Xúc tiến thương mại đa kênh tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm OCOP

VOV.VN - Cùng với việc phát triển số lượng, nâng cấp và cải thiện chất lượng sản phẩm OCOP, công tác xúc tiến thương mại đa kênh, đặc biệt là trên môi trường thương mại điện tử sẽ góp phần đưa được giá trị sản phẩm OCOP lan tỏa...

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) với 3 mục tiêu: Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Những năm qua, Bộ Công Thương với vai trò chủ trì đã triển khai nhiều hoạt động và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó đáng kể là các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ. Tuy vậy, hiện nay đã có thêm nhiều loại hình mua sắm, từ đó đặt ra yêu cầu cần có thêm các kênh tiêu thụ mới cho dòng sản phẩm này.

Tại Toạ đàm với chủ đề “Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP”, do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 26/12, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) đánh giá, các sản phẩm OCOP hiện nay đang phát triển rất nhanh, tính đến giữa tháng 12/2023 đã có 11.054 sản phẩm OCOP. Chất lượng các sản phẩm OCOP được nâng cao và cải thiện từ ứng dụng khoa học công nghệ đến bao bì mẫu mã, đạt được các tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật.

“Điểm ấn tượng nhất là chất lượng sản phẩm OCOP đã được nâng cao và cải thiện rất nhiều, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ. Sản phẩm OCOP đã có sự kết tinh giữa các giá trị bản địa với khoa học, công nghệ và sự sáng tạo, tâm huyết của các chủ thể, từ đó hình thành rất nhiều những sản phẩm mới, không chỉ thuần túy dựa trên những giá trị bản địa và thực sự đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hiện đại”, ông Tiến nhận xét.

Từ thực tế của DN hoạt động phân phối sản phẩm OCOP trà shan tuyết, ông Đào Đức Hiếu, Giám đốc HTX Hệ sinh thái du lịch Suối Giàng chia sẻ, việc áp dụng đưa khoa học, công nghệ vào quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm là hết sức cần thiết, kịp thời đáp ứng được những tiêu chuẩn về đóng gói, bảo quản, vận chuyển phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

“Mỗi hộp trà Suối Giàng đều có hình lá cờ đỏ sao vàng và 1 dòng chữ ‘Teabrand in Vietnam’ với mong muốn truyền tải được thông điệp của văn hóa và những giá trị Việt, không đơn thuần chỉ là 1 sản phẩm nông nghiệp mà ở đó còn có câu chuyện sản phẩm, lòng tự hào quốc gia”, ông Hiếu tiết lộ.

Nếu như giai đoạn 2018-2020, các Bộ, ngành Trung ương cũng như các địa phương chủ yếu tập trung vào vấn đề phát triển sản phẩm OCOP, bước sang giai đoạn 2021-2025 cùng với việc phát triển số lượng sản phẩm, nâng cấp và cải thiện chất lượng sản phẩm và hình thành ra hệ sinh thái các sản phẩm OCOP, công tác xúc tiến thương mại sẽ được đẩy mạnh, đặc biệt là trên môi trường thương mại điện tử (TMĐT), góp phần đưa được giá trị sản phẩm OCOP lan tỏa.

Để tăng tiêu thụ sản phẩm OCOP qua TMĐT, ông Nguyễn Thế Anh, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh phân phối - Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) cho rằng, câu chuyện sản xuất - đóng gói - bảo quản đang là một trong những rào cản, cần phải có sự quan tâm và đầu tư giúp cho bà con, hộ sản xuất nông nghiệp có đủ kiến thức. “Nếu như sản xuất 1 sản phẩm ra ăn ngay sẽ khác với 1 sản phẩm đóng gói xong chuyển đi. Đấy là những điểm cần phải chú ý khi các chủ thể đưa các sản phẩm nông sản nói chung và các sản phẩm OCOP lên sàn để kinh doanh”, ông Thế Anh lưu ý.

Giám đốc HTX Hệ sinh thái du lịch Suối Giàng - ông Đào Đức Hiếu cũng nhìn nhận, nếu chỉ đưa sản phẩm OCOP có mặt ở trên sàn sẽ chưa đủ, cần phải triển khai các hoạt động bên lề mang tính chuyên nghiệp như hình ảnh, câu chuyện về sản phẩm để khách hàng có thể dễ tiếp cận, từ đó chủ thể mới có cơ hội giới thiệu được truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. “Để thâm nhập thị trường của quốc tế, các chủ thể cũng cần chú ý nghiên cứu thị trường xem thị trường đó họ cần tiêu chuẩn gì, bởi mỗi quốc gia sẽ có tiêu chuẩn khác nhau”, ông Hiếu chia sẻ kinh nghiệm.

Theo ông Nguyễn Minh Tiến, thời gian tới Bộ NN&PTNT sẽ đồng hành nâng tầm các sản phẩm OCOP lên vị thế cao hơn, thông qua các hoạt động xúc tiến tiêu thụ như hội chợ triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu,… Đối với các cơ quan xúc tiến thương mại và Bộ Công Thương, cần đa dạng hoá kênh phân phối, đa dạng kênh xúc tiến thương mại để phù hợp với từng phân khúc tiêu dùng, từng thị trường tiêu thụ.

