Thực hiện linh hoạt 5K để giảm nguy cơ tái nhiễm COVID-19

VOV.VN - Theo các bác sĩ điều trị COVID-19, người đã nhiễm chủng Omicron vẫn có thể tái nhiễm với chính chủng này nhưng với biến thể phụ khác.

Người từng mắc COVID-19 sẽ có khả năng miễn dịch tự nhiên và trong giai đoạn phục hồi, hệ miễn dịch tích cực tiêu diệt tận gốc virus, tạo ra các kháng thể cần thiết để ngăn ngừa cơ thể khỏi bị tái nhiễm trong tương lai. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, khả năng miễn dịch tự nhiên vẫn ở mức cao nhất trong 3-5 tháng sau khi khỏi bệnh, rồi bắt đầu suy giảm. Khi đó, số lượng kháng thể ít dần, mức độ miễn dịch thấp khiến cơ thể có nguy cơ tái nhiễm. 

Nhiều chuyên gia đánh giá, biến thể Omicron đang được xem là nguyên nhân chính khiến tình trạng tái nhiễm COVID-19 gia tăng, do trước đó nhiễm biến thể Delta. Ths.BS Nguyễn Thu Hường, Trưởng đơn nguyên chống dịch, BV Thanh Nhàn (Hà Nội) cảnh báo: “Thực tế thăm khám các trường hợp cho thấy, trong khoảng 15 ngày đến 1 tháng sau khi khỏi COVID-19, bệnh nhân đã có thể tái nhiễm. Tỷ lệ tái nhiễm của người dân ở thời điểm này với chủng Omicron khá cao. Tái nhiễm xảy ra trong thời gian càng ngắn, dù kháng thể của người bệnh rất cao nhưng vẫn rất mệt mỏi và các triệu chứng có thể nặng hơn so với lần trước”.

Theo BS. Nguyễn Thu Hường, đặc biệt, người đã nhiễm chủng Omicron nhưng vẫn có thể tái nhiễm lần nữa với chính Omicron nhưng với biến thể phụ khác. Hiện chủng Omicron được phát hiện có các biến thể phụ là: BA.1, BA.2, BA.3. Thực tế hiện nay cho thấy, những người từng nhiễm biến chủng ban đầu của Omicron là BA.1, có thể nhiễm tiếp chủng BA.2.

Tất cả các đối tượng, ở mọi lứa tuổi, nếu có tiếp xúc nguồn lây đều có thể tái nhiễm với SARS-CoV-2; trong đó, đối tượng có nguy cơ tái nhiễm cao hơn là người già, người bị suy giảm miễn dịch, người có bệnh lý nền và trẻ chưa được tiêm vaccine. Việc tái nhiễm cũng có thể gặp ở người trẻ, vì vậy bất kỳ ai cũng không thể chủ quan, kể cả với người đã từng mắc và đã khỏi bệnh.

Các chuyên gia cũng cảnh báo tình trạng, nhiều người chủ quan khi cho rằng đã từng mắc COVID-19 và đã tiêm đủ 3 mũi vaccine sẽ không bị tái nhiễm. Thực tế, khả năng miễn dịch có được từ vaccine hiệu quả trong vòng 6-9 tháng. Người từng mắc COVID-19 có thể tạo ra các phản ứng miễn dịch khác nhau, tùy thuộc, vào mức độ triệu chứng bệnh, nhẹ, trung bình hoặc nặng. Ngoài ra, miễn dịch tự nhiên cũng suy giảm dần nên cần tiêm vaccine để tăng cường khả năng chống lại COVID-19.

Nhằm tránh nguy cơ tái nhiễm COVID-19, chuyên gia y tế về dự phòng nhấn khuyến cáo, nguyên tắc 5K chính là biện pháp dự phòng cá nhân hiệu quả. Bởi vì, COVID-19 là bệnh truyền nhiễm lây theo đường hô hấp, theo giọt bắn và vẫn có nguy cơ lây cao khi tiếp xúc gần, trong môi trường kín, đám đông... Do đó, tạo thói quen đeo khẩu trang nơi đông người có thể phòng được 50% nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây theo đường hô hấp và khi rửa tay với xà phòng có thể phòng được tới 44% các bệnh lây qua đường tiêu hoá và hô hấp.

