Tín dụng chính sách mở lối phát triển kinh tế cho bà con vùng cao

VOV.VN - Tín dụng chính sách không chỉ là người bạn đồng hành của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên dãy Trường Sơn mà còn là bệ đỡ giúp chính quyền các địa phương thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Tại tỉnh Quảng Ngãi, từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều bà con ở vùng sâu, vùng xa đã được mở lối, vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên vùng đất khó.

Gia đình ông Phạm Văn Đương, dân tộc H’Re gần 10 năm trước còn là một trong những hộ nghèo khó nhất thôn Gò Rét - Ma Nghít, xã Ba Cung, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Cuộc sống của vợ chồng anh và 2 con nhỏ dựa vào mấy sào sắn, mía nên thường xuyên phải nhận trợ cấp của địa phương. Năm 2015, được cán bộ Tổ tiết kiệm - vay vốn thôn Gò Rét - Ma Nghít vận động, thuyết phục, anh Đương mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ Chương trình cho vay hộ nghèo của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Ba Tơ để đầu tư làm ăn.

Anh Đương cho biết, thời điểm anh mới vay vốn, cây sắn và cây mía trên địa bàn huyện Ba Tơ bị rớt giá liên tục, trong khi đó cây keo giá cao lại dễ tiêu thụ nên anh quyết định đầu tư toàn bộ số vốn vay vào trồng 2,5 ha keo lá tràm. Trong thời gian 5 năm chờ thu hoạch keo, vợ chồng anh trồng thêm lúa, rau màu và chăn nuôi heo Ki, giống heo bản địa để lấy ngắn nuôi dài.

Anh Đương khoe, ngay vụ keo đầu tiên vợ chồng anh đã thu lãi hơn 100 triệu đồng. Sau khi trả nợ ngân hàng, đầu tư mở rộng diện tích trồng keo lên hơn 4 ha. Cứ thế, gia đình anh Đương không chỉ thoát nghèo mà còn có của ăn, của để. Năm 2021, vợ chồng anh xây dựng ngôi nhà mới khang trang, đầy đủ tiện nghi thay thế cho căn nhà phên, vách đất. Ngoài ra, anh còn mua 1 chiếc xe tải chở keo nguyên liệu nên cuộc sống khá dư giả với thu nhập mỗi năm bình quân 150 triệu đồng.

“Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện ba Tơ, vợ chồng tôi đã có cơ hội để trồng rừng, thoát nghèo và vươn lên làm giàu”, anh Đương nói.  

Chị Phạm Thị Mây, dân tộc H’Re ở tổ Uy Năng, thị trấn Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cũng đã vượt qua nghèo đói, trở thành một trong những hộ có thu nhập mỗi năm vài trăm triệu đồng nhờ nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH. Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Ba Tơ cho biết, qua các tổ vay vốn, đến nay đã có hơn 400 hội viên phụ nữ như chị Mây được vốn vay của Ngân hàng CSXH huyện với tổng số tiền trên 24 tỷ đồng.

“Từ nguồn vốn Ngân hàng CSXH, hội viên phụ nữ chăn nuôi, trồng trọt, trồng keo nguyên liệu, qua đó tạo thêm thu nhập. Và qua thu nhập đó chị em sắm sửa được nhiều vật dụng trong gia đình như tivi, tủ lạnh, xã máy và tạo điều kiện cho con em được học hành đến nơi, đến chốn. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tranh thủ nguồn vốn Ngân hàng CSXH, vì đây là kênh chúng tôi dễ dàng tiếp cận nhất để cho chị em vay vốn phát triển kinh tế gia đình ngày càng nhiều”, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết.

Từ chỗ e ngại nợ nần, đến nay, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đã xem Ngân hàng CSXH như người bạn đồng hành, mở lối cho bà con thoát nghèo và vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Ông Trần Thanh Hoàng, Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đến thời điểm hiện tại, đơn vị đã giải ngân kịp thời cho trên 7.700 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách vay hơn 382 tỷ đồng; trong đó, chủ yếu là hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay để trồng rừng, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm với mức vay cao nhất là 100 triệu đồng. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn vay, hàng năm, Ngân hàng CSXH huyện đều thành lập đoàn kiểm tra, rà soát, xác định các đối tượng vay vốn để hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách được hỗ trợ kịp thời.

Theo ông Trần Thanh Hoàng, qua kiểm tra, đánh giá hàng năm cho thấy, hầu hết bà con đều sử dụng vốn vay đúng mục đích. Nhằm tạo thuận lợi cho bà con dễ dàng vay vốn, hạn chế chi phí đi lại, Ngân hàng đã thành lập 19 điểm giao dịch tại tất cả cả 19 xã trên địa bàn. Đồng thời, xây dựng mạng lưới ủy thác qua 54 hội, đoàn thể và 190 tổ tiết kiệm vay vốn tại 93 tổ dân phố, thôn trên địa bàn toàn huyện.