“Bộ NN&PTNT luôn luôn song hành cùng Bộ Công Thương và gần đây có thêm sự vào cuộc của Bộ Văn hóa, Bộ Ngoại giao cùng các các Bộ, ngành khác. Sự phối hợp này sẽ đưa sản phẩm OCOP lên tầm vóc mới, với tâm thế cao hơn, căn cứ theo tiêu chí của nhu cầu tiêu dùng hiện đại sẽ định hướng xúc tiến thương mại dựa trên trên cơ sở đa kênh”, ông Tiến khẳng định.

Thời gian tới, để tiếp tục nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận thị trường và tiêu thụ các sản phẩm OCOP rất cần sự chung tay của các cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương, DN và Hiệp hội ngành hàng. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác kết nối, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm OCOP gắn với du lịch, ẩm thực, văn hóa, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, TMĐT trong công tác giới thiệu, quảng bá, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điện Biên nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, hướng tới xuất khẩu
Điện Biên nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, hướng tới xuất khẩu

VOV.VN - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã và đang được tỉnh Điện Biên quan tâm triển khai, mục tiêu là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Điện Biên nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, hướng tới xuất khẩu

Điện Biên nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, hướng tới xuất khẩu

VOV.VN - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã và đang được tỉnh Điện Biên quan tâm triển khai, mục tiêu là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Nhiều sản phẩm OCOP Đà Nẵng vươn tầm xuất ngoại
Nhiều sản phẩm OCOP Đà Nẵng vươn tầm xuất ngoại

VOV.VN - Đà Nẵng qua 5 năm triển khai Chương trình OCOP đã tạo nên phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô sản xuất hàng hoá gắn với liên kết chuỗi của địa phương. Hiện nay, nhiều sản phẩm OCOP của Đà Nẵng đã tiếp cận được các thị trường quốc tế.

Nhiều sản phẩm OCOP Đà Nẵng vươn tầm xuất ngoại

Nhiều sản phẩm OCOP Đà Nẵng vươn tầm xuất ngoại

VOV.VN - Đà Nẵng qua 5 năm triển khai Chương trình OCOP đã tạo nên phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô sản xuất hàng hoá gắn với liên kết chuỗi của địa phương. Hiện nay, nhiều sản phẩm OCOP của Đà Nẵng đã tiếp cận được các thị trường quốc tế.

Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 2.000 sản phẩm OCOP
Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 2.000 sản phẩm OCOP

VOV.VN - Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến nay đã có trên 2.000 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (chiếm 18,8% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước).

Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 2.000 sản phẩm OCOP

Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 2.000 sản phẩm OCOP

VOV.VN - Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến nay đã có trên 2.000 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (chiếm 18,8% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước).

Cần đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng
Cần đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng

VOV.VN - Khâu tiêu thụ, tìm kiếm và phát triển thị trường là giải pháp quan trọng nhằm khuyến khích chủ thể chủ động, tích cực tham gia phát triển các sản phẩm OCOP.

Cần đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng

Cần đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng

VOV.VN - Khâu tiêu thụ, tìm kiếm và phát triển thị trường là giải pháp quan trọng nhằm khuyến khích chủ thể chủ động, tích cực tham gia phát triển các sản phẩm OCOP.

Vì sao sản phẩm OCOP khó vào siêu thị?
Vì sao sản phẩm OCOP khó vào siêu thị?

VOV.VN - Sản phẩm OCOP được hiện diện trên các quầy kệ chưa nhiều so với lượng sản phẩm được công bố hiện nay. Theo các hệ thống bán lẻ lớn như Sài Gòn Coop, BigC, MM… lượng sản phẩm OCOP  vào siêu thị rất ít, vấn đề luôn được nhắc tới là nhà cung cấp có đủ khả năng cạnh tranh được và trụ lại không, có mang lại doanh số tốt và lợi nhuận tốt để tồn tại?

Vì sao sản phẩm OCOP khó vào siêu thị?

Vì sao sản phẩm OCOP khó vào siêu thị?

VOV.VN - Sản phẩm OCOP được hiện diện trên các quầy kệ chưa nhiều so với lượng sản phẩm được công bố hiện nay. Theo các hệ thống bán lẻ lớn như Sài Gòn Coop, BigC, MM… lượng sản phẩm OCOP  vào siêu thị rất ít, vấn đề luôn được nhắc tới là nhà cung cấp có đủ khả năng cạnh tranh được và trụ lại không, có mang lại doanh số tốt và lợi nhuận tốt để tồn tại?

Nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu biến cây rừng thành sản phẩm OCOP
Nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu biến cây rừng thành sản phẩm OCOP

VOV.VN - Lâu nay cây khoai mài (cây hoài sơn) là loại cây lấy củ, không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn có giá trị dược liệu cao nên được nhiều người tìm mua. Nhận thấy tiềm năng của loại cây này, từ năm 2017 một số hộ dân vùng đất Phước Hội, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu rủ nhau đi đào khoai mài đem về địa phương trồng thử nghiệm và đã thành công, mang lại thu nhập cao.

Nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu biến cây rừng thành sản phẩm OCOP

Nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu biến cây rừng thành sản phẩm OCOP

VOV.VN - Lâu nay cây khoai mài (cây hoài sơn) là loại cây lấy củ, không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn có giá trị dược liệu cao nên được nhiều người tìm mua. Nhận thấy tiềm năng của loại cây này, từ năm 2017 một số hộ dân vùng đất Phước Hội, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu rủ nhau đi đào khoai mài đem về địa phương trồng thử nghiệm và đã thành công, mang lại thu nhập cao.