Vẻ đẹp từ “cánh hoa khuyết”

VOV.VN - Bị teo cơ bẩm sinh nhưng chị Nguyễn Thị Yến Ly (ở phường 7, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) không ngừng nỗ lực, vươn lên. Bằng phương châm sống “khiếm khuyết thể chất không đáng sợ, khiếm khuyết tâm hồn mới giết chết mình”, chị Yến Ly không chỉ có thành công mà còn đang giúp những người đồng cảnh ngộ, người khó khăn cùng vươn lên.

Hằng ngày, hình ảnh Nguyễn Thị Yến Ly tập tễnh, lên xuống, cắm cúi chỉ dạy từng đường kéo mũi chỉ cho các học viên tại cơ sở may Nguyễn Ly (ở phường 7, TP Cà Mau) đã thành quen với người dân xung quanh. Bà con người thì khâm phục nghị lực vươn lên của người phụ nữ bị khuyết tật ở chân, người thì nể cái tâm tính nhiệt tình giúp đỡ người của chị.

Tại cơ sở may Nguyễn Ly luôn có khoảng 10 nhân viên theo học và làm nghề. Có người bị khuyết tật như chủ, có những người hoàn cảnh khó khăn đến học lấy cái nghề, kiếm sống. Như chị Nguyễn Thị Thanh (ở xã Hòa Thành, TP. Cà Mau), hoàn cảnh đơn chiếc, cha mẹ mắc bệnh nhiều năm nên không thể đi làm xa. Cả gia đình đang sống nhờ nghề may gia công tại nhà của chị. Khi Chị Thanh không đi lấy hàng hóa về làm được thì cơ sở may Yến Ly cho người mang đến tận nơi.

Cũng chính vì vậy, chị Thanh luôn ghi nhớ sự giúp đỡ của chị Yến Ly, người chỉ dạy cho mình cái nghề và giúp đỡ gia đình có thu nhập ổn định: "Chị có hàng hóa này kia thì cũng lấy về cho làm. Cái nào mình không biết mình hỏi chị hướng dẫn, chỉ bảo.  Cảm ơn chị đã tạo việc làm, giúp tụi em tăng thu nhập cho gia đình".

Chị Yến Ly luôn tận tình chỉ dạy, để các học viên tiếp cận nhanh với nghề, từ đó vươn lên. Chị đặc biệt đồng cảm với những người khuyết tật, bởi chị biết rằng, những người khiếm khuyết luôn phải cố gắng, nỗ lực hơn người bình thường rất nhiều mới có thể thành công.

Chị Yến Ly chia sẻ: "Giúp được người ta là tôi thấy vui rồi. Cuộc sống mà, giúp được thì mình giúp thôi. Những người không có điều kiện họ mới tới đây, họ cần giúp thì tôi rất sẵn lòng. Người ta không đi được thì mình đưa hàng hóa về tới nhà cho họ làm".

Ít người biết rằng, căn bệnh teo cơ bẩm sinh đã từng suýt làm chị Yến Ly ngục ngã. Gia đình có 8 anh chị em nhưng chỉ duy nhất chị là bị khuyết tật. Người phụ nữ có gương mặt ưa nhìn, từng nhiều lần thầm trách số phận, cuộc đời sao lại tệ với mình. Nhưng tình yêu từ người thân đã kéo chị từ người bi lụy, thành lạc quan hơn. Đặc biệt, vào năm 1988, khi chị 15 tuổi, mặc dù điều kiện kinh tế rất khó khăn nhưng gia đình vẫn lo cho chị lên TP. HCM học ở trường khuyết tật. Theo cách nói của chị Ly thì nơi đây, tập trung tất cả các số phận của người khuyết tật; có những người bị liệt cả hai tay, cũng có những đứa trẻ đã mồ côi còn không thể đi lại được. Người phụ nữ bị liệt 1 chân và còn 2 tay khỏe mạnh, lại thấy mình may mắn hơn nhiều người. Cũng từ đó, chị Ly dần lấy lại niềm tin trong cuộc sống và hiểu rằng: “khiếm khuyết thể chất không đáng sợ, khiếm khuyết tâm hồn mới giết chết mình”.

Sau đó, chị Nguyễn Thị Yến Ly biết đến nghề may, xác định nghề này phù hợp với điều kiện của mình nên chị để hết tâm huyết vào. Máy may ngày đó phải đạp bằng chân, chị Ly chỉ có thể dùng một chân nên bắt nhịp rất chậm. Nhưng với quyết tâm, không trở thành gánh nặng của gia đình, người bình thường làm 1 thì chị làm gấp 2, gấp 3 lần để nhanh chóng thuận thục.

