Tình đồng đội giữa thời bình

VOV.VN - Công ty TNHH 25-10 ở huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng hiện có hơn 40 lao động, trong đó hơn 30 thương, bệnh binh, người khuyết tật. Không khuất phục trước khó khăn, những người CCB dù mang vết thương trên cơ thể, sức khỏe giảm sút nhưng vẫn nỗ lực lao động và luôn sẻ chia, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống.

 

Ông Trần Văn Tuấn ở thôn A2, xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng bị thương khi làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia năm 1988. Phục viên trở về địa phương, ông làm nhiều công việc để kiếm sống, chăm lo cho gia đình. Năm 1997, ông Tuấn cùng một số anh em đồng đội, cùng là thương, bệnh binh trên địa bàn huyện Thủy Nguyên thành lập một doanh nghiệp nhỏ, với mục chia sẻ khó khăn, hỗ trợ nhau trong cuộc sống.

"Chúng tôi nghĩ là anh em cứ như thế này thì không biết bao giờ mới hết khó khăn. Mà đất nước mình vừa rất nhiều công việc phải giải quyết, khó khăn chung của xã hội chứ không một đối tượng nào cả, người khỏe mạnh bình thường cũng khó khăn. Chúng tôi nghĩ: Thôi, anh em dựa vào nhau, họp bàn thống nhất thành lập 1 doanh nghiệp để kinh doanh.", ông Tuấn nói.

Công ty TNHH 25-10 ra đời (tên gọi được đặt theo ngày truyền thống của quê hương Thủy Nguyên quật khởi), gồm 7 thành viên ban đầu, đều là thương, bệnh binh. Những người lính trở về từ chiến trường, với nhiệt huyết, bản lĩnh kiên cường của bộ đội cụ Hồ, nhưng lại thiếu kiến thức kinh doanh, thiếu cả vốn liếng. Người có nhiều đóng góp nhiều, người có ít góp vốn ít, mua một số xe công nông để chở vật liệu.

Ông Nguyễn Tấn Cổn, bệnh binh hạng 2/3 ở xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, từng làm kế toán cho một doanh nghiệp, khi đó là người có hiểu biết về kinh doanh nhất.

"Thời điểm đấy, tôi cũng nói với anh em là giờ người bỏ công, người bỏ sức, tôi có kiến thức về quản lý kinh doanh thì tôi sẽ giúp về tài chính kế toán. Chúng tôi có 7 anh em thành lập đầu tiên, phân công nhau ra, mỗi người một mảng. Mới đầu làm vận tải còn nhỏ lẻ, dần dần trong quá trình làm, anh em cũng đoàn kết, bàn bạc với nhau giải quyết. Khi đã “thông” với nhau rồi, quyết tâm làm và làm bằng được", ông Cổn cho biết.  

Tiền “lãi” ban đầu, mọi người không “chia” mà tiếp tục góp vào để mua các tài sản lớn hơn. Sau khi công ty đi vào hoạt động, nhiều thương, bệnh binh trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên biết đến và xin gia nhập.

Đến năm 2002, Chính phủ có chủ trương xoá bỏ xe công nông do mất an toàn giao thông, Công ty TNHH 25-10 đứng trước bước ngoặt chuyển đổi hoặc phải giải thể. Với bản lĩnh kiên cường, không chịu khuất phục của những người lính, các thành viên trong công ty bàn bạc thống nhất tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực vận tải nhưng vay mượn thêm, chuyển sang kinh doanh xe chở vật liệu nhỏ loại 2,5 - 3 tấn.

Giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2007, công ty không ký được hợp đồng kinh doanh tại Hải Phòng, Quảng Ninh, phải mở rộng địa bàn lên tận Lào Cai. Đến thời kỳ dịch bệnh COVID-19, kinh doanh vận tải bị ảnh hưởng, Công ty lại rơi vào “khủng hoảng”, phải thu hẹp phạm vi hoạt động và nhân lực.

Ông Trần Văn Tuấn, hiện đảm nhiệm vai trò Giám đốc Công ty TNHH 25-10 cho biết: trong những giai đoạn khó khăn, những người lính càng thêm gắn bó, động viên nhau, cùng nhau vực dậy công ty; với đặc thù các thành viên trong công ty đều là thương, bệnh binh, mang trên người những vết thương, sức khỏe giảm sút, đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn.

