN - Nhiều ý kiến tranh luận về việc đón hay không đón dòng người từ các địa phương có dịch trở về quê hương. Cần làm gì trong lúc này?