TP HCM trước nguy cơ mất dần những biệt thự cổ

VOV.VN - Theo thống kê của Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM, đến nay hàng trăm căn biệt thự cổ xây dựng trước năm 1975 đã biến mất.

Sau khi UBND TP HCM tổ chức lấy ý kiến về dự án nâng cấp trụ sở HĐND-UBND và sẽ phá bỏ công trình Dinh Thượng Thơ hiện đang là trụ sở của Sở Công thương và Sở Thông tin - Truyền thông, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại, thành phố đang mất dần những công trình, biệt thự có kiến trúc cổ.

Tòa nhà Dinh Thượng Thơ tại địa chỉ 59 - 61 Lý Tự Trọng (Ảnh: Lao Động)
Toà nhà Dinh Thượng Thơ, nay là trụ sở của Sở Công thương và Sở Thông tin Truyền thông TP HCM có tuổi đời 150 năm. Đây là toà nhà lâu đời thứ ba tại thành phố.

Theo dự án, việc phá bỏ toà nhà này nhằm mở rộng, nâng cấp trụ sở UBND thành phố do toà nhà không nằm trong danh mục kiểm kê di tích cần phải bảo tồn.

Các chuyên gia cho rằng, việc nâng cấp trụ sở HĐND – UBND TP HCM cần phải hoạch định công tác bảo tồn di sản như Dinh Thượng Thơ, bởi đây là toà nhà có giá trị về kiến trúc, lịch sử và là hình ảnh gắn với quá trình hình thành, phát triển của thành phố.

Theo Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, công tác quản lý di sản của thành phố đang tồn tại nhiều bất cập, khiến cho di tích dần mất đi.

Việc bảo tồn hay không bảo tồn chỉ dựa vào ý kiến một vài chuyên gia và giới chức là chưa đủ mà phải trưng cầu ý kiến của người dân. Bởi lẽ, di tích là sở hữu công, phục vụ người dân vì thế phải lấy ý kiến của người dân.

Nếu người dân mong muốn giữ lại, bảo tồn di tích Dinh Thượng Thơ thì thành phố cần phải giữ lại.

Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam Khương Văn Mười cho rằng, TP HCM cần đánh giá để có giải pháp bảo tồn, nếu giữ được các biệt thự cổ thì càng tốt.

"Theo tôi chúng ta phải tiến hành thành lập hội đồng giám định để quyết định các công trình nào thuộc loại phải bảo tồn, trùng tu, công trình nào được biến đổi. Các biệt thự phải thông qua hội đồng và phải có quy chế để triển khai. Đối với trường hợp Dinh Thượng Thơ thì phải có bài toán về giải pháp bảo tồn", ông Mười nêu quan điểm.

Theo thống kê của Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM, hiện thành phố có gần 1.300 căn biệt thự cổ, riêng địa bàn Quận 1, Quận 3 có gần 1.000 biệt thự xây dựng trước năm 1975, nhưng đến nay hàng trăm căn đã biến mất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh biệt thự 34 Hoàng Diệu rộng 3.000 m2 của nhà tư sản Trịnh Văn Bô
Cận cảnh biệt thự 34 Hoàng Diệu rộng 3.000 m2 của nhà tư sản Trịnh Văn Bô

Có tổng diện tích gần 3.000 m2, căn biệt thự và cả khuôn viên đất của nhà tư sản Trịnh Văn Bô được xây dựng từ những năm 1930 (thời pháp thuộc). 

Cận cảnh biệt thự 34 Hoàng Diệu rộng 3.000 m2 của nhà tư sản Trịnh Văn Bô

Cận cảnh biệt thự 34 Hoàng Diệu rộng 3.000 m2 của nhà tư sản Trịnh Văn Bô

Có tổng diện tích gần 3.000 m2, căn biệt thự và cả khuôn viên đất của nhà tư sản Trịnh Văn Bô được xây dựng từ những năm 1930 (thời pháp thuộc). 

Ẩn họa trong biệt thự cổ từ lời kêu cứu của nghệ sĩ Chiều Xuân
Ẩn họa trong biệt thự cổ từ lời kêu cứu của nghệ sĩ Chiều Xuân

VOV.VN - Lời kêu cứu của hai mẹ con nghệ sĩ Chiều Xuân không chỉ từ một gia đình, một đám cháy, mà còn là của của hàng ngàn căn biệt thự cổ ở thủ đô.

Ẩn họa trong biệt thự cổ từ lời kêu cứu của nghệ sĩ Chiều Xuân

Ẩn họa trong biệt thự cổ từ lời kêu cứu của nghệ sĩ Chiều Xuân

VOV.VN - Lời kêu cứu của hai mẹ con nghệ sĩ Chiều Xuân không chỉ từ một gia đình, một đám cháy, mà còn là của của hàng ngàn căn biệt thự cổ ở thủ đô.

Nhiều biệt thự, nhà cổ Hà Nội nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào
Nhiều biệt thự, nhà cổ Hà Nội nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào

VOV.VN - Hà Nội hiện vẫn còn hàng trăm ngôi nhà cổ, biệt thự cổ được xây dựng theo kiến trúc Pháp đang xuống cấp trầm trọng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.

Nhiều biệt thự, nhà cổ Hà Nội nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào

Nhiều biệt thự, nhà cổ Hà Nội nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào

VOV.VN - Hà Nội hiện vẫn còn hàng trăm ngôi nhà cổ, biệt thự cổ được xây dựng theo kiến trúc Pháp đang xuống cấp trầm trọng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.