"Chúng tôi cũng rất khó khăn trong tiếp cận thị trường, cũng như trong lao động. Giả sử người ta có sức khoẻ, người ta có thể làm được 7-8 tiếng, nhưng anh em thương binh không làm được như vậy. Ví dụ: bộ phận quản lý này, người ta có thể bố trí 1 người nhưng chúng tôi phải bố trí 2 người để thay nhau. Nhưng mình được một cái là tạo được công ăn việc làm, tạo thu nhập. Mình xác định có sức đến đâu, mình làm đến đấy", ông Tuấn chia sẻ.

Hiện nay, Công ty TNHH 25-10 có hơn 10 xe chở khách, chạy dịch vụ cho các doanh nghiệp, đơn vị ở Hải Phòng và một số địa phương lân cận, cùng nhiều máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất. Từ 7 thành viên ban đầu, số lượng thành viên trong công ty tăng dần, đến nay đã có trên 40 thành viên, trong đó có hơn 30 người là thương, bệnh binh, người khuyết tật, với mức lương trung bình khoảng 6,5 triệu đồng/người/tháng.

Ông Trần Văn Mầm, thương binh hạng 2/4 ở thôn Phúc Nam, xã Lưu Kiếm, huyện Thuỷ Nguyên cho rằng, dù mức thu nhập này không phải là cao so với mặt bằng chung ở Hải Phòng nhưng đã giúp cuộc sống của những các thành viên bớt khó khăn. Quan trọng hơn, anh em, đồng đội luôn động viên, hỗ trợ nhau, không chỉ trong sản xuất, kinh doanh của công ty mà cả trong cuộc sống hàng ngày.

"Chúng tôi tất cả trên 30 anh em thương bệnh binh, nói chung về thu nhập thì cũng không có bao nhiêu nhưng chúng tôi cũng có một chút vốn giúp anh em lúc khó khăn. Những ngày lễ tết chúng tôi cũng có quà; anh em chúng tôi hỗ trợ như lúc đau ốm hỏi thăm, động viên nhau có một chút quà cho anh em. Gia đình khó khăn, chúng tôi cũng có phần trích ra để hỗ trợ cho anh em", ông Mầm nói.

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng hàng năm, Công ty TNHH 25-10 đều duy trì "Quỹ Tình thương", có nhiều hoạt động thăm hỏi, động viên những người khuyết tật, khó khăn, nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn. Bản lĩnh kiên cường, tình đồng đội gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ nhau và hướng về cộng đồng của những thương, bệnh binh, các thành viên Công ty TNHH 25-10 đã giúp công ty vượt qua mọi khó khăn, phát triển ổn định và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiền Giang: Đồng loạt làm lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại cấp xã
Tiền Giang: Đồng loạt làm lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại cấp xã

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2024) sáng nay 27-7, hầu hết các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đều tổ chức lễ tưởng niệm các Anh hùng, liệt sỹ.

Tiền Giang: Đồng loạt làm lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại cấp xã

Tiền Giang: Đồng loạt làm lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại cấp xã

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2024) sáng nay 27-7, hầu hết các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đều tổ chức lễ tưởng niệm các Anh hùng, liệt sỹ.

Nỗ lực hỗ trợ gia đình liệt sỹ ở Yên Bái
Nỗ lực hỗ trợ gia đình liệt sỹ ở Yên Bái

VOV.VN - Với phương châm “Mọi hoạt động hướng về thân nhân liệt sỹ”, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh Yên Bái đã tích cực vận dụng chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước; vận động các nhà hảo tâm, nhà tài trợ ủng hộ vật chất, trang thiết bị giúp gia đình liệt sỹ vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Nỗ lực hỗ trợ gia đình liệt sỹ ở Yên Bái

Nỗ lực hỗ trợ gia đình liệt sỹ ở Yên Bái

VOV.VN - Với phương châm “Mọi hoạt động hướng về thân nhân liệt sỹ”, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh Yên Bái đã tích cực vận dụng chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước; vận động các nhà hảo tâm, nhà tài trợ ủng hộ vật chất, trang thiết bị giúp gia đình liệt sỹ vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Hàng nghìn thanh niên Bắc Kạn, Cao Bằng đồng loạt thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ
Hàng nghìn thanh niên Bắc Kạn, Cao Bằng đồng loạt thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ

VOV.VN - Kỷ niệm 77 năm ngày thương binh liệt sỹ, tối 26/7, tuổi trẻ các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng đã đồng loạt tổ chức chương trình thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ.

Hàng nghìn thanh niên Bắc Kạn, Cao Bằng đồng loạt thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ

Hàng nghìn thanh niên Bắc Kạn, Cao Bằng đồng loạt thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ

VOV.VN - Kỷ niệm 77 năm ngày thương binh liệt sỹ, tối 26/7, tuổi trẻ các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng đã đồng loạt tổ chức chương trình thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ.