Vỉa hè, lòng đường Hà Nội bị chiếm dụng đến bao giờ?

VOV.VN - Cùng với tình trạng xây dựng sai phép, không phép, việc quản lý, sử dụng lòng đường, vỉa hè đang là vấn đề thách thức đối với Hà Nội. Sau những lần ra quân rầm rộ, lập lại trật tự kỷ cương thì vỉa hè, lòng đường tại hầu hết tại các tuyến phố khu vực nội đô Hà Nội lại bị lấn chiếm.

 

 

Hàng quán, ô tô xe máy vây kín vỉa hè, lòng đường, mái che, mái vẩy choán cả không gian giao thông là thực trạng đang xảy ra tại hầu khắp các tuyến phố trên địa bàn Thủ đô như phố Trương Định (đoạn từ Ngã Tư Tân Mai đến cầu Sét), khu vực quanh hồ Phương Liệt (quận Thanh Xuân), phố Trần Đại Nghĩa (ngay trước UBND phường Trương Định), đường La Thành, Chùa Láng, phố Bà Triệu, Trần Hưng Đạo…

Tại phố Trương Định (đoạn từ Ngã Tư Tân Mai đến cầu Sét), nơi vỉa hè rộng hơn 1m gần như đã bị các hộ dân ở đây chiếm dụng hoàn toàn để kinh doanh, buôn bán muôn loại hàng hoá. Trong đó, nguy hiểm nhất là tình trạng bốc xếp vật liệu xây dựng, sắt thép ngay giữa lòng đường trong khung giờ giao thông cao điểm đã gây ùn tắc, tiềm ẩn tai nạn.

Ông Trần Văn Liêm, trú tại phường Giáp Bát bức xúc: "Mỗi lần đi qua đoạn đường này, tôi thấy rất nguy hiểm khi những ống sắt thép được bốc dỡ chắn cả đường đi. Tình trạng này rất lâu rồi mà không hiểu sao không thấy ai xử lý".

Việc lòng đường, vỉa hè bị tái chiếm, nhan nhản bãi trông giữ xe không phép trên địa bàn Hà Nội vẫn ngang nhiên tồn tại đã phản ánh sự thiếu quyết liệt, nếu không nói là làm ngơ của chính quyền địa phương, ngành chức năng thành phố trong xử lý vi phạm. Trong đó, vỉa hè, lòng đường luôn là nơi “nóng bỏng” về vi phạm trật tự đô thị. Dù đóng vai trò là lối dành riêng cho người đi bộ, nhưng thực thế tại Thủ đô cho thấy, vỉa hè ở hầu khắp các tuyến phố đang hoán đổi thành nơi kinh doanh, thu lợi cho một bộ phận cá nhân. Người dân thành phố ngày ngày luôn phải chứng kiến cảnh ô tô, xe máy vây kín vỉa hè phố Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Đình Chiểu, La Thành; thậm chí ô tô đỗ cả ngày lẫn đêm ngay cả trên cầu (như tại cầu Khỉ - nối đường Giải Phóng và phố Nguyễn An Ninh).  Hay các điểm trông giữ xe trái phép chiếm cả phần đường, bến đỗ xe buýt cũng rất phổ biến.

Ông Hà Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho biết: "Quận Đống Đa là địa bàn có nhiều tuyến phố. Những nơi còn tồn tại, lấn chiếm vỉa hè lòng đường, chúng tôi thường xuyên yêu cầu ngành chức năng, các phường tăng cường kiểm tra, nhắc nhở xử lý".

Nhiều ý kiến cho rằng, vỉa hè lòng đường bị chiếm dụng, mà đặc biệt là biến thành bãi trông giữ ô tô (có phép có, không phép có) là cái giá mà Hà Nội phải trả cho thực trạng quy hoạch thiếu đồng bộ, điều chỉnh quy hoạch tuỳ tiện. Chung cư, nhà cao tầng mọc lên chóng mặt, nhưng quỹ đất đô thị dành cho giao thông chỉ ở mức 10%, (bằng khoảng một nửa so với yêu cầu). Cùng với đó, tốc độ tăng của ô tô (khoảng 10,2%/năm) và xe máy (khoảng 6,7%/năm) đã làm cho tình trạng ùn tắc giao thông, quỹ đất giao thông tĩnh càng trở nên chật chội.

Ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết: "Thực trạng giao thông tĩnh trên địa bàn các quận hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hiện diện tích đất dành cho giao thông tĩnh và điểm đỗ xe mới đáp ứng được khoảng trên 10%".

Không chỉ bị chiếm dụng làm nơi kinh doanh buôn bán, việc trở thành nơi tập kết, bãi trông giữ ô tô… quá tải trọng đã làm không ít vỉa hè trên các tuyến phố Hà Nội sụt lún, hư hỏng, dù vừa mới được đầu tư, nâng cấp chưa lâu. Đó có thể kể đến vỉa hè các tuyến đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Bà Triệu, Nguyễn Đình Chiểu…

Ông Ngô Thế Anh, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng quận Hai Hà Trưng, chủ đầu tư cải tạo nâng cấp vỉa hè trên địa bàn cho biết: "Thực tế, có những điểm vỉa hè bị bong trốc trong thời gian bảo hành. Vỉa hè những nơi được khai thác thành điểm đỗ ô tô như ở bãi xe ở phố Nguyễn Đình Chiểu là mác bê tông 250 thay vì 150 như nơi bình thường khác để đảm bảo".

Với những gì đang diễn ra, rõ ràng, mục tiêu lập lại trật tự văn minh đô thị của Hà Nội bao năm nay cũng mãi là câu từ khẩu hiệu. Chừng nào vẫn còn tình trạng “ra quân rầm rộ ban đầu, sau đâu lại hoàn đấy” thì Hà Nội chưa thể lấy lại vỉa hè cho người đi bộ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sớm xử lý dứt điểm tình trạng buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ở Lạng Sơn
Sớm xử lý dứt điểm tình trạng buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ở Lạng Sơn

VOV.VN - Thời gian gần đây, trên nhiều số tuyến phố tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn tái diễn tình trạng người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường để kinh doanh buôn bán gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.

Sớm xử lý dứt điểm tình trạng buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ở Lạng Sơn

Sớm xử lý dứt điểm tình trạng buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ở Lạng Sơn

VOV.VN - Thời gian gần đây, trên nhiều số tuyến phố tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn tái diễn tình trạng người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường để kinh doanh buôn bán gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.

Giám đốc doanh nghiệp tự ý thay cây xanh vỉa hè trước cổng nhà mình
Giám đốc doanh nghiệp tự ý thay cây xanh vỉa hè trước cổng nhà mình

VOV.VN - Một Giám đốc doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế đã xây dựng công trình tường rào sai phép, đồng thời khi sửa vỉa hè trước nhà riêng, người này đã bứng 2 cây xanh và thay bằng 2 cây khác gây mất cảnh quan, phá vỡ quy hoạch.

Giám đốc doanh nghiệp tự ý thay cây xanh vỉa hè trước cổng nhà mình

Giám đốc doanh nghiệp tự ý thay cây xanh vỉa hè trước cổng nhà mình

VOV.VN - Một Giám đốc doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế đã xây dựng công trình tường rào sai phép, đồng thời khi sửa vỉa hè trước nhà riêng, người này đã bứng 2 cây xanh và thay bằng 2 cây khác gây mất cảnh quan, phá vỡ quy hoạch.

“Tắc đường” xuất biên, hoa quả đổ đống vỉa hè, bán rẻ như cho
“Tắc đường” xuất biên, hoa quả đổ đống vỉa hè, bán rẻ như cho

VOV.VN - Do gặp khó khăn trong việc xuất khẩu sang Trung Quốc, nhiều loại trái cây hiện được rao bán từ trong chợ, ngoài đường đến trên mạng với mức giá rẻ như cho.

“Tắc đường” xuất biên, hoa quả đổ đống vỉa hè, bán rẻ như cho

“Tắc đường” xuất biên, hoa quả đổ đống vỉa hè, bán rẻ như cho

VOV.VN - Do gặp khó khăn trong việc xuất khẩu sang Trung Quốc, nhiều loại trái cây hiện được rao bán từ trong chợ, ngoài đường đến trên mạng với mức giá rẻ như cho.