Nhiều lao động trẻ chưa có ý định quay trở lại thành phố sau dịch

VOV.VN - Dịch Covid-19 khiến tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động quý 3/2021 là 3,98%, mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, khiến cơ hội tìm kiếm việc làm càng khó khăn hơn.

Đây là thông tin được các diễn giả đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến "Việc làm thoả đáng trong bối cảnh Covid-19" diễn ra tối 2/11.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đều tạm dừng hoạt động, làm việc luân phiên, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, cắt giảm nhân sự dẫn đến người lao động buộc phải tạm hoãn công việc, ngừng việc không hưởng lương, thậm chí mất việc làm.

Theo báo cáo tác động của dịch Covid- 19 đến tình hình lao động, việc làm tại Việt Nam của Tổng Cục thống kê công bố vào ngày 12/10/2021 trong quý 3/2021 cả nước có hơn 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến họ bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý 3/2021 là 3,98%, mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, khiến cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động càng khó khăn hơn. Thu nhập bình quân tháng của lao động quý 3/2021 là 5,2 triệu đồng, giảm 877.000 đồng so với quý trước và giảm 603.000 đồng so với cùng kỳ năm trước. 

Trong đó, theo bà Nguyễn Ngọc Hằng, Quản lý Trung tâm REACH miền Bắc, vấn đề việc làm cho lao động trẻ, đặc biệt là thanh niên khuyết tật trong bối cảnh đại dịch là một thách thức lớn. Cụ thể, bà Nguyễn Ngọc Hằng cho biết, không chỉ lao động tại các tỉnh phía Nam, miền Bắc cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi đại dịch.

“Khi chúng tôi tiếp cận các nhóm thiếu niên yếu thế, chúng tôi thấy rằng các bạn trẻ làm khối dịch vụ hầu như không có việc làm, những bạn khối công nghệ không quá khó khăn nhưng nhìn chung vẫn bị ảnh hưởng. Từ đó, nhiều bạn trẻ có suy nghĩ rằng các ngành nghề dịch vụ như du lịch, nhà hàng,... đang rất bấp bênh. Hiện nay, tình hình kinh tế đang dần khôi phục tuy nhiên các bạn trẻ vẫn chưa sẵn sàng để quay trở lại Hà Nội vì chưa có định hướng việc làm”, bà Nguyễn Ngọc Hằng cho biết.

Ông Mattias Forsberg, Chuyên gia cấp cao về Quyền trẻ em và kinh doanh, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thụy Điển cho rằng, thực tế ảnh hưởng của đại dịch đối với trẻ em và gia đình rất nặng nề, dù có rất nhiều nỗ lực đã được thực hiện bởi các bên liên quan. Các lao động trẻ cũng là các đối tượng dễ bị tổn thương và cần nhiều sự quan tâm từ phía nhà tuyển dụng. Họ cũng là nhóm gặp nhiều rủi ro khi các nhà tuyển dụng thường ngần ngại.

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) cho rằng: “Trong bối cách đại dịch Covid-19, khi tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao, nhiều người có thể cho rằng tạo cơ hội việc làm cho người lao động, đặc biệt nhóm dễ bị tổn thương đã là rất quý, nói gì đến việc làm thoả đáng. Tuy nhiên, đó là quan niệm không đúng. Việc doanh nghiệp đảm bảo việc làm thoả đáng bao gồm cơ hội đào tạo và tiếp cận nghề nghiệp có chất lượng cho lao động trẻ, đảm bảo các điều kiện chi trả, phúc lợi, giờ làm việc, điều kiện làm việc, quan tâm tới cha mẹ trẻ, phụ nữ mang thai, cho con bú, cha mẹ nuôi con nhỏ, hay tạo môi trường làm việc an toàn, phát triển, hạnh phúc cho lao động không chỉ là tuân thủ pháp luật, không chỉ là đáp ứng các tiêu chí để kinh doanh, xuất khẩu, mà còn là trách nhiệm, là chiến lược để đảm bảo việc vận hành kinh doanh, đảm bảo sự gắn bó của nhân sự doanh nghiệp và thương hiệu của doanh nghiệp. Đầu tư vào những người làm việc của doanh nghiệp, chính là đầu tư vào sự bền vững của doanh nghiệp”.

