Trạm đo mặn tự động giúp người dân ứng phó hiệu quả với mặn xâm nhập

VOV.VN - Từ đầu mùa khô đến nay, tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang diễn ra phức tạp, khó lường, tuy nhiên, nhờ đầu tư, vận hành tốt các trạm đo mặn tự động nên Hậu Giang có được thông tin dự báo nhanh, chính xác để người dân ứng phó kịp thời và giảm áp lực cho cán bộ đi đo mặn.

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang, từ giữa tháng 2 đến nay, nước mặn từ thủy triều biển Tây xâm nhập vào địa bàn tỉnh Hậu Giang, nhất là tại huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh với nồng độ khá cao. Độ mặn đo được tại nhiều nơi ở huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh dao động từ 5- 8‰, trong đó độ mặn cao nhất là 9,5‰ đo được tại cống Hóc Pó, thuộc xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ.

Tuy nồng độ mặn ở mức khá cao nhưng với việc chủ động triển khai nhiều giải pháp về công trình và phi công trình của ngành chức năng cùng người dân địa phương, đặc biệt phát huy có hiệu quả các trạm đo mặn tự động nên đến thời điểm này, tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh không gây thiệt hại về sản xuất của người dân.  

Ông Trần Thanh Toàn, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết, toàn tỉnh hiện có 10 trạm đo mặn tự động được phân bổ chủ yếu ở các địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng của mặn xâm nhập, chủ yếu là ở huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh. Các trạm đo mặn tự động này được kết nối với điện thoại thông minh để gửi kết quả đo mặn hàng ngày vào khung giờ cố định được cài đặt từ trước. Qua đây, đã giúp cho cơ quan chuyên môn của tỉnh, địa phương cập nhật được nhanh và thường xuyên về nồng độ mặn ở các thời điểm trong ngày; từ đó giúp các ngành chức năng thông báo kịp thời để người dân chủ động, cũng như ứng phó hiệu quả trước diễn biến gay gắt, khó lường của tình hình mặn xâm nhập.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiền Giang bảo vệ an toàn hơn 23.000ha vườn cây đặc sản trước xâm nhập mặn
Tiền Giang bảo vệ an toàn hơn 23.000ha vườn cây đặc sản trước xâm nhập mặn

VOV.VN - Dù nước mặn trên sông Tiền chưa đến địa bàn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nhưng hiện nay chính quyền và người dân nơi đây đã chủ động các phương án ứng phó với thiên tai nhằm bảo vệ vườn cây đặc sản đang cho kinh tế cao.

Tiền Giang bảo vệ an toàn hơn 23.000ha vườn cây đặc sản trước xâm nhập mặn

Tiền Giang bảo vệ an toàn hơn 23.000ha vườn cây đặc sản trước xâm nhập mặn

VOV.VN - Dù nước mặn trên sông Tiền chưa đến địa bàn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nhưng hiện nay chính quyền và người dân nơi đây đã chủ động các phương án ứng phó với thiên tai nhằm bảo vệ vườn cây đặc sản đang cho kinh tế cao.

Nước mặn xâm nhập nhiều vườn sầu riêng ở Tiền Giang
Nước mặn xâm nhập nhiều vườn sầu riêng ở Tiền Giang

VOV.VN - Hiện nay, mặn xâm nhập dưới sông Tiền đã bắt đầu đến “lãnh địa” trồng cây sầu riêng chuyên canh của tỉnh Tiền Giang. Nhiều diện tích sầu riêng ven sông Tiền đã cạn nguồn nước ngọt, đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nếu hạn mặn kéo dài.

Nước mặn xâm nhập nhiều vườn sầu riêng ở Tiền Giang

Nước mặn xâm nhập nhiều vườn sầu riêng ở Tiền Giang

VOV.VN - Hiện nay, mặn xâm nhập dưới sông Tiền đã bắt đầu đến “lãnh địa” trồng cây sầu riêng chuyên canh của tỉnh Tiền Giang. Nhiều diện tích sầu riêng ven sông Tiền đã cạn nguồn nước ngọt, đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nếu hạn mặn kéo dài.

Bảo vệ vườn sầu riêng khi nước mặn xâm nhập
Bảo vệ vườn sầu riêng khi nước mặn xâm nhập

VOV.VN - Những ngày gần đây, gió chướng thổi mạnh, nước mặn đã xâm nhập nhanh vào các hệ thống sông, rạch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Việc ngăn mặn, trữ nước ngọt để bảo vệ an toàn vườn cây sầu riêng ven sông là rất cấp thiết.

Bảo vệ vườn sầu riêng khi nước mặn xâm nhập

Bảo vệ vườn sầu riêng khi nước mặn xâm nhập

VOV.VN - Những ngày gần đây, gió chướng thổi mạnh, nước mặn đã xâm nhập nhanh vào các hệ thống sông, rạch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Việc ngăn mặn, trữ nước ngọt để bảo vệ an toàn vườn cây sầu riêng ven sông là rất cấp thiết.