“Ngân hàng trực tiếp nhận hồ sơ tại cơ sở, người dân liên hệ trực tiếp với các Tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn, Tổ trưởng sẽ tổng hợp làm hồ sơ và gửi ngân hàng, trong 3 ngày Ngân hàng sẽ giải ngân cho vay. Tại các điểm giao dịch tại xã đều công khai các thủ tục hành chính như chương trình cho vay, mức vay, thủ tục vay… Nói chung thủ tục rất đơn giản để người dân trên địa bàn, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số đều hiểu và mạnh dạn vay vốn”, ông Trần Thanh Hoàng cho hay.

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 thông qua ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế dưới tán rừng gắn với bảo vệ rừng bền vững tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đến nay, tổng vốn ngân sách huyện Ba Tơ hỗ trợ cho vay đối với hộ nghèo đạt hơn 9 tỷ đồng. Cùng với các chính sách, dự án đầu tư hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, xã nghèo, huyện miền núi này đã huy động mọi nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo theo đúng kế hoạch đề ra. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm bình quân hàng năm hơn 5%. Đặc biệt, qua các nguồn vốn tín dụng chính sách, giờ đây, đồng bào dân tộc thiểu số huyện miền núi Ba Tơ ngày càng chủ động, linh hoạt trong đổi mới phương thức làm ăn để tìm hướng thoát nghèo bền vững. Ngoài những cây trồng, vật nuôi truyền thống, người dân từng bước tìm tòi, học hỏi tiếp cận với những mô hình mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Ông Nguyễn Xuân Vinh, Chủ tịch UBND huyện miền núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, địa phương sắp tới huyện sẽ đầu tư chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho bà con miền núi: “Huyện xác định thế mạnh vẫn là Nông - Lâm nghiệp, trong đó, tập trung trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Được sự giới thiệu của Ban Dân tộc tỉnh, huyện cũng đã làm việc với doanh nghiệp để đầu tư trồng cây tre lấy măng, sau này sẽ xây dựng cơ sở chế biến. Địa phương đã phối hợp với doanh nghiệp xây dựng Hợp tác xã trồng cây sả chanh Ấn Độ kết hợp với sơ chế, chế biến và nuôi heo thảo dược. Được sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và nguồn vốn tín dụng chính sách xây dựng được chuỗi sản xuất như thế này sẽ tạo điều kiện để bà con xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội cho huyện miền núi Ba Tơ”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nữ Đảng viên người Dao tiên phong khai hoang, mở lối thoát nghèo
Nữ Đảng viên người Dao tiên phong khai hoang, mở lối thoát nghèo

VOV.VN - Đảng viên Đặng Thị Dẩn luôn tâm niệm học và làm theo Bác gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế ở địa phương, giúp dân xóa nghèo là việc làm thiết thực nhất.

Nữ Đảng viên người Dao tiên phong khai hoang, mở lối thoát nghèo

Nữ Đảng viên người Dao tiên phong khai hoang, mở lối thoát nghèo

VOV.VN - Đảng viên Đặng Thị Dẩn luôn tâm niệm học và làm theo Bác gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế ở địa phương, giúp dân xóa nghèo là việc làm thiết thực nhất.

Nữ Bí thư, Chủ tịch xã lội ruộng giúp dân thoát nghèo
Nữ Bí thư, Chủ tịch xã lội ruộng giúp dân thoát nghèo

VOV.VN - Nói đến chị Lê Thị Lụa, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, người dân địa phương nhắc ngay tới một nữ cán bộ, đảng viên “dám nghĩ, dám làm”. Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, phóng viên VOV đã phỏng vấn nữ cán bộ tiêu biểu cho tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân này.

Nữ Bí thư, Chủ tịch xã lội ruộng giúp dân thoát nghèo

Nữ Bí thư, Chủ tịch xã lội ruộng giúp dân thoát nghèo

VOV.VN - Nói đến chị Lê Thị Lụa, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, người dân địa phương nhắc ngay tới một nữ cán bộ, đảng viên “dám nghĩ, dám làm”. Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, phóng viên VOV đã phỏng vấn nữ cán bộ tiêu biểu cho tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân này.

Vận dụng linh hoạt chính sách để giảm nghèo bền vững
Vận dụng linh hoạt chính sách để giảm nghèo bền vững

VOV.VN - Huyện miền núi Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đạt được những kết quả giảm nghèo đáng khích lệ nhờ biết vận dụng linh hoạt các chính sách giảm nghèo và sự nỗ lực của người dân.

Vận dụng linh hoạt chính sách để giảm nghèo bền vững

Vận dụng linh hoạt chính sách để giảm nghèo bền vững

VOV.VN - Huyện miền núi Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đạt được những kết quả giảm nghèo đáng khích lệ nhờ biết vận dụng linh hoạt các chính sách giảm nghèo và sự nỗ lực của người dân.