Trụ sở quận 1,TP.HCM đã đổi bảng tên thành phường Sài Gòn

Trụ sở UBND quận 1 đã được thay bảng tên thành trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND phường Sài Gòn, chuẩn bị cho lễ công bố thành lập phường, xã mới vào sáng 30/6 và chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ 1/7.

Sáng sớm nay (29/6), tổ thi công của UBND quận 1 đã gắn bảng tên phường Sài Gòn thay cho bảng tên trụ sở UBND quận 1. Thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, quận 1 với gần 50 năm thành lập và phát triển nay sắp xếp thành 4 phường gồm: Sài Gòn, Tân Định, Bến Thành, Cầu Ông Lãnh.

Đáng chú ý trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND phường Sài Gòn - một trong những phường trọng điểm của TP.HCM được đặt tại số 45-47 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1 (trụ sở UBND quận 1 hiện nay).

Phường Sài Gòn là phường trung tâm của TP.HCM, được sắp xếp trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Bến Nghé và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Đa Kao, phường Nguyễn Thái Bình.

Phường Sài Gòn giới hạn bởi các tuyến đường Hoàng Sa, Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Nguyễn Thị Minh Khai, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Võ Văn Kiệt, Tôn Đức Thắng và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè với diện tích hơn 3km2 và hơn 47.000 người.

Theo UBND quận 1, địa danh Sài Gòn - có nhiều giả thuyết, tuy nhiên phổ biến nhất là từ cách gọi của người Khmer về một loài cây bông gòn (prey nokor - rừng cây gòn). Theo thời gian, âm "prey nokor" dần biến âm thành "Sài Gòn". Tên gọi này chính thức hóa khi chúa Nguyễn Ánh xây dựng thành Gia Định.

TP.HCM có lịch sử quản lý hành chính hơn 300 năm, từ năm 1698 khi Nguyễn Hữu Cảnh lập nên phủ Gia Định. Trải qua thời gian đó, nơi đây có nhiều tên gọi khác nhau dùng để chỉ toàn bộ vùng đất hoặc một khu bộ phận như Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Bến Nghé, Phan Yên, Phiên An. Trong đó, Sài Gòn là tên gọi phổ biến nhất trong quản lý hành chính cũng như đời sống văn hóa cộng đồng.

Đến năm 1976, tên gọi TP.HCM được dùng để đặt tên cho thành phố Sài Gòn - Gia Định có địa giới hợp nhất từ đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định trước đó.

Địa danh Sài Gòn là tên gọi đã gắn liền với vùng đất này trước khi chính thức mang tên TP.HCM sau năm 1975. Đây là biểu tượng văn hóa - lịch sử lâu đời, gắn với ký ức và tâm thức của nhiều thế hệ cư dân đô thị, là tên gọi được sử dụng rộng rãi trong văn học, nghệ thuật, đời sống sinh hoạt thường ngày, có sức lan tỏa và dễ nhận diện ở trong nước lẫn quốc tế.

TP.HCM vừa qua cũng đã tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 327 năm hình thành TP Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM (1698-2025) và kỷ niệm 49 năm ngày TP Sài Gòn - Gia Định chính thức vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (2/7/1976 - 2/7/2025).

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM, mục tiêu top 100 thành phố đáng sống
Điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM, mục tiêu top 100 thành phố đáng sống

VOV.VN - Sáng 25/6, UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Đến dự có ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM.

Điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM, mục tiêu top 100 thành phố đáng sống

Điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM, mục tiêu top 100 thành phố đáng sống

VOV.VN - Sáng 25/6, UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Đến dự có ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM.

Huế chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc triển khai mô hình chính quyền 2 cấp
Huế chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc triển khai mô hình chính quyền 2 cấp

VOV.VN - Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi thực hiện việc sắp xếp, thành phố Huế có 40 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 phường, 19 xã. Riêng phường Dương Nỗ là đơn vị duy nhất không thay đổi.

Huế chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc triển khai mô hình chính quyền 2 cấp

Huế chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc triển khai mô hình chính quyền 2 cấp

VOV.VN - Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi thực hiện việc sắp xếp, thành phố Huế có 40 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 phường, 19 xã. Riêng phường Dương Nỗ là đơn vị duy nhất không thay đổi.

Hải Phòng hoàn thành vận hành thử mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Hải Phòng hoàn thành vận hành thử mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

VOV.VN - Tỉnh Hải Dương và Thành phố Hải Phòng đã hoàn thành thử nghiệm 2 giai đoạn hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam cấp xã tại toàn bộ 114 xã, phường, đặc khu, sẵn sàng cho mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động từ ngày 1/7.

Hải Phòng hoàn thành vận hành thử mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hải Phòng hoàn thành vận hành thử mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

VOV.VN - Tỉnh Hải Dương và Thành phố Hải Phòng đã hoàn thành thử nghiệm 2 giai đoạn hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam cấp xã tại toàn bộ 114 xã, phường, đặc khu, sẵn sàng cho mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động từ ngày 1/7.

Quảng Ngãi vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp
Quảng Ngãi vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp

VOV.VN - Ngày 25/6, tất cả 56 xã, phường và đặc khu Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và bắt đầu hoạt động chính thức từ ngày 1/7 tới. Ngày đầu tiên vận hành thử nghiệm, rất đông người dân đến trung tâm phục vụ hành chính công xã mới làm thủ tục.

Quảng Ngãi vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp

Quảng Ngãi vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp

VOV.VN - Ngày 25/6, tất cả 56 xã, phường và đặc khu Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và bắt đầu hoạt động chính thức từ ngày 1/7 tới. Ngày đầu tiên vận hành thử nghiệm, rất đông người dân đến trung tâm phục vụ hành chính công xã mới làm thủ tục.