Tiền Giang chủ động phòng, chống hạn mặn từ cuối mùa mưa

VOV.VN - Hiện nay, lượng mưa giảm dần, sắp đến mùa khô, chính quyền và người dân tỉnh Tiền Giang đang chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán, mặn xâm nhập có thể xảy ra.

Theo Đài khí tượng thủy văn Tiền Giang, tình hình hạn mặn năm nay có khả năng tương đương với mùa khô năm ngoái. Vì thế, công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang khẩn trương tổ chức tu sửa, bảo trì hơn 180 cống đập do đơn vị quản lý  nhằm thực hiện tốt chức năng ngăn mặn, trữ ngọt với kinh phí đầu tư khoảng 4 tỷ đồng.

Các công trình này có khả năng trữ 20 triệu mét khối nước ngọt để phục vụ 22.000 ha lúa Đông Xuân và hàng nghìn ha hoa màu, vườn cây ăn trái vùng ngọt hóa Gò Công. Ngoài ra công ty chủ động vận hành cống đập, xổ xả cho nguồn nước lưu thông, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Ông Đỗ Thành Sơn, Phó Giám đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Tiền Giang cho biết: "Tới thời điểm này, để đảm bảo ngăn mặn, công ty tiến hành sửa chữa các cửa cống, kể cả các cống ở phía Tây, đến cuối tháng 11/2021, để phòng ngừa mặn xâm nhập từ cửa sông Hàm Luông (tỉnh Bến Tre). Để chuẩn bị lấy nước phục vụ lúa Đông Xuân công ty cho bảo trì hệ thống bơm thủy lực tại cửa cống Xuân Hòa, kiểm tra hệ thống đóng mở cống Rạch Chợ, chuẩn bị khai thác tối đá 2 cống này. Đặc biệt công tác tích trữ nước trước thời gian cống Xuân Hòa đóng ngăn mặn, thời gian tích trữ nước dự kiến giữa tháng 12/2021 đến hết tháng 1/2022".

Rút kinh nghiệm từ các năm trước, hiện nay chính quyền và nhà vườn ven sông Tiền thuộc các huyện Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè của tỉnh Tiền Giang chủ động nạo vét kênh mương, đào giếng, gia cố hệ thống bờ bao, cống đập quyết tâm bảo vệ hàng chục nghìn ha vườn cây đặc sản như sầu riêng, hồng xiêm, mít... tuyệt đối không bơm, tưới nước có độ mặn trên 1 phần nghìn vào vườn cây.

Ông Dương Văn Đây, chủ 2 ha vườn cây sầu riêng đang ra hoa tại ấp Long Quới, xã Ngũ Hiệp, huyện Cây Lây chia sẻ: "Dự kiến năm nay có lẽ nước mặn đến, mưa hết sớm rất sợ. Bà con bây giờ phòng thủ sẵn, nếu nước mặn đến sẽ đối phó liền. Nếu nước mặn đến mình đóng bọng là xong, kênh mương mình đã nạo vét sâu hết. Cây nước phục vụ thì tôi khoan thêm 1 giếng nữa hiện tại đã có 4 giếng để phục vụ cho bà con khỏi phải lo ngại".

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, công tác thủy lợi nội đồng hiện nay được các địa phương quan tâm, thực hiện để dự trữ nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Tiền Giang được Trung ương hỗ trợ kinh phí thi công nạo vét 12 tuyến kênh có quy mô lớn ở vùng ngọt hóa Gò Công và huyện Chợ Gạo với lượng đất đào lên hơn 1,6 triệu mét khối.        

Ngoài ra, UBND tỉnh còn cho chủ trương để các huyện, thành, thị nạo vét, khai thông dòng chảy hơn 40 công trình  hủy lợi. Đặc biệt, từ trước mùa khô tỉnh Tiền Giang sẽ khởi công xây dựng 2 cống ngăn mặn có quy mô lớn là cống Phú Phong và cống Rạch Gầm (tại huyện Châu Thành). Riêng 8 đập thép dã chiến  để ngăn mặn, trữ ngọt tại các địa phương ven sông Tiền như các năm trước cũng có kế hoạch thi công trước khi mặn về với kinh phí dự trù 35 tỷ đồng.