Rành nghề, người phụ nữ khuyết tật đã một thân một mình lên TP. HCM, tự mở tiệm may nhỏ để kiếm sống. Khi mẹ già yếu, bà mong mỏi chị về nên người phụ nữ dám nghĩ, dám làm đã chuyển về TP. Cà Mau tiếp tục mở tiệm may, lập nghiệp. Sau quá trình làm và tích cóp thì đến năm 2019, chị Yến Ly đã có 1 cơ sở may khang trang, với nhiều máy móc, thiết bị để có thể hỗ trợ đào tạo khoảng 15 học viên cùng lúc.

Quá trình phát triển đã qua, chị Yến Ly đã giúp nhiều hoàn cảnh khuyết tật, khó khăn học thành nghề may. Đặc biệt, với bản tính lương thiện, rộng lượng, chị còn thường xuyên đóng góp, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

Ông Trần Văn Nhân, Trưởng Khóm 4, Phường 7, TP.Cà Mau, đánh giá: "Đứng về góc độ địa phương thì tôi đánh giá rất cao về nghị lực vươn lên trong cuộc sống của chị Ly. Chị là người khuyết tật nhưng mở được cơ sở này để tạo công ăn việc làm cho khoảng hơn 10 nhân viên, đây là một điển hình rất tốt. Chị cũng rất tích cực tham gia những công tác từ thiện, những dịp vận động hỗ trợ cho bà con có hoàn cảnh khó khăn thì chị tham gia rất tích cực".

Bằng nỗ lực, sự cố gắng, chị Nguyễn Thị Yến Ly mặc dù bị khuyết tật nhưng vẫn vượt qua tất cả rào cản để vươn lên trong cuộc sống. Nhiều năm qua, niềm vui của chị đơn giản là mỗi ngày được cùng các chị em khuyết tật, khó khăn phát triển nghề may. “Cánh hoa khuyết” – Yến Ly không chỉ truyền nghề mà còn là tấm gương truyền lửa cho những người khuyết tật, gặp hoàn cảnh éo le quyết tâm vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hỗ trợ học nghề, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người khuyết tật
Hỗ trợ học nghề, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người khuyết tật

VOV.VN - Giải quyết việc làm cho người khuyết tật rất cần vào các chính sách xã hội, các Hội người khuyết tật, Trung tâm Dịch vụ việc làm cũng như sự tham gia nhiệt tình từ phía doanh nghiệp.

Hỗ trợ học nghề, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người khuyết tật

Hỗ trợ học nghề, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người khuyết tật

VOV.VN - Giải quyết việc làm cho người khuyết tật rất cần vào các chính sách xã hội, các Hội người khuyết tật, Trung tâm Dịch vụ việc làm cũng như sự tham gia nhiệt tình từ phía doanh nghiệp.

“Trạm tóc ước mơ” đồng hành cũng bệnh nhi ung thư chiến thắng bệnh tật
“Trạm tóc ước mơ” đồng hành cũng bệnh nhi ung thư chiến thắng bệnh tật

VOV.VN - Đúng với tên gọi “Trạm tóc ước mơ”, những người tới tham gia hiến tặng tóc, trong đó có cả những bạn nhỏ từng là bệnh nhi, đều mong muốn các bệnh nhi đang điều trị có động lực để chiến thắng bệnh tật.

“Trạm tóc ước mơ” đồng hành cũng bệnh nhi ung thư chiến thắng bệnh tật

“Trạm tóc ước mơ” đồng hành cũng bệnh nhi ung thư chiến thắng bệnh tật

VOV.VN - Đúng với tên gọi “Trạm tóc ước mơ”, những người tới tham gia hiến tặng tóc, trong đó có cả những bạn nhỏ từng là bệnh nhi, đều mong muốn các bệnh nhi đang điều trị có động lực để chiến thắng bệnh tật.

Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật
Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật

VOV.VN - uy cơ sở vật chất còn khó khăn, nhưng các y bác sỹ trong màu áo lính đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp phần thắt chặt hơn nữa tình quân dân nơi biên giới vùng sâu Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật

Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật

VOV.VN - uy cơ sở vật chất còn khó khăn, nhưng các y bác sỹ trong màu áo lính đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp phần thắt chặt hơn nữa tình quân dân nơi biên giới vùng sâu Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.