Trăn trở gia tăng độ bao phủ người tham gia bảo hiểm xã hội

VOV.VN - TP.HCM có 7.912 doanh nghiệp có đăng ký thuế nhưng chưa tham gia bảo hiểm xã hội, 49.433 doanh nghiệp đã tham gia bảo hiểm xã hội nhưng tham gia chưa đầy đủ cho người lao động.

TP.HCM hiện có số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đạt tỷ lệ gần 52% so với lực lượng lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một lượng lớn lao động trong khu vực phi chính thức, lao động tự do chưa được bao phủ bởi hệ thống BHXH. Điều này tạo ra những thách thức lớn trong việc đảm bảo quyền lợi xã hội cho tất cả người dân, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương.

Độ bao phủ BHXH còn thấp

Tính đến nay, TP.HCM có gần 5 triệu lao động, 461.654 doanh nghiệp với gần 2,54 triệu lao động tham gia BHXH bắt buộc, chiếm tỷ lệ 51,75% tổng số người tham gia BHXH so với tổng số lực lượng lao động trên địa bàn.

Ngoài ra, TP có 7.912 doanh nghiệp có đăng ký thuế nhưng chưa tham gia BHXH, 49.433 doanh nghiệp đã tham gia BHXH nhưng tham gia chưa đầy đủ cho người lao động.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, số thu BHXH toàn TP đạt hơn 43.031 tỷ đồng (45,82% kế hoạch); số tiền chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là hơn 6.871 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,32%.

Ông Nguyễn Quốc Thanh, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH gặp nhiều khó khăn. Căn cứ dữ liệu thuế năm 2023 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp, toàn thành phố có 57.345 đơn vị với 1.473.939 lao động cần phải rà soát. Vì những đơn vị này, chủ yếu là kinh doanh dịch vụ bảo vệ, xây dựng, cung ứng lao động... thường lách luật BHXH để không tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Thanh, tình hình phục hồi của các doanh nghiệp vẫn chưa hoàn toàn ổn định nên phải nỗ lực rất nhiều để đạt được kế hoạch và mục tiêu bao phủ BHXH trong 6 tháng cuối năm. “Một số doanh nghiệp sản xuất lớn mặc dù có đơn hàng và nhu cầu tuyển dụng nhưng vẫn không tuyển dụng được lao động. Còn có những doanh nghiệp về thương mại dịch vụ cũng gặp khó khăn đã thu hẹp quy mô, do đó người lao động cũng giảm đi. Chúng tôi thống kê từ đầu năm đến nay, có khoảng 10 doanh nghiệp giảm khoảng 20.000 lao động. Tình hình phục hồi kinh tế vẫn chưa phục hồi hẳn, số người tham gia BHXH vẫn chưa đạt được mục tiêu”, ông Nguyễn Quốc Thanh nói. 

Theo bà Lượng Thị Tới, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM, có những doanh nghiệp gặp khó khăn duy trì việc làm cho người lao động do giảm đơn hàng. Nhiều đơn vị tạm ngưng hoạt động hoặc phải cắt giảm lao động làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người lao động, không thể tiếp tục tham gia BHXH và xu hướng nhận BHXH một lần tăng cao.

Bên cạnh đó, chế độ BHXH tự nguyện và chính sách của Nhà nước hỗ trợ người tham gia đóng BHXH tự nguyện hiện hành chưa thu hút nhiều người dân tham gia (nhất là người lao động thuộc khu vực phi chính thức).

Tìm giải pháp mở rộng đối tượng tham gia

Bà Tới cho rằng, TP.HCM có khả năng sớm hoàn thành và đạt vượt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH.

Cụ thể, cả nước phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH đến năm 2030, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi, đảm bảo chính sách an sinh xã hội. 

“Chúng tôi sẽ cùng tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục để người sử dụng lao động hiểu rõ được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện pháp luật về BHXH. Trên cơ sở ghi nhận những khó khăn của các doanh nghiệp để cùng đồng hành trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng tôi cũng đề nghị để doanh nghiệp thực hiện đúng trách nhiệm đối với người lao động”, bà Lượng Thị Tới cho biết. 

Về phía Liên đoàn Lao động TP.HCM, ông Phạm Chí Tâm, Phó Chủ tịch Liên đoàn cho biết, đã thành lập hơn 30 tổ tư vấn pháp luật tại các công đoàn cấp trên cơ sở và công đoàn cơ sở có từ 500 lao động trở lên, nhằm tăng cường tuyên truyền và tư vấn pháp luật cho công đoàn cơ sở và người lao động.

Tại các doanh nghiệp chưa có công đoàn, Liên đoàn Lao động TP.HCM sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, các câu lạc bộ, hội đoàn để tuyên truyền về chính sách BHXH và an sinh xã hội. Đồng thời giám sát và đề nghị các biện pháp cải thiện việc chấp hành pháp luật về lao động và BHXH tại các doanh nghiệp này. 

“Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền trong đoàn viên và người lao động. Trong quá trình lao động phải có thương lượng và có ký kết hợp đồng lao động, để tham gia vào BHXH cũng như BHYT, bảo hiểm thất nghiệp nhằm đảm bảo được quyền lợi của mình trong quá trình lao động cũng như là về sau này có chế độ”. 

Bà Trịnh Thị Thanh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ TP.HCM cho hay, mạng lưới cán bộ, cộng tác viên của hội trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi, tư vấn thuyết phục hội viên, phụ nữ tích cực tham gia BHXH, BHYT hộ gia đình.

Bà Thanh cho rằng, cần có nhiều chính sách hỗ trợ để thu hút người tham gia. “Thực ra là mọi người đều thích mua BHXH nhưng mà do điều kiện kinh tế cũng không dư giả nhiều, cho nên nếu có chính sách tặng cho người dân mua BHXH tự nguyện, BHYT từ 30% - 50% sẽ là kích cầu để mọi người tham gia. Nếu không được hỗ trợ, mỗi tháng đóng hàng trăm ngàn đến gần triệu đồng thì họ sẽ không mua. Cho nên rất mong được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của toàn thể các ngành, các cấp”, bà Thanh đề xuất. 

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 vừa được Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 thông qua (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025) có 14 điểm mới trọng tâm, trong đó, tập trung gia tăng các quyền, lợi ích cho người thụ hưởng. Điều này sẽ thu hút người lao động tham gia BHXH tích cực hơn, nâng cao tỷ lệ người dân vào lưới an sinh, để được bảo vệ tốt hơn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gần 3 triệu lao động bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
Gần 3 triệu lao động bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

VOV.VN - Gần 3 triệu lao động trên cả nước đang bị ảnh hưởng quyền lợi khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp. Tại TP.HCM, hàng trăm ngàn công nhân, người lao động có nguy cơ trở thành nạn nhân của tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH, lúc ốm đau, thai sản.

Gần 3 triệu lao động bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Gần 3 triệu lao động bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

VOV.VN - Gần 3 triệu lao động trên cả nước đang bị ảnh hưởng quyền lợi khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp. Tại TP.HCM, hàng trăm ngàn công nhân, người lao động có nguy cơ trở thành nạn nhân của tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH, lúc ốm đau, thai sản.

Dự báo rút Bảo hiểm xã hội 1 lần ở TP.HCM sẽ tiếp tục tăng
Dự báo rút Bảo hiểm xã hội 1 lần ở TP.HCM sẽ tiếp tục tăng

VOV.VN - Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết, lao động rút bảo hiểm một lần (BHXH) dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong năm năm 2024, do một số ngành sản xuất khó khăn đơn hàng, nhiều người mất việc.

Dự báo rút Bảo hiểm xã hội 1 lần ở TP.HCM sẽ tiếp tục tăng

Dự báo rút Bảo hiểm xã hội 1 lần ở TP.HCM sẽ tiếp tục tăng

VOV.VN - Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết, lao động rút bảo hiểm một lần (BHXH) dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong năm năm 2024, do một số ngành sản xuất khó khăn đơn hàng, nhiều người mất việc.

Nợ bảo hiểm xã hội: Nhiều vướng mắc khi xử lý hình sự
Nợ bảo hiểm xã hội: Nhiều vướng mắc khi xử lý hình sự

VOV.VN - Tình trạng nợ BHXH tại TP.HCM có xu hướng tăng, song nhiều năm qua chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn.

Nợ bảo hiểm xã hội: Nhiều vướng mắc khi xử lý hình sự

Nợ bảo hiểm xã hội: Nhiều vướng mắc khi xử lý hình sự

VOV.VN - Tình trạng nợ BHXH tại TP.HCM có xu hướng tăng, song nhiều năm qua chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn.