Trường Nguyễn Siêu đón Huân chương Lao động hạng Nhất

VOV.VN - Chiều nay (18/2), tại Hà Nội, Trường Tiểu học-THCS-THPT Nguyễn Siêu long trọng kỷ niệm năm học thứ 30. Cũng trong dịp này, Trường Nguyễn Siêu đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Dự buổi lễ có nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan; Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn; Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ; đại diện lãnh đạo một số bộ ngành, địa phương; các tổ chức quốc tế và tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường.

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Trường Tiểu học - THCS-THPT Nguyễn Siêu. 

Phát biểu tại buổi lễ, đại tá, nhà giáo ưu tú Nguyễn Trọng Vĩnh, Chủ tịch Hội đồng Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu chia sẻ đây là niềm vinh dự, tự hào của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường, là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước đối với sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt 30 năm xây dựng và trưởng thành của trường.

Nguyễn Siêu là 1 trong 4 trường dân lập đầu tiên của cả nước. Được sáng lập và lãnh đạo bởi Đại tá, NGƯT Nguyễn Trọng Vĩnh - người thầy nay tròn tuổi 90 đã dành trọn sự nghiệp nhà giáo của mình dưới mái trường và trong quân ngũ. Từ một trường dân lập bình thường, qua từng giai đoạn phát triển, Nguyễn Siêu luôn ở thế đi đầu trong đổi mới giáo dục trong mỗi thời kỳ.

Những năm đầu thành lập trường, trong bối cảnh khó khăn, phải 8 lần thuê mượn, chuyển dời các địa điểm, Nguyễn Siêu vẫn là trường đầu tiên có mô hình bán trú cho học sinh cả ba cấp học, học sinh học 2 buổi/ngày, ăn nghỉ trưa tại trường, có xe ô tô đưa đón. Trường cũng sớm tổ chức việc dạy học Ngoại ngữ và Tin học cho học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, quốc tế sau này.

Năm 2003, trường xây dựng được trường riêng và trở thành trường ngoài công lập đầu tiên có ngôi trường riêng. Năm 2005, trường trở thành trường ngoài công lập đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn quốc gia.

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển với mục tiêu chiến lược “Vì hạnh phúc gia đình, vì tiến bộ xã hội - thầy mẫu mực, trò chăm ngoan, học giỏi”, với tầm nhìn là ngôi trường song ngữ - đa văn hóa hàng đầu Việt Nam đào tạo công dân toàn cầu - mang bản sắc Việt hội nhập quốc tế, trường đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, trở thành một trong những lá cờ đầu của giáo dục Thủ đô.

Những con số biết nói, thể hiện kết quả của nhà trường đạt trong 30 năm qua được Đại tá, NGƯT Nguyễn Trọng Vĩnh chia sẻ tại buổi lễ. Theo đó, trong suốt 30 năm qua, học sinh Nguyễn Siêu có truyền thống đỗ tốt nghiệp THPT 100%, đậu vào các trường đại học đạt từ 74% đến 100% (trong 7 năm gần đây đạt 100%). Tham gia các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, học sinh của trường đạt 3.755 giải; trong đó có 1.597 giải quốc tế và quốc gia, 643 giải cấp thành phố, 1.515 giải cấp quận/cụm).

Về thành tích học thuật của chương trình quốc tế, học sinh Nguyễn Siêu đạt tốp 3 thế giới, liên tục lập kỷ lục điểm cao nhất Việt Nam; thi lấy các chứng chỉ Cambridge đạt 100%, trong đó trên 50% đạt xuất sắc.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã thăm cơ sở vật chất nhà trường và làm việc với cán bộ, giáo viên, nhân viên về việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Một số hình ảnh về chương trình nghệ thuật được biểu diễn tại lễ kỷ niệm Trường Tiểu học -THCS-THPT Nguyễn Siêu với sự quy tụ của hơn 1.000 diễn viên là học sinh và các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường:

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Từ vụ nữ sinh lớp 7 tự sinh con đến nỗi lo giáo dục giới tính cho trẻ
Từ vụ nữ sinh lớp 7 tự sinh con đến nỗi lo giáo dục giới tính cho trẻ

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, hiện nay, chương trình về giáo dục giới tính trong các trường học vẫn còn rất mỏng, nhưng đáng ngại hơn là nhiều phụ huynh vẫn trực tiếp can thiệp, phản ứng về chương trình giáo dục giới tính cho trẻ tại nhà trường.

