Triệu Á Đông - Thính giả Trung Quốc đồng hành cùng Đài TNVN

VOV.VN - Triệu Á Đông, Giám đốc IT cho một hãng chuyển phát nhanh có tiếng tại Thượng Hải tự nhận là thính giả quen thuộc của Đài TNVN.

Tôi với Triệu Á Đông là hai người bạn "quen mà lạ, lạ mà quen", nói như thế bởi ngay từ khi tôi mới sang làm phóng viên thường trú tại Bắc Kinh, anh là thính giả đầu tiên liên lạc với tôi, khi đó anh không biết người tiền nhiệm của tôi đã về nước và để lại số điện thoại cho tôi tiện giao dịch.

Biết tôi mới sang còn nhiều bỡ ngỡ, anh thường xuyên liên lạc hỏi thăm. Khi nghe chương trình tiếng Trung Quốc của Đài TNVN, gặp khái niệm gì mới, vấn đề gì chưa hiểu anh lại nhắn tin hỏi tôi. Mặc dù vậy chúng tôi vẫn chưa có dịp gặp mặt, hàng ngày chỉ thăm hỏi nhau qua mạng weixin - một trang mạng xã hội của Trung Quốc.

Phải đến tháng 6/2015 vừa rồi, nhân chuyến công tác tại Thượng Hải, tôi mới có dịp ghé thăm Triệu Á Đông, Thượng Hải cũng là nơi anh đang sống và làm việc. Ngồi nhâm nhi ly cafe Việt Nam tôi vừa mới tặng, anh chậm rãi kể tôi nghe về tuổi thơ vất vả và cơ duyên của anh đối với radio cũng như đối với Đài TNVN

Triệu Á Đông sinh năm 1978, tại vùng Đông Bắc Trung Quốc. Khi lên 8 tuổi, anh theo cha chuyển đến sinh sống tại một thị trấn nhỏ giáp ranh giữa tỉnh Liêu Ninh và tỉnh Hà Bắc, gần biển Bột Hải của Trung Quốc.
Thính giả quen thuộc của Đài TNVN Triệu Á Đông

Vào thời kỳ đó, cuộc sống còn khó khăn thiếu thốn, nên đời sống giải trí của người dân Trung Quốc khi đó cũng rất đơn giản, những gia đình khá giả có chiếc ti vi đen trắng, còn những gia đình "tầm tầm" có cái máy thu thanh là hạnh phúc lắm rồi. Nhà nghèo, không có tiền mua sách đọc, cha anh khuyên anh nên thường xuyên nghe đài vì đây cũng là cách học hiệu quả mà cũng đỡ tốn kém.

Năm 1992, khi đang học trung học, Triệu Á Đông thỉnh thoảng vẫn nghe được một số chương trình phát thanh của các đài nước ngoài như chương trình phát thanh tiếng Anh của Đài Phát thanh Australia, các chương trình của Đài KBS Hàn Quốc hay của Đài NHK Nhật Bản.

Một hôm, tình cờ Triệu Á Đông bắt được tín hiệu của chương trình phát thanh tiếng Trung Quốc của Đài Tiếng nói Việt Nam, bắt đầu là tò mò nghe thử, rồi thói quen nghe Đài Tiếng nói Việt Nam đã ngấm vào khi nào anh cũng không nhớ rõ. Anh tự nhận mình là thính giả "mới" mà "cũ" của Chương trình phát thanh tiếng Trung Quốc - Đài Tiếng nói Việt Nam.

Nói là "mới", vì từ năm 2013, anh mới chính thức liên hệ và gửi thư cho Phòng tiếng Trung Quốc, Hệ Phát thanh đối ngoại của Đài TNVN, nhưng từ những năm 90 của thế kỷ trước, anh đã là thính giả thường xuyên của Đài.

Năm 2000, Triệu Á Đông tốt nghiệp đại học và chuyển đến thành phố Quảng Châu rồi Bắc Kinh công tác. Đến năm 2004, anh chuyển đến sinh sống và làm việc ở Thượng Hải cho đến bây giờ. Quảng Châu, Bắc Kinh, Thượng Hải đều là các thành phố lớn của Trung Quốc với nhịp sống sôi động, áp lực công việc cũng rất cao.

Cuộc sống xoay vần và cũng do áp lực công việc, có một dạo Triệu Á Đông dường như quên đi mất sở thích nghe đài bên chiếc radio của mình. Có chăng chỉ là những lần lướt web, vào các trang mạng để nghe các tiết mục phát thanh. Dần dần niềm yêu thích nghe đài phát thanh trong anh trở lại, và cùng với sự phát triển của thời đại, anh đã tìm được cho mình một cách thức nghe đài kiểu mới, vừa không ảnh hưởng đến công việc, lại vừa đáp ứng được sở thích nghe đài phát thanh của mình. Còn nhớ khi đó trang web tiếng Trung của Hệ Phát thanh đối ngoại vẫn chưa chính thức ra mắt, Triệu Á Đông có dịp tình cờ nghe được một số tiết mục phát thanh tiếng Trung của Đài TNVN được up lên trang blog163.com, trong đó có tiết mục "Dạy tiếng Việt".

