Tỉnh Nam Định hoãn tổ chức kỷ niệm để ứng phó với bão số 3

VOV.VN - Tỉnh Nam Định hoãn tổ chức kỷ niệm 90 năm thành lập huyện Giao Thủy để tập trung ứng phó với bão số 3.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), UBND tỉnh Nam Định đã quyết định hoãn tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm thành lập huyện Giao Thủy (1934-2024), đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.

UBND tỉnh Nam Định cũng đã có văn bản yêu cầu Sở NN&PTNT, các sở, ngành liên quan, các huyện, thành phố và Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi khẩn trương kiểm tra, rà soát và triển khai phương án hộ đê, bảo vệ điểm xung yếu.

Tỉnh yêu cầu các địa phương lên phương án bảo vệ các tuyến đê thường xảy ra sự cố khi có bão đổ bộ, các vị trí đê, kè đã bị xảy ra sự cố tại các huyện ven biển nhưng chưa được xử lý, khắc phục; khẩn trương gia cố các vị trí có nguy cơ mất an toàn trước khi bão đổ bộ; chủ động ứng phó với tình huống mưa lớn kéo dài do hoàn lưu của bão mạnh và vận hành điều tiết xả lũ của các hồ chứa có thể gây ra lũ trên hệ thống sông.

Tỉnh Nam Định cũng chỉ đạo bố trí sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, máy móc, thiết bị để hộ đê, kịp thời xử lý sự cố xảy ra ngay từ giờ đầu, đảm bảo an toàn cho các tuyến đê…

Thủ tướng yêu cầu Bí thư, chủ tịch tỉnh chủ động ứng phó siêu bão, đình hoãn cuộc họp không cấp bách

Trước đó, ngày 5/9, Thủ tướng tiếp tục có công điện trước diễn biến mạnh lên thành siêu bão của bão số 3. Cụ thể, bão số 3 được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp. Theo đó, khả năng bão gây gió mạnh, nước dâng, sóng lớn trên biển và ven biển, gió mạnh và mưa lớn diện rộng trên đất liền.  Vì vậy Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, bí thư, chủ tịch UBND các tỉnh có bão đi qua tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bão. 

Tinh thần là phải chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, nhất là trẻ em và các đối tượng yếu thế, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của dân và Nhà nước.

Bí thư, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đình hoãn các cuộc họp không thật cấp bách. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công trong thường vụ, thường trực ủy ban trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ. 

Trong đó tập trung rà soát kỹ, triển khai ngay công tác bảo đảm an toàn đối với các hoạt động trên biển, đảo; bảo đảm an toàn cho người, tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển (đặc biệt là tàu thuyền ở khu vực vịnh Bắc Bộ và ven biển từ Hà Tĩnh trở ra) và tại nơi tránh trú.

Xem xét trách nhiệm người đứng đầu nếu lơ là, chủ quan

Xem xét trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị lơ là, chủ quan trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bão, lũ; xử lý nghiêm chủ doanh nghiệp, phương tiện, tàu thuyền, lồng bè không tuân thủ chỉ đạo của cơ quan chức năng và lực lượng có thẩm quyền trong công tác phòng, chống bão.

Thủ tướng giao bí thư, chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ nếu chủ quan, lơ là trong lãnh đạo chỉ đạo, chậm triển khai ứng phó với bão, lũ dẫn tới thiệt hại lớn về người và tài sản.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát, cập nhật phương án ứng phó theo mức độ rủi ro của bão, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện phối hợp với các lực lượng có liên quan triển khai công tác phòng, chống bão, lũ theo quy định. 

Các bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước được giao tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác phòng, chống bão theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công điện số 86 ngày 3-9.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trực ban 24/7 theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai thực tế, kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.

Thủ tướng giao Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai kịp thời, có hiệu quả công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Oi nóng trước khi bão vào bờ là hiện tượng thời tiết nguy hiểm
Oi nóng trước khi bão vào bờ là hiện tượng thời tiết nguy hiểm

VOV.VN - Theo chuyên gia, thời tiết oi nóng ở miền Bắc tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dông, lốc, sét trước khi bão đổ bộ vào bờ

Oi nóng trước khi bão vào bờ là hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Oi nóng trước khi bão vào bờ là hiện tượng thời tiết nguy hiểm

VOV.VN - Theo chuyên gia, thời tiết oi nóng ở miền Bắc tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dông, lốc, sét trước khi bão đổ bộ vào bờ

Bão số 3 sẽ đi vào đất liền khi nào?
Bão số 3 sẽ đi vào đất liền khi nào?

VOV.VN - Theo chuyên gia, từ đêm mùng 6/9 bão số 3 sẽ vào vịnh Bắc Bộ đến rạng sáng và trưa mùng 7/9 sẽ có gió mạnh và mưa tăng rõ rệt ở khu vực ven biển và đất liền. Chiều và đêm ngày 7 đến sáng mùng 8/9 sẽ là đợt cao điểm mưa to và gió mạnh ở trong đất liền.

Bão số 3 sẽ đi vào đất liền khi nào?

Bão số 3 sẽ đi vào đất liền khi nào?

VOV.VN - Theo chuyên gia, từ đêm mùng 6/9 bão số 3 sẽ vào vịnh Bắc Bộ đến rạng sáng và trưa mùng 7/9 sẽ có gió mạnh và mưa tăng rõ rệt ở khu vực ven biển và đất liền. Chiều và đêm ngày 7 đến sáng mùng 8/9 sẽ là đợt cao điểm mưa to và gió mạnh ở trong đất liền.

Bão số 3 có thể gây ra sóng biển cao từ 10-12m
Bão số 3 có thể gây ra sóng biển cao từ 10-12m

VOV.VN - Theo chuyên gia, với cường độ bão số 3 tiếp tục tăng lên cấp 15, 16, độ cao sóng có thể lên tới 10 đến 12 mét tại khu vực gần tâm bão đi qua.

Bão số 3 có thể gây ra sóng biển cao từ 10-12m

Bão số 3 có thể gây ra sóng biển cao từ 10-12m

VOV.VN - Theo chuyên gia, với cường độ bão số 3 tiếp tục tăng lên cấp 15, 16, độ cao sóng có thể lên tới 10 đến 12 mét tại khu vực gần tâm bão đi qua.