Vẫn “nóng” chuyện tăng lương

VOV.VN - Lương và phụ cấp là nguồn sống chính của cán bộ, công chức và gia đình họ, song chính sách này còn nhiều bất cập. Chính chế độ tiền lương hợp lý để nâng cao mức sống của người lao động là một trong những giải pháp phòng chống tham nhũng hiệu quả nhất, đồng thời là nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Lương và phụ cấp là nguồn sống chính của cán bộ, công chức và gia đình họ, song chính sách này còn nhiều bất cập. Vì vậy, các cấp có thẩm quyền cần quan tâm hơn đến mức sống của cán bộ, công chức, viên chức, có giải pháp để họ sống được bằng lương. Chính chế độ tiền lương hợp lý để nâng cao mức sống của người lao động là một trong những giải pháp phòng chống tham nhũng hiệu quả nhất, đồng thời là nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Tiền lương: Nóng từ thực tiễn đến nghị trường

Thời gian qua dù nhà nước đã tìm cách tăng thêm thu nhập, nhưng mức lương của công chức, viên chức vẫn thấp hơn mức sống tối thiểu. Điều này khiến cuộc sống của nhiều công chức, viên chức rất khó khăn, nhất là tại những đô thị lớn. Nên mới có hiện tượng công chức, viên chức dịch chuyển từ khu vực công sang khu vực tư, tập trung nhiều nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ….

 Chẳng hạn, con số mới nhất từ Báo cáo của đại diện chính quyền tỉnh Bình Dương trong buổi làm việc với đoàn kiểm tra Bộ Nội vụ vào ngày 21/11 vừa qua: “Từ ngày 1/1/2022 đến 30/9/2023, toàn tỉnh có 1.125 công chức, viên chức thôi việc, bỏ việc (gồm 108 công chức, 1.017 viên chức)”. Hoặc, số liệu từ Báo cáo của 28 cơ quan Trung ương và 63 tỉnh, thành mà Bộ Nội vụ công bố thì từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2022 có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc..

Chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc số công chức, viên chức thôi việc, nghỉ việc đồng loạt trong thời gian qua. Có lẽ vì thế mà trên nghị trường Quốc hội sáng 21/11 vừa qua, Đại biểu Quốc hội Bố Thị Xuân Linh (đoàn Bình Thuận) cũng nói lên tiếng lòng của hàng triệu cán bộ, công chức, viên chức mong đợi. “Lương và phụ cấp là nguồn sống chính của cán bộ, công chức và gia đình họ, song chính sách này còn nhiều bất cập. Đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm hơn đến mức sống của cán bộ, công chức, viên chức, có giải pháp để họ sống được bằng lương. Một trong những giải pháp phòng chống tham nhũng hiệu quả là chế độ tiền lương hợp lý để nâng cao mức sống của người lao động”, Đại biểu Bố Thị Xuân Linh nói.

Tín hiệu đáng mừng là mức lương của cán bộ, công chức, viên chức đã được điều chỉnh từ 1/7/2023. Từ giữa năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được trả lương theo vị trí việc làm thay vì hệ số cào bằng hiện nay. Dự kiến từ 2025, tiền lương cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tiếp tục được tăng bình quân 7% mỗi năm, đến khi mức lương thấp nhất khu vực công bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng 1 khu vực doanh nghiệp (lương tối thiểu vùng 1 hiện là 4,68 triệu đồng).

Nỗ lực “chặn dòng” chảy chất xám khỏi khu vực công

Thực tế, trong số hàng triệu cán bộ, công chức có thể một bộ phận nào đó việc tăng tiền lương với họ không có ý nghĩa quá lớn, nhưng số lượng này không nhiều. Vì đa số cán bộ, công chức vẫn đang sống nhờ vào tiền thu nhập chính thức và họ có nguyện vọng tập trung vào công vụ, sống được bằng thu nhập chính thức.

Do đó, việc này thể hiện sự nỗ lực rất lớn của các cơ quan chức năng trong đề xuất, tính toán các điều kiện cần thiết. Đây cũng là sự cố gắng của Chính phủ trong cân đối ngân sách để có nguồn lực tài chính bảo đảm cho việc tăng lương cơ sở nhằm hướng tới ổn định cuộc sống cho cán bộ, công chức, viên chức, ngăn chặn làn sóng bỏ việc, nghỉ việc đang diễn ra ồ ạt, đặc biệt là ở 2 ngành  y tế và giáo dục.