Anh cho rằng đây chính là ý tưởng tuyệt vời, là bước đệm cho sự vươn xa, nối dài cánh sóng của Đài tiếng nói Việt Nam. Sau này, phát thanh trực tuyến qua mạng Internet phát triển, trong khi rất nhiều đài phát thanh các nước phương Tây đã ngừng phát thanh sóng ngắn nhưng Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn  không rời khỏi “trận địa phát thanh sóng ngắn”. Không những thế, Đài liên tục đổi mới, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào công tác phát thanh như: mở trang web Phát thanh đối ngoại với các thứ tiếng nước ngoài, cập nhật những nội dung phát thanh, tận dụng thông tin truyền thông, thư điện tử để kết nối với thính giả. Cung cấp cho thính giả nước ngoài những thông tin về chính trị, đời sống, văn hóa, phong tục tập quán của người Việt Nam. Tất cả những nỗ lực ấy làm nên một sự thay đổi mạnh mẽ, khiến Triệu Á Đông và những thính giả nước ngoài của Đài TNVN cảm thấy khâm phục.

Triệu Á Đông bây giờ đã là giám đốc IT cho một hãng chuyển phát nhanh có tiếng tại Thượng Hải, anh không còn quá lo toan cho cuộc sống, thêm vào đó là niềm đam mê nghe đài được hình thành từ bé, nên trong những lúc rảnh rỗi, anh cũng tìm lại sở thích nghe đài bằng máy thu thanh bằng việc tự trang bị cho mình chiếc máy thu thanh SONY ICF-SW7600G.

Đây là chiếc máy được những người yêu thích nghe đài qua làn sóng phát thanh gọi là máy thu sóng ngắn chuyên nghiệp, ở Trung Quốc nó được bán với giá khoảng 200 USD. Ngoài ra, anh cũng thường xuyên ghé thăm trang web: vovworld.vn để xem các thông tin về Việt Nam hoặc nghe trực tuyến, qua đó có thể dõi theo sự thay đổi từng ngày của xã hội Việt Nam trên mọi phương diện.

Tôi hỏi với tư cách là một thính giả "lâu năm" của Đài TNVN, anh có ý kiến gì để các chương trình của Đài ngày càng hấp dẫn, thu hút được thính giả, đặc biệt là những thính giả nước ngoài như anh. Anh cho biết, nội dung các chương trình đang phát hiện nay cũng đã là rất hay, nhưng để hấp dẫn hơn, các trang web của Đài nên tăng cường phát các clip, Đài cũng nên tận dụng các mạng xã hội như weibo.com hay weixin.qq.com để tương tác với thính giả, hoặc có thể liên kết đường link vào các webside của Đại Sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc hay các nước khác, hoặc kết nối với đường link của Vietnamairline, như thế tầm ảnh hưởng của Đài sẽ tăng lên, sẽ có nhiều thính giả nước ngoài quan tâm đến Đài hơn.

Bên cạnh đó các chương trình của Đài cũng nên tăng cường giới thiệu về văn hoá, đất nước, con người Việt Nam, bởi theo anh đa số người nước ngoài, họ chỉ biết đến Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mà không biết rằng, Việt Nam còn có rất nhiều địa điểm và các địa danh nổi tiếng khác như thành phố Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Mỹ Tho... những nơi này đều rất đẹp và nổi tiếng, đều đáng để đi đến dù chỉ một lần. Trước khi chia tay, Triệu Á Đông bắt tay tôi thật chặt, xúc động nói "mong sao hai nước Việt Nam- Trung Quốc núi liền núi sông liền , mãi thắm tình hữu nghị, đất nước phát triển, nhân dân dân hai nước có nhiều cơ hội giao lưu, thăm viếng lẫn nhau".  

