TP.HCM thành lập mô hình “một cửa” trợ giúp phụ nữ và trẻ em bị bạo lực

VOV.VN - Tại Hội nghị “Triển khai chiến lược, chương trình quốc gia về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới gian đoạn đến năm 2030” diễn ra sáng nay (29/11), Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP.HCM cho biết sẽ thành lập mô hình “Một cửa” để hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực.

 

Mô hình “một cửa” do Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP.HCM phối hợp với Bệnh viện Hùng Vương cùng Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (Uni woman) phối hợp thành lập. Đây là nơi mà phụ nữ, trẻ em khi bị bạo lực có thể tìm đến để nhận được sự trợ giúp hoặc được chuyển gửi đến các dịch vụ khác như: công an, tổ chức trợ giúp pháp lý, dịch vụ y tế, nơi trợ giúp tinh thần và dịch vụ xã hội. Phụ nữ và trẻ em chỉ cần đền đây, không phải chạy đi nhiều nơi, nhiều cửa để tìm kiếm các dịch vụ mình cần khi bị bạo lực. Các dịch vụ sẽ được điều phối, kết hợp nhịp nhàng, lấy phụ nữ và trẻ em bị bạo lực làm trung tâm.

Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP.HCM cho biết, mô hình này đi vào hoạt động sẽ giúp cho nhiều hoàn cảnh khó khăn của phụ nữ, trẻ em không may bị bạo hành: “Chúng tôi muốn mở rộng thêm kênh tuyên truyền cho các tổ chức chính quyền, đoàn thể cùng tham gia vào trong công tác tuyên truyền vận động, đặc biệt là vấn đề phụ nữ và trẻ em ở từng địa phương, ở từng gia đình, nâng cao ý thức trách nhiệm cùng bảo vệ phụ nữ và trẻ em để ngăn ngừa trước những vấn nạn của xã hội”. 

Cũng tại hội nghị, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, hiện TP vẫn phải đối mặt với thách thức trong công tác bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Điển hình như, công tác tham mưu và triển khai bình đẳng giới trong ngành, lĩnh vực chưa thực sự được người đứng đầu một số đơn vị quan tâm đúng mức; Việc thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu tách biệt về giới tính mới thực hiện được đối với một số chỉ tiêu trong Chiến lược, Chương trình quốc gia bình đẳng giới, còn các lĩnh vực chuyên môn của từng ngành gần như chưa quan tâm. Vì vậy, chưa đánh giá được tác động giới đối với chính sách mà Thành phố đã ban hành để tham mưu “lồng ghép giới” theo quy định của pháp luật, nhằm giảm thiểu hiện trạng bất bình đẳng giới trong ngành, lĩnh vực. Bên cạnh đó, tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương và các thành phần trong xã hội, đặc biệt là tình trạng xâm hại, quấy rối tình dục.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công bố Danh bạ địa chỉ cơ quan, tổ chức hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực
Công bố Danh bạ địa chỉ cơ quan, tổ chức hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực

VOV.VN - Sáng nay (1/4), Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Cơ quan Liên Hợp Quốc và Bình đẳng giới (UN Women) công bố cuốn Danh bạ địa chỉ cơ quan, tổ chức hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực và xâm hại toàn quốc.

Công bố Danh bạ địa chỉ cơ quan, tổ chức hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực

Công bố Danh bạ địa chỉ cơ quan, tổ chức hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực

VOV.VN - Sáng nay (1/4), Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Cơ quan Liên Hợp Quốc và Bình đẳng giới (UN Women) công bố cuốn Danh bạ địa chỉ cơ quan, tổ chức hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực và xâm hại toàn quốc.

Hơn 90% phụ nữ bị bạo lực không tìm sự trợ giúp
Hơn 90% phụ nữ bị bạo lực không tìm sự trợ giúp

VOV.VN - Theo số liệu khảo sát năm 2019, 90% phụ nữ bị bạo lực không tìm sự trợ giúp từ bên ngoài mà âm thầm chịu đựng.

Hơn 90% phụ nữ bị bạo lực không tìm sự trợ giúp

Hơn 90% phụ nữ bị bạo lực không tìm sự trợ giúp

VOV.VN - Theo số liệu khảo sát năm 2019, 90% phụ nữ bị bạo lực không tìm sự trợ giúp từ bên ngoài mà âm thầm chịu đựng.

Cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 người bị ít nhất một hình thức bạo lực
Cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 người bị ít nhất một hình thức bạo lực

VOV.VN - "Cứ 3 phụ nữ ở nước ta thì có gần 2 người bị ít nhất một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế".

Cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 người bị ít nhất một hình thức bạo lực

Cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 người bị ít nhất một hình thức bạo lực

VOV.VN - "Cứ 3 phụ nữ ở nước ta thì có gần 2 người bị ít nhất một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế".