TP HCM: 3 ca tử vong do sốt xuất huyết

VOV.VN - 3 ca tử vong liên quan đến sốt xuất huyết, trong đó 2 ca ở Quận 12, 1 ca tại Quận 5 đang chờ kết quả xác minh. 

Từ đầu  năm 2017 đến nay, trên địa bàn TP HCM đã xảy ra 3 ca tử vong liên quan đến sốt xuất huyết, trong đó 2 ca ở Quận 12, 1 ca tại Quận 5 đang chờ kết quả xác minh. 

Tại buổi làm việc với UBND Quận 12 và ngành y tế quận, bác sĩ Lê Hồng Nga –Trưởng khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho rằng: qua khảo sát vãng lai thấy rõ việc diệt muỗi, diệt lăng quăng trên địa bàn còn nhiều hạn chế.

Cụ thể tại Khu phố 7, phường Hiệp Thành, nơi vừa có ca tử vong do sốt xuất huyết. Đây không phải ổ dịch mới bột phát gần đây, mà trước đó đã là điểm có nguy cơ sốt xuất huyết, Zika với nhiều ca mắc bệnh. Tại phường Hiệp Thành, từ tháng 10/2016 đến tháng 2/2017, mỗi tuần ở phường này đều ghi nhận 3 ca sốt xuất huyết, chưa kể những trường hợp bị sốt mà đi điều trị ở cơ sở tư nhưng không báo cáo.


Ý thức người dân diệt muỗi, loăng quăng chưa cao.

Bác sĩ Nga nhận định: việc lây lan chủ yếu là tại chỗ. Đoàn khảo sát đã cũng đã phát hiện những ổ chứa lăng quăng. Đặc biệt là tình trạng xả rác nhiều, các hộ dân nuôi bò, gà... nhỏ lẻ nên nguy cơ dịch bệnh tăng.

Đại diện ngành y tế Quận 12 cho biết: công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết được đẩy mạnh nhưng ý thức người dân chưa cao, gây khó khăn cho công tác này. Cán bộ các khu phố đã vận động người dân đổ bỏ các vật chứa có thể phát sinh lăng quăng, nhưng rất nhiều người dân không nghe, không thay đổi hành vi. Đặc biệt là khi nhắc nhở, yêu cầu thực hiện thì mọi người chỉ mong chờ vào việc phun hóa chất diệt muỗi. Mặc dù vậy, việc xử phạt các hành vi vi phạm còn chưa thực hiện quyết liệt.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho rằng: Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, không có thuốc đặc trị nhưng người dân còn chủ quan. Việc truyền thông phải hướng tới mục tiêu hiệu quả là nhiều người biết đến sự nguy hiểm của bệnh này, biết cách phòng tránh và diệt trừ lăng quăng.

Bác sĩ Hưng nói: “Tại sao không làm những khảo sát: bây giờ 100 người thì có bao nhiêu thì có bao nhiêu người biết được sốt xuất huyết là thế nào, tay chân miệng là sao. Và kiểm tra xem 10 người được truyền thông mà có lăng quăng thì cái đó là không hiệu quả rồi. Không chỉ người dân, mà phải truyền thông cho chính quyền, lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể, kể cả cán bộ y tế”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng Nam tập trung ngăn ngừa dịch sốt xuất huyết
Quảng Nam tập trung ngăn ngừa dịch sốt xuất huyết

VOV.VN - Trong tháng qua, bình quân mỗi tuần tỉnh Quảng Nam ghi nhận hơn 200 ca bệnh sốt xuất huyết. 

Quảng Nam tập trung ngăn ngừa dịch sốt xuất huyết

Quảng Nam tập trung ngăn ngừa dịch sốt xuất huyết

VOV.VN - Trong tháng qua, bình quân mỗi tuần tỉnh Quảng Nam ghi nhận hơn 200 ca bệnh sốt xuất huyết. 

Bùng phát dịch sốt xuất huyết ở Nghệ An, 37 người mắc bệnh
Bùng phát dịch sốt xuất huyết ở Nghệ An, 37 người mắc bệnh

VOV.VN - Trong khoảng 10 ngày qua đã ghi nhận 37 người mắc bệnh sốt xuất huyết ở xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu.

Bùng phát dịch sốt xuất huyết ở Nghệ An, 37 người mắc bệnh

Bùng phát dịch sốt xuất huyết ở Nghệ An, 37 người mắc bệnh

VOV.VN - Trong khoảng 10 ngày qua đã ghi nhận 37 người mắc bệnh sốt xuất huyết ở xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu.

TPHCM ứng dụng phần mềm kiểm soát bệnh sốt xuất huyết và Zika
TPHCM ứng dụng phần mềm kiểm soát bệnh sốt xuất huyết và Zika

VOV.VN - Khi phát hiện các ca bệnh sốt xuất huyết và Zika và một số dịch bệnh khác, các bệnh viện sẽ chuyển thông tin đến trung tâm y tế dự phòng thành phố.

TPHCM ứng dụng phần mềm kiểm soát bệnh sốt xuất huyết và Zika

TPHCM ứng dụng phần mềm kiểm soát bệnh sốt xuất huyết và Zika

VOV.VN - Khi phát hiện các ca bệnh sốt xuất huyết và Zika và một số dịch bệnh khác, các bệnh viện sẽ chuyển thông tin đến trung tâm y tế dự phòng thành phố.