Khi chuẩn bị kết thúc bài viết, tôi nhận được điện thoại của Triệu Á Đông, anh báo rằng: Anh rất hạnh phúc vì đã đoạt giải ba cuộc thi "Bạn biết gì về Việt Nam". Anh nói rằng: mơ ước của anh sắp thành hiện thực vì sắp được sang Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bác Hồ với Đài TNVN: Lần đầu tiên tiếng Bác lên làn sóng phát thanh
Bác Hồ với Đài TNVN: Lần đầu tiên tiếng Bác lên làn sóng phát thanh

VOV.VN - Đầu giờ chiều ngày 2 tháng 9 năm 1945, tiếng Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập được truyền đi giữa trời Hà Nội -  trời thu Cách mạng

Bác Hồ với Đài TNVN: Lần đầu tiên tiếng Bác lên làn sóng phát thanh

Bác Hồ với Đài TNVN: Lần đầu tiên tiếng Bác lên làn sóng phát thanh

VOV.VN - Đầu giờ chiều ngày 2 tháng 9 năm 1945, tiếng Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập được truyền đi giữa trời Hà Nội -  trời thu Cách mạng

Lần thứ hai đến Đài TNVN Bác căn dặn: “Thời gian là vàng”
Lần thứ hai đến Đài TNVN Bác căn dặn: “Thời gian là vàng”

VOV.VN - Bác nói hai điều quan trọng là bình tĩnh, đoàn kết một lòng, một khối sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Thời gian lúc này là quý hơn vàng.

Lần thứ hai đến Đài TNVN Bác căn dặn: “Thời gian là vàng”

Lần thứ hai đến Đài TNVN Bác căn dặn: “Thời gian là vàng”

VOV.VN - Bác nói hai điều quan trọng là bình tĩnh, đoàn kết một lòng, một khối sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Thời gian lúc này là quý hơn vàng.

Thăm Đài TNVN, Bác dặn: Muốn làm phát thanh tốt thì tay nghề phải cao
Thăm Đài TNVN, Bác dặn: Muốn làm phát thanh tốt thì tay nghề phải cao

VOV.VN - Tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam, Bác tới thăm công nhân xe thu thanh, Bác hài lòng và dặn: “Muốn làm phát thanh tốt thì tay nghề phải cao”.

Thăm Đài TNVN, Bác dặn: Muốn làm phát thanh tốt thì tay nghề phải cao

Thăm Đài TNVN, Bác dặn: Muốn làm phát thanh tốt thì tay nghề phải cao

VOV.VN - Tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam, Bác tới thăm công nhân xe thu thanh, Bác hài lòng và dặn: “Muốn làm phát thanh tốt thì tay nghề phải cao”.

Lần thứ ba Bác thăm Đài TNVN: Giữa đêm đông nghe thơ xuân của Người
Lần thứ ba Bác thăm Đài TNVN: Giữa đêm đông nghe thơ xuân của Người

VOV.VN - Bài thơ chúc Tết đầu tiên của Bác được trang trọng phát lên sóng vào chương trình phát thanh Thời sự 6 giờ sáng mùng Một tết Đinh Hợi.

Lần thứ ba Bác thăm Đài TNVN: Giữa đêm đông nghe thơ xuân của Người

Lần thứ ba Bác thăm Đài TNVN: Giữa đêm đông nghe thơ xuân của Người

VOV.VN - Bài thơ chúc Tết đầu tiên của Bác được trang trọng phát lên sóng vào chương trình phát thanh Thời sự 6 giờ sáng mùng Một tết Đinh Hợi.

Lần thứ tư thăm Đài TNVN, Bác dặn: “Đề phòng ăn đạn bọc đường”
Lần thứ tư thăm Đài TNVN, Bác dặn: “Đề phòng ăn đạn bọc đường”

VOV.VN - Bác nói: Nhiệm vụ cách mạng còn lâu dài, gian khổ, cán bộ phải giữ vững ý chí cách mạng, đề phòng những viên đạn bọc đường

Lần thứ tư thăm Đài TNVN, Bác dặn: “Đề phòng ăn đạn bọc đường”

Lần thứ tư thăm Đài TNVN, Bác dặn: “Đề phòng ăn đạn bọc đường”

VOV.VN - Bác nói: Nhiệm vụ cách mạng còn lâu dài, gian khổ, cán bộ phải giữ vững ý chí cách mạng, đề phòng những viên đạn bọc đường

Bác Hồ với Đài TNVN: Người sáng lập Đài phát thanh Quốc gia
Bác Hồ với Đài TNVN: Người sáng lập Đài phát thanh Quốc gia

VOV.VN - Ông Trần Lâm, giám đốc đầu tiên của Đài thường nói với thế hệ sau: “chúng ta tự hào vì có Bác Hồ là người sáng lập ra Đài Tiếng nói Việt Nam”

Bác Hồ với Đài TNVN: Người sáng lập Đài phát thanh Quốc gia

Bác Hồ với Đài TNVN: Người sáng lập Đài phát thanh Quốc gia

VOV.VN - Ông Trần Lâm, giám đốc đầu tiên của Đài thường nói với thế hệ sau: “chúng ta tự hào vì có Bác Hồ là người sáng lập ra Đài Tiếng nói Việt Nam”