Tuyển sinh đại học 2022: Điểm thi càng cao điểm ưu tiên càng ít

VOV.VN - Theo quy chế tuyển sinh năm 2022 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố, một trong những điểm mới đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều là thay đổi trong cách tính điểm ưu tiên khu vực của thí sinh khi xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Đối với các em đạt từ 22,5 điểm trở lên, điểm ưu tiên khi xét tuyển đại học sẽ được giảm dần đều cho đến khi điểm thi là 30 điểm thì điểm ưu tiên bằng 0. Quy chế sẽ được áp dụng từ năm 2023 nhằm tránh tình trạng thí sinh đạt 30 điểm vẫn trượt đại học như năm trước. Tuy nhiên, sự thay đổi nhằm mục tiêu đảm bảo công bằng thì lại gây ra lo ngại về mất công bằng cho thí sinh.

Dù đạt 30 điểm, nhiều thí sinh vẫn không trúng tuyển vào ngành yêu thích. Đó là tình trạng đã diễn ra trong mùa tuyển sinh năm ngoái và có thể sẽ vẫn tái diễn trong mùa tuyển sinh năm nay. Vì thế, chính sách cộng điểm ưu tiên theo hướng sẽ giảm dần đều đối với các thí sinh đạt từ 22,5 điểm trở lên sẽ là niềm vui với các thí sinh ở vùng không được cộng điểm ưu tiên (thí sinh khu vực 3).

Em Phạm Minh Hùng, học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh, thành phố Hà Nội bày tỏ: "Đó là chính sách vô cùng hợp lý vì nó sẽ đem lại sự công bằng cho tất cả học sinh và sẽ không ai phải chịu thiệt thòi trong các ngành nghề mà mình muốn vào nữa".

Niềm vui với các học sinh ở khu vực 3, nhưng lại là lo ngại với học sinh giỏi ở vùng 1, vùng 2, vốn được đang được cộng điểm ưu tiên khi xét tuyển đại học theo điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Bởi theo quy chế mới thì điểm thi càng cao thì điểm ưu tiên càng ít và khi thí sinh đạt điểm thi là 30 thì sẽ không được cộng điểm ưu tiên.

Như vậy, dù các em cùng học tập trong một điều kiện, môi trường dạy học giống nhau thì mức điểm được ưu tiên của mỗi thí sinh lại khác nhau tùy theo điểm thi mà các em đạt được.

"Em thấy không công bằng. Tại vì mình đạt điểm cao hơn thì lại được cộng điểm ít hơn. Vì trong trường học tập giống nhau, cùng thầy cô dạy và chế độ như nhau thì bạn học tốt hơn lại được công điểm ít hơn mà trong khi đó bạn học kém hơn lại được cộng điểm nhiều hơn thì đó là điều không công bằng", em Nguyễn Thị Nhung và em Vàng Mí Xú, tỉnh Hà Giang nêu quan điểm.

Không chỉ các học sinh băn khoăn mà phương án thay đổi cách tính điểm ưu tiên khu vực trong quy chế mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố cũng khiến nhiều chuyên gia bất ngờ, thậm chí cho rằng không hợp lý. Lý do là việc điều chỉnh điểm ưu tiên khu vực sẽ đảm bảo công bằng cho thí sinh vùng 3 (thí sinh không được cộng điểm ưu tiên khu vực), nhưng sẽ lại gây ra bất công với thí sinh vùng 1, vùng 2.

Theo Giáo sư Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, mấu chốt của vấn đề công bằng không phải là cộng bao nhiêu điểm mà quan trọng là ở mức độ phân hóa của đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

"Để hạn chế được vấn đề có điểm cao mà vẫn trượt đại học thì đấy là vấn đề phân hóa đề thi phải rất sát, làm sao có thể đạt được mục tiêu là tốt nghiệp THPT nhưng phân loại được thí sinh để thí sinh có thể xứng đáng, các trường đại học có thể yên tâm dùng kết quả đó để xét tuyển vào đại học", GS Nguyễn Đình Đức nói.

Trước lo ngại mức điểm ưu tiên khác nhau với thí sinh cùng một vùng miền, Phó Giáo sư Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, việc cộng điểm ưu tiên khu vực ở mức điểm đồng đều như nhau là có sự bình đẳng chứ không đảm bảo được sự công bằng khi xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp. Công bằng ở đây cần được hiểu là sự công bằng trong cạnh tranh vào các ngành, các trường ở mức tương đương nhau.

"Không chỉ là cào bằng theo điều kiện từng khu vực mà còn phải căn cứ vào mức độ khó khăn, cần hỗ trợ của từng đối tượng. Ví dụ trong một khu vực một gia đình ít khó khăn hơn một gia đình khác thì tất nhiên là cũng sẽ hỗ trợ ít hơn, thậm chí không cần hỗ trợ", bà Thủy nói.