Song các chuyên lưu ý, người dân cần hiểu và linh hoạt khi thực hiện 5K, thực hiện ở đâu và khi nào. Cụ thể, khi ăn uống thì không thể đeo khẩu trang, nhưng phải đảm bảo được giãn cách. Theo đó, tùy từng hoàn cảnh cụ thể để thực hiện “K” phù hợp và đảm bảo hiệu quả phòng, chống dịch./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cấp hộ chiếu vaccine điện tử: “Người dân chỉ cần đi tiêm và khai báo thông tin”
Cấp hộ chiếu vaccine điện tử: “Người dân chỉ cần đi tiêm và khai báo thông tin”

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, về quy trình, người dân chỉ cần đi tiêm chủng và khai báo thông tin chính xác. Các cơ sở tiêm chủng phải chịu trách nhiệm về việc rà soát các thông tin, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực thông tin của người dân. 

Cấp hộ chiếu vaccine điện tử: “Người dân chỉ cần đi tiêm và khai báo thông tin”

Cấp hộ chiếu vaccine điện tử: “Người dân chỉ cần đi tiêm và khai báo thông tin”

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, về quy trình, người dân chỉ cần đi tiêm chủng và khai báo thông tin chính xác. Các cơ sở tiêm chủng phải chịu trách nhiệm về việc rà soát các thông tin, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực thông tin của người dân. 

Cả nước ghi nhận thêm 130.735 ca mắc COVID-19 mới
Cả nước ghi nhận thêm 130.735 ca mắc COVID-19 mới

VOV.VN - Tính từ 16h ngày 21/3 đến 16h ngày 22/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 130.735 ca nhiễm mới, giảm 978 ca so với ngày trước đó.

Cả nước ghi nhận thêm 130.735 ca mắc COVID-19 mới

Cả nước ghi nhận thêm 130.735 ca mắc COVID-19 mới

VOV.VN - Tính từ 16h ngày 21/3 đến 16h ngày 22/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 130.735 ca nhiễm mới, giảm 978 ca so với ngày trước đó.

Tái nhiễm Covid-19 có nặng hơn?
Tái nhiễm Covid-19 có nặng hơn?

VOV.VN - Câu chuyện tái nhiễm Covid-19 được nhắc đến nhiều trong thời điểm này khi một số người đã khỏi Covid-19 nhưng không lâu sau lại nhiễm lại. Thậm chí, có người tái nhiễm chỉ sau 10 ngày khỏi bệnh. Vậy, trên thực tế, tái nhiễm Covid-19 có đáng ngại?

Tái nhiễm Covid-19 có nặng hơn?

Tái nhiễm Covid-19 có nặng hơn?

VOV.VN - Câu chuyện tái nhiễm Covid-19 được nhắc đến nhiều trong thời điểm này khi một số người đã khỏi Covid-19 nhưng không lâu sau lại nhiễm lại. Thậm chí, có người tái nhiễm chỉ sau 10 ngày khỏi bệnh. Vậy, trên thực tế, tái nhiễm Covid-19 có đáng ngại?

Khi nào F0 nhiễm Omicron điều trị tại nhà cần đến bệnh viện?
Khi nào F0 nhiễm Omicron điều trị tại nhà cần đến bệnh viện?

VOV.VN - Biến chủng Omicron ít gây bệnh nặng so với Delta. Tuy nhiên, F0 vẫn cần lưu ý về vấn đề dùng thuốc, cách ly và theo dõi những dấu hiệu trở nặng. Vậy, với F0 nhiễm Omicron điều trị tại nhà lưu ý gì để biết thời điểm nào cần phải đến bệnh viện?

Khi nào F0 nhiễm Omicron điều trị tại nhà cần đến bệnh viện?

Khi nào F0 nhiễm Omicron điều trị tại nhà cần đến bệnh viện?

VOV.VN - Biến chủng Omicron ít gây bệnh nặng so với Delta. Tuy nhiên, F0 vẫn cần lưu ý về vấn đề dùng thuốc, cách ly và theo dõi những dấu hiệu trở nặng. Vậy, với F0 nhiễm Omicron điều trị tại nhà lưu ý gì để biết thời điểm nào cần phải đến bệnh viện?