Trường ĐH Kinh tế quốc dân chuyển thành Đại học Kinh tế quốc dân

VOV.VN - Phó Thủ tướng yêu cầu Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục đại học và quy định pháp luật có liên quan; quá trình tổ chức lại phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên liên quan, hoạt động bình thường, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân.

Theo đó, Đại học Kinh tế Quốc dân là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục đại học và quy định pháp luật có liên quan; quá trình tổ chức lại phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên liên quan, hoạt động bình thường, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản.

Phó Thủ tướng yêu cầu Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng Đại học, công nhận Chủ tịch Hội đồng Đại học và công nhận Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân theo quy định của pháp luật. Quyết định số 1386/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024.

Mục tiêu của Đại học Kinh tế Quốc dân đến năm 2030 đi tiên phong trong chuyển đổi số, có hệ thống quản trị hiện đại, thông minh và chuyên nghiệp đạt chuẩn kiểm định quốc tế.  Đại học theo định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, thuộc nhóm 5 đại học hàng đầu của Việt Nam. Top 100 đại học tốt nhất châu Á trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh theo chuẩn mực xếp hạng quốc tế. Hiện Đại học Kinh tế Quốc dân có 3 trường trực thuộc gồm: Trường Kinh tế và Quản lý công, Trường Kinh doanh, Trường Công nghệ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xem xét quy định thời gian công bố phương án thi tuyển sinh lớp 10 sớm
Xem xét quy định thời gian công bố phương án thi tuyển sinh lớp 10 sớm

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 8347/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long xử lý thông tin báo chí phản ánh liên quan đến dự thảo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Xem xét quy định thời gian công bố phương án thi tuyển sinh lớp 10 sớm

Xem xét quy định thời gian công bố phương án thi tuyển sinh lớp 10 sớm

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 8347/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long xử lý thông tin báo chí phản ánh liên quan đến dự thảo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Dự thảo Luật Nhà giáo cần tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh
Dự thảo Luật Nhà giáo cần tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh

VOV.VN - Dự thảo Luật Nhà giáo có nhiều điểm mới về đối tượng, phạm vi áp dụng, quy định việc tuyển dụng nhà giáo, chính sách tiền lương của nhà giáo; tuổi nghỉ hưu của nhà giáo; chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo...

Dự thảo Luật Nhà giáo cần tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh

Dự thảo Luật Nhà giáo cần tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh

VOV.VN - Dự thảo Luật Nhà giáo có nhiều điểm mới về đối tượng, phạm vi áp dụng, quy định việc tuyển dụng nhà giáo, chính sách tiền lương của nhà giáo; tuổi nghỉ hưu của nhà giáo; chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo...

"Áp lực học tập lớn đang trở thành vấn đề nổi cộm"
"Áp lực học tập lớn đang trở thành vấn đề nổi cộm"

VOV.VN -"Học sinh ở Hà Nội, đặc biệt là tại các trường THPT và các trường chất lượng cao, đang phải chịu áp lực lớn từ hệ thống thi cử. Cạnh tranh học tập khốc liệt khiến nhiều học sinh phải đối mặt với căng thẳng tâm lý, thậm chí là tình trạng kiệt sức".

"Áp lực học tập lớn đang trở thành vấn đề nổi cộm"

"Áp lực học tập lớn đang trở thành vấn đề nổi cộm"

VOV.VN -"Học sinh ở Hà Nội, đặc biệt là tại các trường THPT và các trường chất lượng cao, đang phải chịu áp lực lớn từ hệ thống thi cử. Cạnh tranh học tập khốc liệt khiến nhiều học sinh phải đối mặt với căng thẳng tâm lý, thậm chí là tình trạng kiệt sức".