Ông Ưng Hồng Nghi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh Tiền Giang, cho biết thêm: "Năm nay, cống ngăn mặn Rạch Gầm, Phú Phong dự kiến tháng 12 này sẽ triển khai thi công. Lúa Đông Xuân ở khu vực phía Đông năm nay được thuận lợi hơn năm rồi, là mình có hệ thống kênh rạch mới nạo vét trong năm nay nếu diễn biến hạn mặn như năm 2020-2021 thì đảm bảo nguồn nước.  Vùng cây sầu riêng Tân Phong- Ngũ Hiệp thì hiện nay chủ yếu đấp mấy cái đập và sử dụng 17 cái giếng đã khoan năm rồi, giao huyện lắp đường ống lấy nước đưa xuống kênh rạch nếu mặn đến, và theo dõi độ mặn sông Hàm Luông để có khuyến cáo đối với huyện".

Đối với nước sinh hoạt mùa khô do Tiền Giang có nhà máy nước BOO Đồng Tâm và hệ thống trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn, hàng chục vòi nước công cộng đều khắp, đưa nước sạch về đến vùng xa, vùng hẻo lánh ven biển, vùng cù lao Tân Phú Đông; đồng thời mỗi hộ dân đều có trang bị hồ, bể, túi bọc thậm chí máy xử lý nước mặn thành nước ngọt... nên ít có nguy cơ khan hiếm.

Ở thời điểm này, chính quyền và người dân địa phương đang tập trung chủ động áp dụng các phương án ứng phó với hạn mặn nếu có xảy ra để đảm bảo sản xuất lúa Đông Xuân và gần 80.000 ha vườn cây ăn trái thắng lợi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều vườn cây sầu riêng “né được hạn mặn” trúng mùa, trúng giá
Nhiều vườn cây sầu riêng “né được hạn mặn” trúng mùa, trúng giá

VOV.VN - Nhờ tích cực áp dụng các biện pháp chống hạn mặn mùa khô các năm trước, cây không bị thiệt hại nên hiện nay có nhiều vườn cây sầu riêng ở tỉnh Tiền Giang cho năng suất cao, trúng mùa, trúng giá.

Nhiều vườn cây sầu riêng “né được hạn mặn” trúng mùa, trúng giá

Nhiều vườn cây sầu riêng “né được hạn mặn” trúng mùa, trúng giá

VOV.VN - Nhờ tích cực áp dụng các biện pháp chống hạn mặn mùa khô các năm trước, cây không bị thiệt hại nên hiện nay có nhiều vườn cây sầu riêng ở tỉnh Tiền Giang cho năng suất cao, trúng mùa, trúng giá.

Tiền Giang-Bến Tre ứng phó với hạn mặn như thế nào?
Tiền Giang-Bến Tre ứng phó với hạn mặn như thế nào?

VOV.VN - Hiện nay, chuẩn bị bước vào mùa mưa, độ mặn trên hệ thống sông, rạch ở tỉnh Tiền Giang và Bến Tre giảm dần. Song nguồn nước ngọt tại nhiều khu vực vẫn còn khá dồi dào, chưa có thiệt hại về sản xuất, nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt cơ bản đảm bảo.

Tiền Giang-Bến Tre ứng phó với hạn mặn như thế nào?

Tiền Giang-Bến Tre ứng phó với hạn mặn như thế nào?

VOV.VN - Hiện nay, chuẩn bị bước vào mùa mưa, độ mặn trên hệ thống sông, rạch ở tỉnh Tiền Giang và Bến Tre giảm dần. Song nguồn nước ngọt tại nhiều khu vực vẫn còn khá dồi dào, chưa có thiệt hại về sản xuất, nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt cơ bản đảm bảo.

Quảng Nam đối diện với nguy cơ mất mùa do thiếu nước, hạn mặn
Quảng Nam đối diện với nguy cơ mất mùa do thiếu nước, hạn mặn

VOV.VN - Nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt, hàng nghìn ha lúa mới gieo sạ gần một tháng qua đã đối diện với tình trạng thiếu nước khi bắt đầu héo khô.

Quảng Nam đối diện với nguy cơ mất mùa do thiếu nước, hạn mặn

Quảng Nam đối diện với nguy cơ mất mùa do thiếu nước, hạn mặn

VOV.VN - Nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt, hàng nghìn ha lúa mới gieo sạ gần một tháng qua đã đối diện với tình trạng thiếu nước khi bắt đầu héo khô.