Tình nguyện viên tôn giáo giúp bệnh nhân COVID-19 vượt qua dịch bệnh

VOV.VN - Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 tại Đắk Lắk, cùng với nỗ lực của đội ngũ thấy thuốc còn có sự góp sức không nhỏ của các tình nguyện viên tôn giáo. Suốt 4 tháng qua, họ đã có mặt tại Bệnh viện Dã chiến và khu điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng để hỗ trợ các y bác sĩ chăm sóc người bệnh.

 

Vệ sinh cá nhân cho các bệnh nhân COVID19 tại khu điều trị bệnh nhân nặng ở Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên là việc làm hàng ngày của nhóm tình nguyện viên đến từ dòng Sơ nữ vương Hòa Bình, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong suốt 4 tháng qua. Sơ Nguyễn Thị Thanh Huyền cho biết, cùng với chăm lo việc ăn uống, bổ sung dinh dưỡng, giúp bệnh nhân vệ sinh cá nhân… các tình nguyện viên cũng thường xuyên an ủi, động viên, khích lệ tinh thần, giúp các bệnh nhân giải tỏa tâm lý.

“Tôi thấy công việc này ý nghĩa, thấy vui nữa, mặc dù mặc đồ bảo hộ này mệt lắm, nhưng mà thấy mình làm được điều gì đó giúp cho bệnh nhân. Họ vô đây cảm giác cô đơn, nhưng khi có mình bên cạnh, mình an ủi, nâng đỡ, chăm sóc họ, tự nhiên họ có niềm vui vì vẫn có người quan tâm. Các sơ chăm sóc người bệnh như người thân của mình”, sơ Nguyễn Thị Thanh Huyền nói.

Còn với sơ Lê Thị Thịnh, những ngày làm việc tại cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 đã giúp các tình nguyện viên cảm nhận được nỗi đau đớn, sự bất ổn về tâm lý của người bệnh một cách chân thực nhất. Việc đem lại niềm vui, sự bình an cho những người đang từng ngày vật lộn với bệnh tật thực sự có ý nghĩa với các tình nguyện viên.

“Đây là công việc rất ý nghĩa, mình cảm thấy mình giúp đỡ được rất nhiều người bất hạnh và họ rất cần đến mình”, sơ Lê Thị Thịnh chia sẻ.

Cùng với những điều trị tích cực của đội ngũ y bác sĩ, sự giúp đỡ tận tình của các tình nguyện viên đã giúp bệnh nhân COVID-19 và người nhà bệnh nhân thêm ấm lòng. Ông Nguyễn Xuân Tưởng, ở xã Ea Nam, huyện Ea H’Leo cho biết, 10 ngày túc trực bên giường bệnh của bố, chứng kiến những việc làm ý nghĩa của các sơ, ông rất cảm động. Các sơ đã làm thay người nhà bệnh nhân, hết lòng hết sức chăm sóc, động viên tinh thần cho họ.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tính, Chuyên khoa hồi sức cấp cứu, sự hỗ trợ của các tình nguyện là vô cùng cần thiết, giúp bệnh viện giảm áp lực về nhân sự. Các tình nguyện viên đã và đang đảm trách phần nào công việc của các điều dưỡng, hộ lý ở tuyến đầu phòng chống dịch bệnh COVID-19, giúp ngành y tế làm tốt hơn nữa công tác điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tính cho rằng, ngoài việc điều trị bằng thuốc thì điều trị bằng tình yêu thương, bằng tinh thần là rất quan trọng đối với bệnh nhân COVID-19: “Đỡ được rất nhiều luôn chứ. Thứ nhất các sơ chăm sóc được bệnh nhân từ việc ăn uống đến vệ sinh này, rồi động viên bệnh nhân. Tinh thần với bệnh nhân cực kỳ quan trọng người ta đọc và nghe thông tin thấy nói chết nhiều quá rồi, người ta cũng không biết bao giờ đến lượt mình nên họ rất sợ. Do đó, sự động viên của các sơ là liều thuốc tinh thần rất tốt để bệnh nhân sớm vượt qua bệnh tật”.

Trong hành trình vượt qua cơn bạo bệnh của các bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, bên cạnh những đồng hành của y bác sĩ, còn có sự sẻ chia, tình yêu thương của các tu sĩ. Tình yêu thương đó đã chuyển hóa thành điều kỳ diệu đối với nhiều bệnh nhân COVID-19./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiền Giang, Bến Tre có số ca COVID-19 gia tăng, nhiều trường dạy trực tuyến
Tiền Giang, Bến Tre có số ca COVID-19 gia tăng, nhiều trường dạy trực tuyến

VOV.VN - Hiện nay, số ca mắc COVID-19 tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre tiếp tục gia tăng, nhiều trường học phải đóng cửa chuyển sang dạy trực tuyến.

Tiền Giang, Bến Tre có số ca COVID-19 gia tăng, nhiều trường dạy trực tuyến

Tiền Giang, Bến Tre có số ca COVID-19 gia tăng, nhiều trường dạy trực tuyến

VOV.VN - Hiện nay, số ca mắc COVID-19 tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre tiếp tục gia tăng, nhiều trường học phải đóng cửa chuyển sang dạy trực tuyến.

Tuần tới sẽ cấp hộ chiếu vaccine: Mỗi người một mã QR?
Tuần tới sẽ cấp hộ chiếu vaccine: Mỗi người một mã QR?

VOV.VN - Dự kiến tuần tới các tỉnh thành, Bộ Y tế sẽ triển khai cấp hộ chiếu vaccine cho người có nhu cầu. Về lý thuyết hộ chiếu này có giá trị trong 12 tháng nhưng thực tế chỉ có giá trị theo hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 và thời gian tính từ mũi tiêm cuối.

Tuần tới sẽ cấp hộ chiếu vaccine: Mỗi người một mã QR?

Tuần tới sẽ cấp hộ chiếu vaccine: Mỗi người một mã QR?

VOV.VN - Dự kiến tuần tới các tỉnh thành, Bộ Y tế sẽ triển khai cấp hộ chiếu vaccine cho người có nhu cầu. Về lý thuyết hộ chiếu này có giá trị trong 12 tháng nhưng thực tế chỉ có giá trị theo hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 và thời gian tính từ mũi tiêm cuối.

Người mắc COVID-19 từng uống Molnupiravir có được dùng tiếp khi tái nhiễm?
Người mắc COVID-19 từng uống Molnupiravir có được dùng tiếp khi tái nhiễm?

Khi tình trạng tái nhiễm COVID-19 ngày càng phổ biến thì câu hỏi đặt ra là F0 tái nhiễm có thể dùng thuốc kháng virus không?

Người mắc COVID-19 từng uống Molnupiravir có được dùng tiếp khi tái nhiễm?

Người mắc COVID-19 từng uống Molnupiravir có được dùng tiếp khi tái nhiễm?

Khi tình trạng tái nhiễm COVID-19 ngày càng phổ biến thì câu hỏi đặt ra là F0 tái nhiễm có thể dùng thuốc kháng virus không?