Triển khai thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số

VOV.VN -Ngày 1/7, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình, Tổng cục Thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức Lễ ra quân triển khai thu thập thông tin điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước.

Đây là cuộc điều tra lần thứ ba theo Quyết định 02/QĐ-TTg ngày 5/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 dân tộc thiểu số. Hai cuộc điều tra trước đó được thực hiện vào năm 2015 và năm 2019.

Kết quả của cuộc điều tra lần này là căn cứ quan trọng để xây dựng chính sách phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2026-2030.

Cuộc điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở, hôn nhân, y tế, giáo dục, điều kiện sống... để biên soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê về công tác dân tộc, phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển KTXH cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2026-2030; làm cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

Cuộc Điều tra thực hiện thu thập thông tin tại địa bàn từ ngày 1/7 đến 15/8/2024 tại 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gồm 51 tỉnh có xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 và 3 tỉnh, thành phố có các xã/phường/thị trấn có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống là TPHCM, Long An và Hà Tĩnh).

Điều tra sử dụng phương pháp thu thập thông tin trực tiếp. Các điều tra viên sẽ đến từng hộ để thu thập các thông tin về: Nhân khẩu học của dân số; giáo dục; di cư; hôn nhân; sử dụng bảo hiểm y tế; việc làm; lịch sử sinh và tình hình sử dụng biện pháp tránh thai của nữ từ 10-49 tuổi và các thông tin về người chết; nhà ở và điều kiện sinh hoạt; đất ở, đất sản xuất; một số loại gia súc chủ yếu; tình hình tiếp cận dịch vụ công cộng của hộ.

Nội dung điều tra đối với UBND xã gồm các thông tin về đặc điểm của xã, sử dụng điện, đường, giao thông; trường học và trình độ giáo viên; nhà văn hóa; y tế và vệ sinh môi trường; chợ; trình độ của cán bộ, công chức cấp xã; tôn giáo, tín ngưỡng; mức độ phủ sóng điện thoại và internet.

Tiêu chí xác định địa bàn điều tra 53 DTTS năm 2024 đã thay đổi so với trước đây. Theo đó, quy định là địa bàn có số lượng người dân tộc thiểu số đang sinh sống chiếm từ 15% trở lên so với tổng số dân của địa bàn, thay vì 30% như các cuộc điều tra trước. 

Tại lễ ra quân, Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh đây là hệ thống cơ sở dữ liệu hết sức quan trọng để hoạch định chính sách đúng và trúng, đưa xuống bà con nhân dân để đảm bảo các chính sách không bị chồng chéo, không có hiệu quả.

Hệ thống thông tin số liệu này để các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng các chủ trương, chính sách cũng như ban hành chính sách của địa phương. Và hệ thống thông tin, dữ liệu về kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng chính là cơ sở để có những chính sách cụ thể đối với từng vùng, từng địa phương và từng nhóm dân tộc, để có những chính sách phù hợp.

"Tôi cho rằng việc điều tra thông tin số liệu về kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số là việc làm hết sức thiết thực”, ông Hầu A Lềnh.

Kết quả cuộc điều tra lần này sẽ bàn giao cho Ủy ban Dân tộc vào tháng 4/2025 và được công bố vào khoảng thời gian tháng 5 - 7/2025.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ra quân điều tra, thống kê thực trạng kinh tế, xã hội 53 dân tộc thiểu số
Ra quân điều tra, thống kê thực trạng kinh tế, xã hội 53 dân tộc thiểu số

VOV.VN - Sáng nay (1/7), tại Hòa Bình, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp cùng Ủy ban dân tộc tổ chức Lễ ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số.

Ra quân điều tra, thống kê thực trạng kinh tế, xã hội 53 dân tộc thiểu số

Ra quân điều tra, thống kê thực trạng kinh tế, xã hội 53 dân tộc thiểu số

VOV.VN - Sáng nay (1/7), tại Hòa Bình, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp cùng Ủy ban dân tộc tổ chức Lễ ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số.

Phụ nữ Gia Lai tận tâm đỡ đầu trẻ mồ côi và dạy chữ vùng dân tộc thiểu số
Phụ nữ Gia Lai tận tâm đỡ đầu trẻ mồ côi và dạy chữ vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Thời gian qua các cấp hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều mô hình như: đỡ đầu trẻ mồ côi, mở lớp xóa mù chữ. Nhờ đó nhiều phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số vơi bớt khó khăn, tự tin vươn lên trong cuộc sống.

Phụ nữ Gia Lai tận tâm đỡ đầu trẻ mồ côi và dạy chữ vùng dân tộc thiểu số

Phụ nữ Gia Lai tận tâm đỡ đầu trẻ mồ côi và dạy chữ vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Thời gian qua các cấp hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều mô hình như: đỡ đầu trẻ mồ côi, mở lớp xóa mù chữ. Nhờ đó nhiều phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số vơi bớt khó khăn, tự tin vươn lên trong cuộc sống.

“Cú huých” nâng cao đời sống bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Định
“Cú huých” nâng cao đời sống bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Định

VOV.VN - Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần thay đổi diện mạo vùng núi tỉnh Bình Định. Địa phương tiếp tục triển khai các dự án, tiểu dự án liên quan của chương trình này.

“Cú huých” nâng cao đời sống bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Định

“Cú huých” nâng cao đời sống bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Định

VOV.VN - Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần thay đổi diện mạo vùng núi tỉnh Bình Định. Địa phương tiếp tục triển khai các dự án, tiểu dự án liên quan của chương trình này.