Trong 5 năm, rừng Tây Nguyên giảm gần 130.000ha

(VOV) - Tình trạng suy giảm diện tích rừng ở Tây Nguyên diễn ra ở mức độ cao, bình quân giảm gần 26.000ha mỗi năm.

Ngày 21/9, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị bàn về các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vùng Tây Nguyên.

Hội nghị cho biết, đến năm 2011, Tây Nguyên chỉ còn gần 1,8 triệu ha rừng có trữ luợng, độ che phủ 32,4%. Trong 5 năm qua, diện tích rừng ở Tây Nguyên giảm gần 130.000ha, trong đó rừng tự nhiên là 107.000ha. Tình trạng suy giảm diện tích rừng còn diễn ra ở mức độ cao, bình quân giảm gần 26.000ha mỗi năm. 

Một cây gỗ lớn tại rừng phòng hộ Đăk Đoa, Gia Lai bị cưa hạ (ảnh chụp tháng 3/2012)

Song song với sự suy giảm về diện tích rừng, chất lượng rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên bị suy thoái nghiêm trọng. Giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường thấp.

Nghiêm trọng là trong chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su, đã có dấu hiệu lợi dụng để phá rừng, chuyển đổi rừng không nghèo kiệt, thực hiện sai chủ trương chủa Chính phủ. Cùng với đó, Hội nghị nêu ra vấn đề lớn hiện nay đó là các chủ rừng hiện nay hầu hết không đủ năng lực để quản lý, bảo vệ rừng, nhất là các công ty lâm nghiệp hiện đang quản lý gần 1 triệu ha rừng của Tây Nguyên.

Về vấn đề này, ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nêu giải pháp: “Việc cải tiến, đổi mới phương thức quản lý đối với các công ty lâm nghiệp là một vấn đề lớn. Chúng tôi đang nghiên cứu để trình với Chính phủ để có quyết định cuối cùng. Đối với những khu vực rừng tự nhiên còn, chúng tôi sẽ rà soát chuyển sang ban quản lý rừng phòng hộ hoặc mở rộng các khu rừng đặc dụng. Chúng ta không giữ lại các công ty lâm nghiệp bằng mọi giá, nếu như họ không có phương án khẳng định chắc chắn sẽ bảo vệ tốt và phát triển được rừng”.

Để cứu rừng Tây Nguyên, Hội nghị cũng đề cập đến phương án tổ chức tổng kiểm kê rừng; từ năm 2013, tạm dừng khai thác gỗ tự nhiên; dừng tất cả các dự án chuyển đổi rừng tự nhiên sang mục đích phi lâm nghiệp; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, đề xuất chính sách về bảo vệ và khôi phục rừng Tây Nguyên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phú Yên: Truy quét đối tượng "tuồn" gỗ quý từ rừng
Phú Yên: Truy quét đối tượng "tuồn" gỗ quý từ rừng

Lực lượng chức năng phát hiện 2 xe ôtô loại 16 chỗ vận chuyển hơn 3,5m3 gỗ hương và càte trên Quốc lộ 25.

Phú Yên: Truy quét đối tượng "tuồn" gỗ quý từ rừng

Phú Yên: Truy quét đối tượng "tuồn" gỗ quý từ rừng

Lực lượng chức năng phát hiện 2 xe ôtô loại 16 chỗ vận chuyển hơn 3,5m3 gỗ hương và càte trên Quốc lộ 25.

Kon Tum dành 43.000 héc ta trồng rừng nguyên liệu giấy
Kon Tum dành 43.000 héc ta trồng rừng nguyên liệu giấy

Phát triển vùng nguyên liệu giấy sẽ giúp giải quyết việc làm trung bình mỗi năm khoảng 3.800 lao động.

Kon Tum dành 43.000 héc ta trồng rừng nguyên liệu giấy

Kon Tum dành 43.000 héc ta trồng rừng nguyên liệu giấy

Phát triển vùng nguyên liệu giấy sẽ giúp giải quyết việc làm trung bình mỗi năm khoảng 3.800 lao động.

Hàng nghìn khối gỗ nghiến nằm vất vưởng trong rừng Pác Nặm
Hàng nghìn khối gỗ nghiến nằm vất vưởng trong rừng Pác Nặm

Được biết thông tin về hàng nghìn khối gỗ nghiến mục nát nằm phơi nắng trên rừng ở xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn hơn chục năm nay, chúng tôi đã đến tận nơi tìm hiểu.

Hàng nghìn khối gỗ nghiến nằm vất vưởng trong rừng Pác Nặm

Hàng nghìn khối gỗ nghiến nằm vất vưởng trong rừng Pác Nặm

Được biết thông tin về hàng nghìn khối gỗ nghiến mục nát nằm phơi nắng trên rừng ở xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn hơn chục năm nay, chúng tôi đã đến tận nơi tìm hiểu.