"Tiếp lửa" yêu nước cho học sinh, sinh viên xứ Lạng

VOV.VN - Những tiết học lịch sử trên giảng đường hay các hoạt động về nguồn, tri ân Anh hùng Liệt sỹ và người có công… góp phần khơi dậy và nuôi dưỡng tình yêu quê hương, với đất nước, ý thức chủ quyền dân tộc của thế hệ trẻ. 

Lạng Sơn - tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có nhiều dân tộc anh em chung sống. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn luôn đoàn kết một lòng giữ gìn vẹn toàn chủ quyền biên giới quốc gia. Việc giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên luôn được ngành giáo dục tỉnh Lạng Sơn đặc biệt quan tâm. Những tiết học lịch sử trên giảng đường hay các hoạt động về nguồn, tri ân Anh hùng Liệt sỹ và người có công… góp phần khơi dậy và nuôi dưỡng tình yêu quê hương, với đất nước, ý thức chủ quyền dân tộc của thế hệ trẻ. 

Chỉ vài năm trước, với Nguyễn Minh Quân, học sinh lớp 12A2 trường THPT Việt Bắc (tỉnh Lạng Sơn) giờ học lịch sử có phần tẻ nhạt… Thế nhưng giờ đây, Minh Quân lại trở nên yêu thích những tiết học Lịch sử. Lý giải sự đổi thay này, Minh Quân cho biết: Những bài học lịch sử khô khan, dày đặc các sự kiện và mốc thời gian đã được các thầy giáo, cô giáo biên soạn, lồng ghép vào những câu chuyện kể và cả những môn học khác như Ngữ Văn, Mỹ Thuật, Địa lý...

“Từ đầu năm đến bây giờ chúng em được thầy cô giảng về truyền thống lịch sử của đất nước Việt Nam, những cuộc kháng chiến hào hùng của cha ông ta qua những thời kì… giúp chúng em bổ sung và mở mang thêm được rất nhiều kiến thức. Cá nhân em nhận thức được rằng việc học tập và rèn luyện chính là yêu nước và chúng em sẽ cố gắng học tập tốt hơn nữa để tiếp tục phát huy và kế thừa những gì cha ông ta đã để lại”, bạn Nguyễn Minh Quân chia sẻ.

Hơn 30 năm đứng trên bục giảng và gắn bó với môn Lịch Sử, Nhà giáo ưu tú Mai Quang Vinh, công tác tại Trường THPT Việt Bắc được nhiều thế hệ học sinh yêu quý bởi phương pháp dạy Sử lôi cuốn và sinh động. Thầy Mai Quang Vinh luôn dạy học sinh rằng: Lịch sử hàng nghìn năm của đất nước là minh chứng hùng hồn cho sự đoàn kết, một lòng của các thế hệ cha ông trong công cuộc dựng nước và giữ nước, đặc biệt trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền của đất nước. Kiến thức về lịch sử dân tộc sẽ giúp học sinh có thêm niềm tin, nghị lực vượt qua khó khăn, phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng để trở thành những công dân có ích.

“Nếu như ở Hà Giang có Vị Xuyên, thì ở Lạng Sơn có đỉnh cao 800 gắn liền với cuộc chiến đấu bảo vệ Biên giới phía Bắc. Dạy lịch sử không phải chỉ dạy về quá khứ, mà chúng ta phải cho học sinh biết quá khứ gắn liền với hiện tại, khép lại quá khứ nhưng phải trân trọng và không bao giờ được quên hòa bình, độc lập, tự do với mỗi người dân Việt Nam đã được đánh đổi bằng sự hy sinh của các thế hệ đi trước. Chúng tôi luôn suy nghĩ rằng dạy Sử cho học sinh để các em biết rằng việc thiết thực nhất là cần học tập và rèn luyện bởi đó cũng là yêu nước, cũng là bảo vệ đất nước”, Nhà giáo ưu tú Mai Quang Vinh cho hay.

Trong giai đoạn hiện nay, các bạn trẻ có thể tiếp cận nhiều nguồn thông tin, trong đó có không ít thông tin xấu, độc. Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức, truyền thống, tinh thần yêu nước càng cần được chú trọng, đúng hướng, phù hợp với từng lứa tuổi và đối tượng. Bà Phan Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn, cho biết, thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn đã nhiều giải pháp tích cực nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ như Xây dựng bộ tài liệu địa phương các cấp với nhiều nội dung lĩnh vực khác nhau trong đó có nội dung lịch sử, truyền thống của Lạng Sơn. Nhiều hoạt động ngoại khóa được các trường học tổ chức bài bản, công phu như chương trình "Vang mãi khúc quân hành; các chuyến tham quan, trải nghiệm tại di tích lịch sử Ải Chi Lăng, Thủy Môn đình, Pháo đài Đồng Đăng, cột mốc Km0 tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị…   

“Những hoạt động trên là sự đổi mới, sáng tạo, thiết thực trong hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử, đã “truyền lửa” và có ý nghĩa to lớn nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của các em học sinh. Điều này còn có ý nghĩa đặc biệt hơn cả đối với những em học sinh sinh sống tại những địa phương giàu truyền thống cách mạng, hay những em tại khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới còn nhiều khó khăn. Qua đó giúp các em thêm tự hào về truyền thống yêu nước của cha anh, từ đó nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước và hình thành ý thức sẵn sàng bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc của thế hệ trẻ”, bà Phan Mỹ Hạnh chia sẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Học sinh lớp 6 sẽ được học tích hợp liên môn Lịch sử - Địa lý, Khoa học tự nhiên?
Học sinh lớp 6 sẽ được học tích hợp liên môn Lịch sử - Địa lý, Khoa học tự nhiên?

VOV.VN - Theo chương trình GDPT mới, từ năm học 2021-2022, học sinh lớp 6 sẽ được học tích hợp liên môn Lịch sử - Địa lý, Khoa học tự nhiên thay vì các môn đơn lẻ như trước đây.

Học sinh lớp 6 sẽ được học tích hợp liên môn Lịch sử - Địa lý, Khoa học tự nhiên?

Học sinh lớp 6 sẽ được học tích hợp liên môn Lịch sử - Địa lý, Khoa học tự nhiên?

VOV.VN - Theo chương trình GDPT mới, từ năm học 2021-2022, học sinh lớp 6 sẽ được học tích hợp liên môn Lịch sử - Địa lý, Khoa học tự nhiên thay vì các môn đơn lẻ như trước đây.

Hội thảo khoa học “Chiến thắng Đường 9- Nam Lào 1971- Giá trị lịch sử và hiện thực"
Hội thảo khoa học “Chiến thắng Đường 9- Nam Lào 1971- Giá trị lịch sử và hiện thực"

VOV.VN - Nhân Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào 1971, sáng nay (19/3), Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào 1971 - Giá trị lịch sử và hiện thực”.

Hội thảo khoa học “Chiến thắng Đường 9- Nam Lào 1971- Giá trị lịch sử và hiện thực"

Hội thảo khoa học “Chiến thắng Đường 9- Nam Lào 1971- Giá trị lịch sử và hiện thực"

VOV.VN - Nhân Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào 1971, sáng nay (19/3), Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào 1971 - Giá trị lịch sử và hiện thực”.