Từ vụ nữ sinh lớp 7 tự sinh con đến nỗi lo giáo dục giới tính cho trẻ

Từ vụ nữ sinh lớp 7 tự sinh con đến nỗi lo giáo dục giới tính cho trẻ

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, hiện nay, chương trình về giáo dục giới tính trong các trường học vẫn còn rất mỏng, nhưng đáng ngại hơn là nhiều phụ huynh vẫn trực tiếp can thiệp, phản ứng về chương trình giáo dục giới tính cho trẻ tại nhà trường.

Bộ trưởng GD&ĐT thừa nhận tình trạng nể nang, dễ dãi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ
Bộ trưởng GD&ĐT thừa nhận tình trạng nể nang, dễ dãi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ

VOV.VN - Theo ông Nguyễn Kim Sơn, hiện còn tồn tại tình trạng nể nang, dễ dãi khi thành lập hội đồng đánh giá luận văn, luận án khiến chất lượng thạc sĩ, tiến sĩ đi xuống.

Bộ trưởng GD&ĐT thừa nhận tình trạng nể nang, dễ dãi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ

Bộ trưởng GD&ĐT thừa nhận tình trạng nể nang, dễ dãi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ

VOV.VN - Theo ông Nguyễn Kim Sơn, hiện còn tồn tại tình trạng nể nang, dễ dãi khi thành lập hội đồng đánh giá luận văn, luận án khiến chất lượng thạc sĩ, tiến sĩ đi xuống.

Tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội: Nên thi 3 môn hay 4 môn?
Tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội: Nên thi 3 môn hay 4 môn?

VOV.VN - Việc Hà Nội thi 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ hay thêm môn thứ 4 khi tuyển sinh lớp 10 đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.

Tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội: Nên thi 3 môn hay 4 môn?

Tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội: Nên thi 3 môn hay 4 môn?

VOV.VN - Việc Hà Nội thi 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ hay thêm môn thứ 4 khi tuyển sinh lớp 10 đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.

Đổi mới kiểm tra môn ngữ văn: Từng bước loại bỏ văn mẫu
Đổi mới kiểm tra môn ngữ văn: Từng bước loại bỏ văn mẫu

VOV.VN - Với phương pháp dạy học, cách kiểm tra, đánh giá mới của môn Ngữ văn được cho là từng bước sẽ loại bỏ văn mẫu.

Đổi mới kiểm tra môn ngữ văn: Từng bước loại bỏ văn mẫu

Đổi mới kiểm tra môn ngữ văn: Từng bước loại bỏ văn mẫu

VOV.VN - Với phương pháp dạy học, cách kiểm tra, đánh giá mới của môn Ngữ văn được cho là từng bước sẽ loại bỏ văn mẫu.

Đừng để “Cháy nhà mới ra mặt chuột”
Đừng để “Cháy nhà mới ra mặt chuột”

VOV.VN - Nhiều nhà giáo sống bằng đồng lương, những sinh viên nghèo cố gắng học hành trông đợi vào học bổng trong khi những người làm tài chính lợi dụng khoản tiền đó để kiếm lợi bất chính.

Đừng để “Cháy nhà mới ra mặt chuột”

Đừng để “Cháy nhà mới ra mặt chuột”

VOV.VN - Nhiều nhà giáo sống bằng đồng lương, những sinh viên nghèo cố gắng học hành trông đợi vào học bổng trong khi những người làm tài chính lợi dụng khoản tiền đó để kiếm lợi bất chính.