Vùng trũng Quốc Oai (Hà Nội) di dời 133 hộ dân bị ngập sâu

VOV.VN - Đến 18h chiều nay (11/9), huyện Quốc Oai đã di dời thành công 133 hộ dân của tại xóm Bến Vôi, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (TP. Hà Nội).

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã xảy ra mưa vừa, mưa to, gió mạng gây ngập úng và hưởng đến nhiều xã.

Cụ thể, huyện có 6 xã bị ảnh hưởng do mưa gây ngập úng, gồm: Cấn Hữu, Phú Cát, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa, Đông Yên, Ngọc Liệp, với 555 hộ (2.471 nhân khẩu). Có 129 hộ (429 nhân khẩu) đã được chuyển về nhà người thân đảm bảo an toàn. Các khu vực bị ngập này vẫn được cấp điện và nước sạch đầy đủ.

Đáng chú ý, có xóm Bến Vôi, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (TP. Hà Nội) bị ngập sâu trong nước.

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử VOV, ông Bùi Đào Hoàng, Trưởng thôn Cấn Hạ, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội cho biết, ngay sau khi bão số 3 tràn về, mực nước sông Tích ngày một dâng cao trên báo động 3 và gây ảnh hưởng tới nhiều hộ dân trong xã, đặc biệt là xóm Bến Vôi. Tính tới chiều 11/9 mực nước nhiều nơi sâu nhất có thể lên tới hơn 1,2m và thấp nhất cũng khoảng 0,5m. Trước tình hình đó, lãnh đạo huyện Quốc Oai yêu cầu các xã cưỡng chế những hộ dân không hợp tác, di dời đến nơi an toàn trước 17h ngày 11/9.

Đến đầu giờ chiều 11/9, công tác di dời đã được tiến hành với sự hỗ trợ của nhiều đơn vị trong xã, huyện và đến 18h công tác di dời đã hoàn thành.

quoc_oai_12.jpg

Theo Thượng tá Trần Đức Chiến – Chính trị viên Ban chỉ huy Quân sự Quốc Oai, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Quốc Oai, ngay chiều 11/9 công tác di dời dân tại xóm Bến Vôi đã được gấp rút triển khai. Đến 18h ngày 11/9, công tác di dời 133 hộ dân đã được hoàn thành và đảm bảo an toàn cho các hộ dân đến nơi ở tạm do xã bố trí. Các đồ đạc, tài sản của dân cũng được lực lượng cứu hộ cứu nạn dọn dẹp và kê cao đảm bảo an toàn.

Sau khi di dời, bà Lê Thị Huê – đội 3, thôn Cấn Hạ, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội kể: “Nước dâng cao nhanh quá nên người dân cũng bất ngờ. Nhưng được sự hỗ trợ của các lực lượng nên cũng đã di chuyển đồ đạc, tài sản kịp thời lên các chỗ cao. Người thì cũng di dời hết ra ngoài để đảm bảo an toàn. Vẫn may là không bị mất gì và con người không ai bị sao”.

Bên cạnh đó, huyện huy động hơn 500 người, gồm lực lượng quân sự và nhân dân thôn Liệp Mai (xã Ngọc Liệp) đắp chống tràn bờ bao Liệp Mai ngay trong đêm 10/9; tổ chức di dời 89 hộ với 270 nhân khẩu ở thôn 2, xã Phú Cát về nhà người thân, đảm bảo an toàn, khi nước sông Tích tiếp tục dâng cao.

Theo lãnh đạo xã Phú Cát, trên địa bàn xã có xóm Phú Cao thuộc thôn 2 là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất do lũ. Toàn bộ xóm đã bị cô lập và chìm trong biển nước với 31 hộ dân, 113 nhân khẩu. Tới 14h ngày 11/9 địa phương đã vận động di dời được 100 người di chuyển tới địa điểm an toàn do UBND xã chuẩn bị và hiện đang tiếp tục vận động nốt 13 người dân còn lại di chuyển tới nơi an toàn.

Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Quốc Oai, đến ngày 11/9, huyện có nhiều diện tích hoa màu bị hư hại, 33 cột điện đổ hư hỏng, hàng chục nhà bị tốc mái và một số đoạn đường giao thông bị hư hỏng; nhiều phòng học, phòng chức năng bị tốc mái, 88m tường bao tại các trường học bị đổ, trên 500 cây xanh bị gãy, đổ trong khuôn viên trường học. Hiện tại, trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường bị ngập, bờ đê Ngọc Phúc có hiện tượng bị rạn nứt khoảng 25m và đã xử lý theo phương châm “4 tại chỗ” và cho phủ bạt, tránh thẩm thấu, tiếp tục theo dõi.

Các tuyến đê song Tích tại các xã: Ngọc Liệp, Phú Cát, Hòa Thạch, Đông Yên một số điểm bị tràn. Ban chỉ huy PCTT & TKCN của huyện, UBND các xã đã huy động lực lượng hơn 800 người là dân quân tự vệ, nhân dân các thôn, xóm; huy động hơn 120 cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 102, Sư đoàn 308…tham gia đắp bao tải đất chống tràn. Huy động hơn 10.000 bao tải, 200m3 đất, 200 bao đá; các phương tiện máy móc…hỗ trợ các xã để thực hiện công tác chống tràn.

Lãnh đạo huyện cũng chỉ đạo Xí nghiệp Thủy lợi Quốc Oai chủ động vận hành liên tục 13/16 trạm bơm tiêu với 50 tổ máy hoạt động. 

Hiện các tuyến đường bị ngập trên địa bàn huyện: Cầu Tân Phú, cầu Đại Thành ngập sâu 0,4m; đường tỉnh lộ 421B đoạn từ thôn Cấn Thượng đi Đông Yên ngập sâu 1m; cầu 72 thuộc địa phận xã Cộng Hòa ngập sâu 0,3m…

Tuyến đê sông Tích đoạn qua xã Ngọc Phúc có hiện tượng bị rạn nứt bề mặt đê khoảng 50m, sâu khoảng 60cm.

Ngoài ra, huyện Quốc Oai chỉ đạo các đơn vị thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, thông tin cảnh báo kịp thời đến người dân; chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, phù hợp; di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra, đặc biệt lưu ý tại các xã Đông Xuân, Phú Mãn, Đông Yên, Phú Cát, Đồng Quang, Cộng Hòa…là nơi có các sườn đồi tập trung đông dân cư.

Các xã có đê như: Cấn Hữu, Tuyết Nghĩa, Phú Cát, Sài Sơn, Đồng Quang, Tân Hòa... sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện để hộ đê, kịp thời xử lý các sự cố đê điều ngay từ giờ đầu; tổ chức trực ban 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ tình hình, tổng hợp toàn diện tình hình ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, thiên tai trên địa bàn huyện.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đảm bảo an toàn di tích Cố đô Huế trong mùa mưa bão
Đảm bảo an toàn di tích Cố đô Huế trong mùa mưa bão

VOV.VN - Cố đô Huế có hàng trăm công trình, di tích, kiến trúc, cổ vật hàng trăm năm tuổi dễ bị tác động của thiên tai. Vào mùa mưa bão, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các địa phương chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn di tích và khách tham quan.

Đảm bảo an toàn di tích Cố đô Huế trong mùa mưa bão

Đảm bảo an toàn di tích Cố đô Huế trong mùa mưa bão

VOV.VN - Cố đô Huế có hàng trăm công trình, di tích, kiến trúc, cổ vật hàng trăm năm tuổi dễ bị tác động của thiên tai. Vào mùa mưa bão, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các địa phương chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn di tích và khách tham quan.

Tránh nguy cơ vỡ đê và ngập lụt, Nam Định di dời khẩn cấp hàng nghìn người dân
Tránh nguy cơ vỡ đê và ngập lụt, Nam Định di dời khẩn cấp hàng nghìn người dân

VOV.VN - Các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Nam Định đang di dời khẩn cấp hàng nghìn người dân để tránh nguy cơ vỡ đê và ngập lụt.

Tránh nguy cơ vỡ đê và ngập lụt, Nam Định di dời khẩn cấp hàng nghìn người dân

Tránh nguy cơ vỡ đê và ngập lụt, Nam Định di dời khẩn cấp hàng nghìn người dân

VOV.VN - Các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Nam Định đang di dời khẩn cấp hàng nghìn người dân để tránh nguy cơ vỡ đê và ngập lụt.

Tuyên Quang nỗ lực khắc phục sự cố vỡ hơn 10m đê ở huyện Sơn Dương
Tuyên Quang nỗ lực khắc phục sự cố vỡ hơn 10m đê ở huyện Sơn Dương

VOV.VN - Chính quyền địa phương và lực lượng chức năng đã nhanh chóng khắc phục, xử lý sự cố vỡ đê ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Tuyên Quang nỗ lực khắc phục sự cố vỡ hơn 10m đê ở huyện Sơn Dương

Tuyên Quang nỗ lực khắc phục sự cố vỡ hơn 10m đê ở huyện Sơn Dương

VOV.VN - Chính quyền địa phương và lực lượng chức năng đã nhanh chóng khắc phục, xử lý sự cố vỡ đê ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.