Nhưng xin nói thẳng, ở các vùng nông thôn, miền núi, chi tiêu và mức sống thấp và con số này là tín hiệu hết sức vui mừng. Còn ở các thành phố, đô thị lớn, khoản tăng này chẳng đáng bao nhiêu, chưa thể thay đổi được cuộc sống, mức sinh hoạt hay tích lũy cho công chức, viên chức được. Thậm chí, phần tăng lương này chỉ đủ làm vui người ở lại, chứ với người quyết tâm "dứt áo ra đi" thì phần tăng này không đủ hấp dẫn giữ chân họ. Nếu nhân theo hệ số lương trung bình thì lần này tăng thêm được tầm 20%, xấp xỉ 2 triệu đồng/tháng.

Nếu muốn giữ được cán bộ, công chức, viên chức làm việc cống hiến bằng tiền lương thì tối thiểu số lương phải chiếm 70% cơ cấu thu nhập, sau đó mới đến các khoản trợ cấp, phụ cấp, bồi dưỡng… Người lao động phải đủ mức chi tiêu cho sinh hoạt, con cái học hành… có tích lũy để có thể mua nhà, mua xe, thì họ mới trân trọng, tận tâm cống hiến cho công việc được, bởi nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống là nhu cầu chính đáng tự nhiên của mọi người.

Để đảm bảo lộ trình cải cách tiền lương bền vững và đạt được mục tiêu đề ra, các cơ quan chức năng còn nhiều việc phải làm cả trước mắt và lâu dài. Đặc biệt làm sao để “miếng bánh ngân sách” dành cho tiền lương lớn lên và số người hưởng ngân sách ở mức hợp lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý Nhà nước, phục vụ nhân dân.

Chính vì vậy, chừng nào chúng ta đạt được mục đích lương của cán bộ, công chức, viên chức đủ sống với mức sống trung bình của xã hội thì mới tạo động lực quan trọng phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện tốt hơn công bằng, tiến bộ xã hội.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cải cách chính sách tiền và những vấn đề liên quan đến chế độ tiền lương mới
Cải cách chính sách tiền và những vấn đề liên quan đến chế độ tiền lương mới

VOV.VN - Vừa qua, phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh một số nội dung quan trọng, trong đó có sự cần thiết, đúng đắn của việc thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024.

Cải cách chính sách tiền và những vấn đề liên quan đến chế độ tiền lương mới

Cải cách chính sách tiền và những vấn đề liên quan đến chế độ tiền lương mới

VOV.VN - Vừa qua, phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh một số nội dung quan trọng, trong đó có sự cần thiết, đúng đắn của việc thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024.

Đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp lại số lượng cán bộ, công chức cấp xã
Đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp lại số lượng cán bộ, công chức cấp xã

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Phiên họp thứ năm ngày 19/7/2023, trong đó, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp lại số lượng cán bộ, công chức cấp xã.

Đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp lại số lượng cán bộ, công chức cấp xã

Đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp lại số lượng cán bộ, công chức cấp xã

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Phiên họp thứ năm ngày 19/7/2023, trong đó, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp lại số lượng cán bộ, công chức cấp xã.

Hoàn thiện vị trí việc làm tạo tiền đề cho cải cách tiền lương từ năm 2024
Hoàn thiện vị trí việc làm tạo tiền đề cho cải cách tiền lương từ năm 2024

VOV.VN - Cải cách tiền lương mới từ năm 2024 đang là vấn đề được cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt quan tâm, chờ đợi. Theo Nghị quyết số 27 của Bộ Chính trị về "xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành", mỗi ngành sẽ có một số vị trí việc làm, mỗi vị trí việc làm sẽ có mức lương riêng.

Hoàn thiện vị trí việc làm tạo tiền đề cho cải cách tiền lương từ năm 2024

Hoàn thiện vị trí việc làm tạo tiền đề cho cải cách tiền lương từ năm 2024

VOV.VN - Cải cách tiền lương mới từ năm 2024 đang là vấn đề được cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt quan tâm, chờ đợi. Theo Nghị quyết số 27 của Bộ Chính trị về "xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành", mỗi ngành sẽ có một số vị trí việc làm, mỗi vị trí việc làm sẽ có mức lương riêng.

Cải cách tiền lương là giải pháp căn cơ đảm bảo nhân lực y tế cơ sở
Cải cách tiền lương là giải pháp căn cơ đảm bảo nhân lực y tế cơ sở

VOV.VN - Theo ĐBQH Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, đối với ngành y tế, nếu không có nhân lực thì không có hiệu quả trong đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị.

Cải cách tiền lương là giải pháp căn cơ đảm bảo nhân lực y tế cơ sở

Cải cách tiền lương là giải pháp căn cơ đảm bảo nhân lực y tế cơ sở

VOV.VN - Theo ĐBQH Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, đối với ngành y tế, nếu không có nhân lực thì không có hiệu quả trong đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị.

Cải cách tiền lương sẽ ngăn chặn "chảy máu chất xám" ngành y tế và giáo dục
Cải cách tiền lương sẽ ngăn chặn "chảy máu chất xám" ngành y tế và giáo dục

VOV.VN - Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV sẽ chính thức thông qua chính sách cải cách tiền lương. Theo đó, nếu không có gì thay đổi, từ 1/7/2024, hàng triệu công chức, viên chức sẽ được tăng lương.

Cải cách tiền lương sẽ ngăn chặn "chảy máu chất xám" ngành y tế và giáo dục

Cải cách tiền lương sẽ ngăn chặn "chảy máu chất xám" ngành y tế và giáo dục

VOV.VN - Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV sẽ chính thức thông qua chính sách cải cách tiền lương. Theo đó, nếu không có gì thay đổi, từ 1/7/2024, hàng triệu công chức, viên chức sẽ được tăng lương.

Cải cách tiền lương sẽ giảm bớt các khoản phụ cấp mập mờ, không chính đáng
Cải cách tiền lương sẽ giảm bớt các khoản phụ cấp mập mờ, không chính đáng

VOV.VN - Cải cách tiền lương theo cách khoán quỹ lương sẽ hạn chế một cách nghiêm ngặt sự tăng biên chế một cách thoải mái như trong thời gian vừa qua. Đồng thời, giảm bớt những khoản phụ cấp không chính đáng, mập mờ, không minh bạch.

Cải cách tiền lương sẽ giảm bớt các khoản phụ cấp mập mờ, không chính đáng

Cải cách tiền lương sẽ giảm bớt các khoản phụ cấp mập mờ, không chính đáng

VOV.VN - Cải cách tiền lương theo cách khoán quỹ lương sẽ hạn chế một cách nghiêm ngặt sự tăng biên chế một cách thoải mái như trong thời gian vừa qua. Đồng thời, giảm bớt những khoản phụ cấp không chính đáng, mập mờ, không minh bạch.

Lương giáo viên sẽ thay đổi thế nào sau cải cách tiền lương 1/7/2024?
Lương giáo viên sẽ thay đổi thế nào sau cải cách tiền lương 1/7/2024?

VOV.VN - Nếu Quốc hội thông qua chính sách cải cách tiền lương mới (dự kiến từ 1/7/2024), bảng lương của giáo viên sẽ có sự thay đổi.

Lương giáo viên sẽ thay đổi thế nào sau cải cách tiền lương 1/7/2024?

Lương giáo viên sẽ thay đổi thế nào sau cải cách tiền lương 1/7/2024?

VOV.VN - Nếu Quốc hội thông qua chính sách cải cách tiền lương mới (dự kiến từ 1/7/2024), bảng lương của giáo viên sẽ có sự thay đổi.

Đại biểu Quốc hội: "Chưa thấy hiệu trưởng nào bị cách chức vì lạm thu"
Đại biểu Quốc hội: "Chưa thấy hiệu trưởng nào bị cách chức vì lạm thu"

VOV.VN - Ông Phạm Văn Hòa, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp nói, để xảy ra tình trạng lạm thu hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính. Tuy nhiên, đến nay chưa thấy hiệu trưởng nào bị kỷ luật, cách chức vì để xảy ra lạm thu trong trường học.

Đại biểu Quốc hội: "Chưa thấy hiệu trưởng nào bị cách chức vì lạm thu"

Đại biểu Quốc hội: "Chưa thấy hiệu trưởng nào bị cách chức vì lạm thu"

VOV.VN - Ông Phạm Văn Hòa, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp nói, để xảy ra tình trạng lạm thu hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính. Tuy nhiên, đến nay chưa thấy hiệu trưởng nào bị kỷ luật, cách chức vì để xảy ra lạm thu trong trường học.