TP.HCM chủ động phòng chống sốt xuất huyết mùa mưa

VOV.VN - TP.HCM đang bước vào mùa mưa, dự báo tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết cũng sẽ tăng cao thời gian tới. Thống kê của HCDC từ tháng 1 đến đầu tháng 6/2024, TP.HCM đã có gần 3.600 ca mắc sốt xuất huyết.

 

Các chuyên gia cảnh báo, nếu không phòng dịch tốt, nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết là rất cao khi vào mùa mưa ở TP.HCM, sẽ kéo theo nhiều ca nặng và tử vong.

Vào cuối tháng 5 vừa qua, ngành y tế TP.HCM đã triển khai hoạt động truyền thông hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 14 năm 2024, với chủ đề “Tìm và loại bỏ nơi muỗi vằn đẻ trứng”.

Hiện, ca bệnh sốt xuất huyết xuất hiện ở cả 22 quận, huyện, TP. Thủ Đức. Trong đó, có những địa phương có số ca mắc cao và tỷ lệ mắc trên 100.000 dân cũng cao như: huyện  Bình Chánh, quận Tân Phú, quận Bình Tân. Đặc biệt, khi mùa mưa bắt đầu, dự báo số mắc có xu hướng gia tăng từ tháng 5 -11.

Vì vậy, phòng chống loại bệnh nguy hiểm này, cần phải được cả cộng đồng chung tay thực hiện thường xuyên hằng ngày, hằng tuần.

"Ngày mùng Một, ngày Rằm, ngày vía cúng mà có chưng bông thì tôi úp hết. Đừng lo, ở đây tôi được hướng dẫn rồi nên giữ kỹ. Còn có cái hồ bên kia đặc biệt chút nên chưa có súc, nhưng có để cá và rùa nên không lo".

"Cùng phối hợp với những ban ngành đoàn thể, khối ấp hướng dẫn người dân loại bỏ những vật chứa nước, hằng tuần ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường, khơi thông những dòng chảy ứ nước gây ra tình trạng lăng quăng, sốt xuất huyết".

Quận 12 hằng năm được xem là điểm nóng về số ca mắc sốt xuất huyết. Và quận gần như năm nào cũng tập trung công tác tuyên truyền, truyền thông qua nhiều kênh như: tài liệu giấy, phát thanh, xe loa lưu động đến những điểm dân cư, triển khai bản tin truyền thông của 11 phường. Quận duy trì ra quân dọn vệ sinh tại các điểm nguy cơ, diệt lăng quăng hằng tuần, đồng thời phát loa đến từng ngõ ngách, con hẻm để tuyên truyền người dân lưu ý các vật dụng xung quanh khu vực sinh sống.

Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết, công chức văn hóa xã hội, phường Tân Chánh Hiệp chia sẻ: “Đối với các điểm nguy cơ như là các điểm đất trống thì khó khăn là chủ không có ở đây. Như vậy, phường mình phải dồn lực lượng xuống làm, dọn dẹp đi để khỏi trữ nước. Cũng không làm sao mà liên hệ được với chủ nhà để kêu người ta làm cái rào gì đó để tránh tình trạng người dân người ta vứt rác đồ vô rồi  ủ nước, phát sinh ra muỗi”.

Tương tự, địa bàn huyện Củ Chi, với nhiều vườn cây, bãi đổ phế liệu, bãi rác và nhiều khu đất hoang có rất nhiều vật dụng chứa nước đọng. Riêng xã Tân Thạnh Đông được xác định có đến 54 điểm có nguy cơ sốt xuất huyết.  Với địa bàn rộng, địa phương đã vào cuộc mạnh nên tình hình số ca mắc giảm đáng kể.

Ông Huỳnh Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Tân Thạnh Đông cho biết: “Chúng tôi cũng đã chỉ đạo các cộng tác viên phối hợp với ban ngành đoàn thể của ấp, tuyên truyền sâu rộng đến người dân, ý thức đến việc vệ sinh môi trường, loại bỏ những vật dụng chứa nước lâu ngày, chứa lăng quăng. Cho nên những điểm nguy cơ này thấy người ta chấp hành tốt”.

Đến nay mặc dù chưa ghi nhận được ca nặng và ca nào tử vong trên địa bàn thành phố. Song, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo cần cẩn trọng trước những triệu chứng và không nên tự truyền nước tại nhà khi sốt cao.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM khuyến cáo: “Nguy hiểm của sốt xuất huyết là nghĩ rằng sốt cao nên mất nước rồi đi truyền dịch thì điều đó không nên. Trong sốt xuất huyết phải có lúc truyền dịch nhưng lúc đó lúc cần thôi, đến lúc cần không truyền được nữa, lượng dịch vào quá nhiều bị tí hấp thu làm mình bị phù lên. Và có thể đánh lừa đi dấu hiệu mệt mỏi của mình, việc truyền dịch nên sau 48 giờ, để bác sĩ đánh giá xem vấn đề cô đặc của máu để có chỉ định…nếu truyền dịch không có chỉ định thì rất nguy hiểm”.

Bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc HCDC cho biết, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) khảo sát hơn 8.000 điểm nguy cơ trên toàn thành phố. Đồng thời HCDC đã tổ chức giám sát toàn thành phố, chấm điểm phân loại nguy cơ và tổ chức các đợt tập huấn cho cộng tác viên sức khỏe cộng đồng để tham gia vào kiểm soát dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.

Bà Nga chia sẻ thêm: “Biện pháp quan trọng nhất trong kiểm soát dịch sốt xuất huyết là chính bản thân từng hộ gia đình tự xử lý những ổ lăng quăng trong phạm vi nhà mình, có sự hỗ trợ của cộng tác viên sức khỏe cộng đồng, tư vấn, hướng dẫn, nhắc nhở. Hiện nay nguồn lực giảm sát điểm nguy cơ chủ yếu được giao cho mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng”.                                   

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguy hiểm, có thể gây thành dịch và có khả năng dẫn đến tử vong, chưa có thuốc đặc trị. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định số ca mắc sốt xuất huyết toàn cầu tăng rõ rệt trong những thập kỷ gần đây, đặt ra thách thức đáng kể về sức khỏe cộng đồng.

Thống kê năm 2023 Bộ Y tế ghi nhận cả nước có  hơn 172.000 ca mắc sốt xuất huyết, 43 người tử vong. Đây là gánh nặng của ngành y và cộng đồng, vì vậy đẩy lùi các nguy cơ, làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh chính là cách đảm bảo sức khỏe người dân tốt nhất.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đắk Lắk chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa
Đắk Lắk chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa

VOV.VN - Đắk Lắk đang bước vào mùa mưa, là thời điểm thuận lợi để muỗi gây bệnh sốt xuất huyết sinh sôi và phát triển. Ngành y tế địa phương đang triển khai các biện pháp phòng, chống để bệnh không bùng phát và lan rộng thành dịch.

Đắk Lắk chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa

Đắk Lắk chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa

VOV.VN - Đắk Lắk đang bước vào mùa mưa, là thời điểm thuận lợi để muỗi gây bệnh sốt xuất huyết sinh sôi và phát triển. Ngành y tế địa phương đang triển khai các biện pháp phòng, chống để bệnh không bùng phát và lan rộng thành dịch.

Cảnh giác dịch sốt xuất huyết từ các điểm nguy cơ
Cảnh giác dịch sốt xuất huyết từ các điểm nguy cơ

VOV.VN - TP.HCM và các tỉnh Nam Bộ đã vào mùa mưa, ngành y tế ghi nhận khuynh hướng gia tăng số ca mắc bệnh sốt xuất huyết. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không phòng dịch tốt, đặc biệt là trách nhiệm của địa phương trong công tác giám sát cộng đồng, nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết là rất cao, sẽ kéo theo nhiều ca nặng và tử vong

Cảnh giác dịch sốt xuất huyết từ các điểm nguy cơ

Cảnh giác dịch sốt xuất huyết từ các điểm nguy cơ

VOV.VN - TP.HCM và các tỉnh Nam Bộ đã vào mùa mưa, ngành y tế ghi nhận khuynh hướng gia tăng số ca mắc bệnh sốt xuất huyết. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không phòng dịch tốt, đặc biệt là trách nhiệm của địa phương trong công tác giám sát cộng đồng, nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết là rất cao, sẽ kéo theo nhiều ca nặng và tử vong

Là căn bệnh “đô thị”, đâu là khó khăn trong phòng chống sốt xuất huyết?
Là căn bệnh “đô thị”, đâu là khó khăn trong phòng chống sốt xuất huyết?

VOV.VN - Bệnh sốt xuất huyết được dự báo sẽ ngày càng tăng bởi theo các chuyên gia, sốt xuất huyết là bệnh "đô thị". Đô thị càng phát triển thì sốt xuất huyết càng mở rộng.

Là căn bệnh “đô thị”, đâu là khó khăn trong phòng chống sốt xuất huyết?

Là căn bệnh “đô thị”, đâu là khó khăn trong phòng chống sốt xuất huyết?

VOV.VN - Bệnh sốt xuất huyết được dự báo sẽ ngày càng tăng bởi theo các chuyên gia, sốt xuất huyết là bệnh "đô thị". Đô thị càng phát triển thì sốt xuất huyết càng mở rộng.