Chia sẻ về vấn đề việc làm cho nhóm lao động trẻ, thanh thiếu niên, Bà Lê Minh Thảo – Tư vấn về Quyền Trẻ em và Doanh nghiệp, UNICEF Việt Nam cho biết: “Chúng ta đang sống trong thời đại phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và công nghệ số hoá, những kỹ năng truyền thống có thể thay thế bằng trí tuệ nhân tạo. Hiện tại, các hình thức việc làm cũng dần thay đổi khi cách thức làm việc thay đổi, hay cách xu thế kết nối, liên kết toàn cầu thay đổi. Điều này tạo ra sự chuyển đổi trong xu hướng việc làm và tuyển dụng, đồng thời thanh thiếu niên có thể sẽ bị thiếu hụt về kỹ năng. Việc đầu tư vào thế hệ trẻ là khoản đầu tư thông minh và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Các bạn trẻ cũng cần chủ động nắm bắt các cơ hội, biết mình cần gì, muốn gì để có thể tiếp cận các cơ hội đến từ các doanh nghiệp".

Bà Thảo cũng đưa ra một số đề xuất cho doanh nghiệp như tăng cường năng lực kết nối để tạo điều kiện thuận lợi cho các sáng kiến việc làm trong toàn ngành và đẩy mạnh quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp và các bên liên quan khác. Nâng cao nhận thức và gia tăng học hỏi giữa các công ty/doanh nghiệp thông qua các hội nghị và/hoặc hội thảo về nâng cao kỹ năng việc làm cho thanh niên, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực hành về môi trường làm việc bao trùm. Xây dựng và tăng cường hoàn thiện chính sách tuyển dụng bao trùm, đầu tư cơ sở vật chất và nỗ lực thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hợp tác giữa các bên liên quan để xây dựng chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho lao động trẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chạy dịch về quê, người lao động ở Quảng Ngãi tìm được việc ở địa phương
Chạy dịch về quê, người lao động ở Quảng Ngãi tìm được việc ở địa phương

VOV.VN - Dịch bệnh Covid-19 tại tỉnh Quảng Ngãi đang được kiểm soát, địa phương tiếp tục điều chỉnh, bổ sung một số giải pháp phòng, chống dịch theo hướng linh hoạt, phục hồi phát triển kinh tế.

Chạy dịch về quê, người lao động ở Quảng Ngãi tìm được việc ở địa phương

Chạy dịch về quê, người lao động ở Quảng Ngãi tìm được việc ở địa phương

VOV.VN - Dịch bệnh Covid-19 tại tỉnh Quảng Ngãi đang được kiểm soát, địa phương tiếp tục điều chỉnh, bổ sung một số giải pháp phòng, chống dịch theo hướng linh hoạt, phục hồi phát triển kinh tế.

Gấp rút tìm việc làm cho lao động từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam về quê
Gấp rút tìm việc làm cho lao động từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam về quê

VOV.VN -Việc hàng ngàn lao động thất nghiệp từ TP.HCM và các tỉnh thành khu vực phía Nam về quê cũng đặt ra cho các địa phương nỗi lo về giải quyết việc làm tại chỗ dài hạn và ngắn hạn cho người lao động, đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội.

Gấp rút tìm việc làm cho lao động từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam về quê

Gấp rút tìm việc làm cho lao động từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam về quê

VOV.VN -Việc hàng ngàn lao động thất nghiệp từ TP.HCM và các tỉnh thành khu vực phía Nam về quê cũng đặt ra cho các địa phương nỗi lo về giải quyết việc làm tại chỗ dài hạn và ngắn hạn cho người lao động, đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội.

Gần 90.500 người lao động ở Bình Dương đã về quê
Gần 90.500 người lao động ở Bình Dương đã về quê

VOV.VN - Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Bình Dương cho biết, tính đến ngày 11/10 đã giải quyết cho gần 90.500 trường hợp người dân cư trú trên địa bàn tỉnh về quê.

Gần 90.500 người lao động ở Bình Dương đã về quê

Gần 90.500 người lao động ở Bình Dương đã về quê

VOV.VN - Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Bình Dương cho biết, tính đến ngày 11/10 đã giải quyết cho gần 90.500 trường hợp người dân cư trú trên địa bàn tỉnh về quê.