Điểm ưu tiên khu vực (căn cứ vào hộ khẩu thường trú) khi xét tuyển đại học là chính sách nhân văn của Nhà nước dành cho học sinh vùng khó khăn. Chính sách này được Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng từ lâu, nhưng những bất cập từ chính sách này mới chỉ nảy sinh trong 2 năm gần đây. Vì vậy, cách lý giải cho phương án đổi mới trong cách tính điểm ưu tiên để đảm bảo công bằng cho thí sinh liệu có hợp lý. Câu hỏi này vẫn đang để ngỏ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công thức tính điểm ưu tiên khi xét tuyển đại học năm 2023 thí sinh cần biết
Công thức tính điểm ưu tiên khi xét tuyển đại học năm 2023 thí sinh cần biết

VOV.VN - Năm 2023, dự kiến, mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng khi xét tuyển ĐH đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên được giảm tuyến tính. Khi thí sinh đạt tổng 3 môn là 30 điểm thì điểm ưu tiên bằng 0.

Công thức tính điểm ưu tiên khi xét tuyển đại học năm 2023 thí sinh cần biết

Công thức tính điểm ưu tiên khi xét tuyển đại học năm 2023 thí sinh cần biết

VOV.VN - Năm 2023, dự kiến, mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng khi xét tuyển ĐH đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên được giảm tuyến tính. Khi thí sinh đạt tổng 3 môn là 30 điểm thì điểm ưu tiên bằng 0.

Các trường đại học đẩy mạnh tư vấn tuyển sinh, giúp thí sinh chọn trường, chọn ngành
Các trường đại học đẩy mạnh tư vấn tuyển sinh, giúp thí sinh chọn trường, chọn ngành

VOV.VN - Hiện học sinh lớp 12 đang trong quá trình cân nhắc lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng. Lựa chọn như thế nào cho phù hợp với sở thích cũng như năng lực bản thân là băn khoăn của hầu hết các học sinh.

Các trường đại học đẩy mạnh tư vấn tuyển sinh, giúp thí sinh chọn trường, chọn ngành

Các trường đại học đẩy mạnh tư vấn tuyển sinh, giúp thí sinh chọn trường, chọn ngành

VOV.VN - Hiện học sinh lớp 12 đang trong quá trình cân nhắc lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng. Lựa chọn như thế nào cho phù hợp với sở thích cũng như năng lực bản thân là băn khoăn của hầu hết các học sinh.

Xét tuyển đại học: Bộ lọc ảo chung, các trường vẫn hoàn toàn chủ động tuyển sinh
Xét tuyển đại học: Bộ lọc ảo chung, các trường vẫn hoàn toàn chủ động tuyển sinh

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết việc lọc ảo chung không hề phức tạp hơn các năm trước, các trường vẫn chủ động trong tuyển sinh.

Xét tuyển đại học: Bộ lọc ảo chung, các trường vẫn hoàn toàn chủ động tuyển sinh

Xét tuyển đại học: Bộ lọc ảo chung, các trường vẫn hoàn toàn chủ động tuyển sinh

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết việc lọc ảo chung không hề phức tạp hơn các năm trước, các trường vẫn chủ động trong tuyển sinh.

Tuyển sinh đại học năm 2022: Các trường hoàn toàn tự chủ xét tuyển
Tuyển sinh đại học năm 2022: Các trường hoàn toàn tự chủ xét tuyển

VOV.VN - Lần đầu tiên tất cả các phương thức xét tuyển của các cơ sở giáo dục đại học được đưa lên hệ thống lọc ảo chung trong mùa tuyển sinh năm nay.

Tuyển sinh đại học năm 2022: Các trường hoàn toàn tự chủ xét tuyển

Tuyển sinh đại học năm 2022: Các trường hoàn toàn tự chủ xét tuyển

VOV.VN - Lần đầu tiên tất cả các phương thức xét tuyển của các cơ sở giáo dục đại học được đưa lên hệ thống lọc ảo chung trong mùa tuyển sinh năm nay.

Nhiều phương thức xét tuyển, thí sinh cân nhắc kỹ để có cơ hội vào đại học
Nhiều phương thức xét tuyển, thí sinh cân nhắc kỹ để có cơ hội vào đại học

VOV.VN - Giữa “ma trận” phương thức xét tuyển như hiện nay, thí sinh cần đăng ký nguyện vọng và lựa chọn ra sao để tránh sa vào những ngành học không phù hợp.

Nhiều phương thức xét tuyển, thí sinh cân nhắc kỹ để có cơ hội vào đại học

Nhiều phương thức xét tuyển, thí sinh cân nhắc kỹ để có cơ hội vào đại học

VOV.VN - Giữa “ma trận” phương thức xét tuyển như hiện nay, thí sinh cần đăng ký nguyện vọng và lựa chọn ra sao để tránh sa vào những ngành học không phù hợp.