Tỉnh Kon Tum cam kết sẽ chi trả hơn 3 tỷ tiền công bảo vệ rừng cho hộ dân

VOV.VN - Sau hơn 3 năm chờ đợi, gần 700 hộ dân ở xã Pờ Ê, huyện Kon Plông đã được Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn hứa giải quyết, chi trả hơn 3 tỷ đồng tiền công tham gia bảo vệ gần 16.000 héc-ta rừng chưa chi trả từ năm 2020. Đâu là nguyên nhân dẫn tới việc tỉnh Kon Tum chậm trễ trong việc chi trả tiền công bảo vệ rừng cho các hộ dân?

Hơn 3 năm qua ít nhất đã 3 lần cử tri thôn Vi Koa, xã Pờ Ê, huyện Kon Plông đề nghị các cấp chi trả tiền công bảo vệ rừng còn thiếu từ năm 2020 cho hộ dân. Giải trình vấn đề này tại kỳ họp lần thứ 7, HĐND tỉnh Kon Tum khoá XII, ông Nguyễn Tấn Liêm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum, cho biết, tổng số tiền chưa chi trả là hơn 3 tỷ 100 triệu đồng. Đây là tiền công còn thiếu của gần 700 hộ dân nhận khoán quản lý bảo vệ gần 16.000 héc- ta rừng từ Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham.

Về nguyên nhân chưa chi trả theo ông Nguyễn Tấn Liêm là do thu không đủ chi: “Trong năm 2020, số tiền dịch vụ môi trường rừng thu được có đơn giá là 205.011 đồng/ha/năm. Số tiền thu này không đảm bảo đơn giá chi trả theo Nghị định 75 là 400.000 đồng/ha/năm như hợp đồng Ban quản lý đã ký kết. Như vậy còn thiếu 194.989 đồng/ha/năm”.

Với lý do ngân sách nhiều khó khăn, phải ưu tiên bố trí cho một số chính sách an sinh xã hội khác nên hơn 3 năm qua tỉnh Kon Tum chưa cân đối được nguồn để chi trả hơn 3 tỷ 100 triệu đồng còn thiếu cho hộ dân. Tại kỳ họp lần thứ 7, HĐND tỉnh Kon Tum khoá XII, trước chất vấn của đại biểu về chậm trễ trong việc chi trả tiền công bảo vệ rừng cho các hộ dân, ông Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đã có lời hứa trước cử tri và đại biểu giải quyết vấn đề này.

“Về vấn đề này, Uỷ ban tỉnh xin hứa với tất cả bà con cử tri cũng như đại biểu, bằng nguồn lực nào đấy Uỷ ban tỉnh sẽ chi trả lại đủ cho bà con. Còn nguồn nào đó thì Uỷ ban tỉnh sẽ tính sau. Có thể nếu không lấy được trong tiền dịch vụ môi trường rừng thì lấy nguồn ngân sách khác. Uỷ ban tỉnh sẽ chi trả đủ cho người dân bởi vì nợ người dân phải chi trả đầy đủ theo quy định của pháp luật”, ông Lê Ngọc Tuấn nói.

Được biết trước đó, vào tháng 9/2021, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã có công văn số 3471 đề xuất 2 Bộ: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính cho phép tỉnh sử dụng kinh phí Trung ương bổ sung mục tiêu năm 2021 để chi trả hơn 3,1 tỷ đồng cho gần 700 hộ dân nhưng Bộ Tài chính không thống nhất với phương án này và kiến nghị tỉnh Kon Tum sử dụng nguồn ngân sách địa phương cũng như các nguồn tài chính hợp pháp khác để chi trả.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiệu quả từ giao khoán, bảo vệ rừng ở Bình Định
Hiệu quả từ giao khoán, bảo vệ rừng ở Bình Định

VOV.VN - Thời gian qua, công tác giao khoán, bảo vệ rừng ở tỉnh Bình Định đã phát huy hiệu quả và mang lại thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Năm 2024, tỉnh này phấn đấu nâng tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 57,7%, công tác giao khoán, bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng bảo vệ các cánh rừng ở miền núi Bình Định.

Hiệu quả từ giao khoán, bảo vệ rừng ở Bình Định

Hiệu quả từ giao khoán, bảo vệ rừng ở Bình Định

VOV.VN - Thời gian qua, công tác giao khoán, bảo vệ rừng ở tỉnh Bình Định đã phát huy hiệu quả và mang lại thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Năm 2024, tỉnh này phấn đấu nâng tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 57,7%, công tác giao khoán, bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng bảo vệ các cánh rừng ở miền núi Bình Định.

Kon Tum và Gia Lai tăng cường bảo vệ rừng vùng giáp ranh
Kon Tum và Gia Lai tăng cường bảo vệ rừng vùng giáp ranh

VOV.VN - Tình hình khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật vùng giáp ranh vẫn chưa được giải giải quyết triệt để. Đây là nhận định của UBND tỉnh Kon Tum và Gia Lai tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản vùng giáp ranh 2 tỉnh tổ chức chiều 2/4, tại thành phố Kon Tum.

Kon Tum và Gia Lai tăng cường bảo vệ rừng vùng giáp ranh

Kon Tum và Gia Lai tăng cường bảo vệ rừng vùng giáp ranh

VOV.VN - Tình hình khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật vùng giáp ranh vẫn chưa được giải giải quyết triệt để. Đây là nhận định của UBND tỉnh Kon Tum và Gia Lai tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản vùng giáp ranh 2 tỉnh tổ chức chiều 2/4, tại thành phố Kon Tum.

Nhiều chủ rừng tại Đắk Lắk mất khả năng bảo vệ rừng
Nhiều chủ rừng tại Đắk Lắk mất khả năng bảo vệ rừng

VOV.VN - Hơn 1.000 vụ vi phạm lâm luật, tình trạng xâm canh, lấn chiếm đất rừng diễn biến phức tạp, nhiều chủ rừng mất khả năng bảo vệ rừng. Đó là những vấn đề nóng được nêu ra tại Hội nghị về công tác quản lý, bảo vệ rừng do UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức sáng nay (4/4).

Nhiều chủ rừng tại Đắk Lắk mất khả năng bảo vệ rừng

Nhiều chủ rừng tại Đắk Lắk mất khả năng bảo vệ rừng

VOV.VN - Hơn 1.000 vụ vi phạm lâm luật, tình trạng xâm canh, lấn chiếm đất rừng diễn biến phức tạp, nhiều chủ rừng mất khả năng bảo vệ rừng. Đó là những vấn đề nóng được nêu ra tại Hội nghị về công tác quản lý, bảo vệ rừng do UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức sáng nay (4/4).