Phiên giao dịch việc làm trực tuyến ĐBSCL: “Điểm đến chung” của doanh nghiệp, người lao động

VOV.VN - Thông qua hoạt động Phiên Giao dịch, các nhà tuyển dụng đã tiếp cận và tuyển dụng được nhân lực theo yêu cầu. Điều này càng có ý nghĩa khi mà rất nhiều bà con đã phải trở về từ vùng dịch Miền Đông thời gian qua đang phải đối mặt với bài toán sinh kế hậu giãn cách.

Có mặt tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến, bà Lê Thị Thu Ngân, nhân viên phòng nhân sự, Công ty TNHH TeaKwang Cần Thơ cho biết, công ty đặt mục tiêu mỗi ngày tuyển 30 lao động, hôm nay đã nhận hàng chục hồ sơ, cảm thấy rất phấn khởi.

"Tham gia phiên giao dịch này, Công ty của tôi có nhiều cơ hội tuyển được nhiều ứng viên từ nhiều nguồn khác nhau. Ngoài những người lao động đến từ Cần Thơ, họ cũng có thể đến từ những tỉnh khác như Sóc Trăng, Hậu Giang hay những tỉnh hết dịch. Được biết, những người đến đây đều biết thông tin tuyển dụng của công ty qua những trang mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook. Mọi người cũng chuẩn bị rất kỹ cho việc tuyển chọn này", bà Lê Thị Thu Ngân bày tỏ.

Việc chú trọng thông tin tuyên truyền đã phần nào giúp người lao động chuẩn bị kỹ hồ sơ, kiến thức, nắm rõ yêu cầu vị trí tuyển dụng để có phong độ tốt nhất phỏng vấn tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến.

Anh Trương Hải Đăng (23 tuổi), quê ở tỉnh Hậu Giang, đến Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ từ 8 giờ sáng, tuyển dụng làm nhân viên Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Cửu Long chia sẻ, anh biết thông tin tuyển dụng nhờ vào Trang chủ của Trung tâm Dịch vụ việc làm, do Hậu Giang – Cần Thơ đã tự do đi lại nên anh tranh thủ đăng ký tham gia. Mới ra trường nên đây là cơ hội để anh tiếp cận với doanh nghiệp, do nắm rõ mọi điều kiện, anh chuẩn bị hồ sơ rất đầy đủ.

"Thời gian trước tôi cũng có tham gia một số buổi phỏng vấn trực tuyến. Tôi thấy, hình thức không khó khăn để tiếp cận, điều này cũng tiện cho bên tìm việc và người đi phỏng vấn. Tôi cũng biết điều kiện tiêm ngừa, đã đủ tiêu chuẩn tôi mới đến tham gia. Qua buổi phỏng vấn này, tôi hy vọng sẽ có được việc làm như ý", anh Đăng nói thêm. 

Để thông tin quảng bá về Phiên Giao dịch, các Trung tâm đã đăng thông tin thường xuyên, liên tục (ngày tổ chức sự kiện, các vị trí tuyển dụng, phương thức tham gia,...) trên Cổng thông tin điện tử của các Trung tâm Dịch vụ việc làm khu vực ĐBSCL – TP HCM - Bình Dương.

Ngoài ra, Trung tâm Cần Thơ tổ chức buổi truyền phát trực tiếp trên Trang facebook của Trung tâm để thông tin về sự kiện, hướng dẫn ứng viên tham gia phỏng vấn trực tiếp và trực tuyến; Trung tâm Trà Vinh thực hiện hình thức xe lưu động để tuyên truyền về sự kiện; Ở Tiền Giang, Bến Tre phát thường xuyên trên Đài phát thanh - Truyền hình của địa phương; Ở Kiên Giang thực hiện treo băng rôn ở các tuyến đường chính để đông đảo người dân biết và tham gia.   

Phía Trung tâm dịch vụ việc làm Tiền Giang cũng đã kết nối được 81 lao động với 07 doanh nghiệp trong Phiên giao dịch việc làm trực tuyến hôm nay. Qua đó, các doanh nghiệp đã tuyển dụng được 22 lao động.

Theo bà Nguyễn Thị Dân Quyền, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Tiền Giang, hiện nay nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong tỉnh đăng ký rất nhiều, chủ yếu là lao động phổ thông. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Tiền Giang chỉ giới thiệu cho các doanh nghiệp hơn 2.000 lao động, trong đó có 802 lao động được tuyển dụng, chỉ đạt 45% kế hoạch năm. Do đó, việc tổ chức giao dịch việc làm trực tuyến cấp khu vực là mô hình mới, rất hiệu quả trong bối cảnh dịch Covid -19 còn phức tạp. Phía Trung tâm sẽ ủng hộ và tiếp tục tham gia chương trình này.

"Tỉnh Tiền Giang từ trước đến nay chưa từng tổ chức theo hình thức này. Năm nay, có nhiều đổi mới, sau khi khai mạc xong mỗi trung tâm kết nối được với lao động, phỏng vấn được lao động luôn. Sau Cần Thơ, Tiền Giang định hướng sẽ tổ chức tại tỉnh nhà. Năm nay do khâu tuyên truyền khá tốt nên sự kiện thành công hơn", bà Quyền nói.

Từ thành công bước đầu của Phiên giao dịch việc làm trực tuyến đợt 1, dự kiến vào tháng 11/2021 hoặc tháng 12/2021, Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ sẽ tiếp tục phối hợp với các Trung tâm dịch vụ việc làm khu vực ĐBSCL và các tỉnh thành phố trọng điểm phía Nam tổ chức Phiên Giao dịch việc làm trực tuyến đợt 2.

Đây là động thái tích cực để cung ứng cho doanh nghiệp trong và ngoài nước nguồn nhân lực hợp với yêu cầu để trở lại sản xuất, kinh doanh sau thời gian dài bị ảnh hưởng của dịch Covid-19./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội giải quyết việc làm giảm 5,9%, chi bảo hiểm thất nghiệp 1.400 tỷ đồng
Hà Nội giải quyết việc làm giảm 5,9%, chi bảo hiểm thất nghiệp 1.400 tỷ đồng

VOV.VN - Theo Cục Thống kê Hà Nội trong 10 tháng năm 2021, Thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 136.600 lao động, đạt 85,3% kế hoạch giao trong năm và giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Hà Nội giải quyết việc làm giảm 5,9%, chi bảo hiểm thất nghiệp 1.400 tỷ đồng

Hà Nội giải quyết việc làm giảm 5,9%, chi bảo hiểm thất nghiệp 1.400 tỷ đồng

VOV.VN - Theo Cục Thống kê Hà Nội trong 10 tháng năm 2021, Thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 136.600 lao động, đạt 85,3% kế hoạch giao trong năm và giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhân viên văn thư mắc COVID-19, UBND tỉnh Gia Lai chuyển chế độ làm việc trực tuyến
Nhân viên văn thư mắc COVID-19, UBND tỉnh Gia Lai chuyển chế độ làm việc trực tuyến

VOV.VN - Ngay sau khi ghi nhận ca COVID-19 mới là nhân viên văn thư của Văn phòng, UBND tỉnh Gia Lai đã chuyển sang chế độ làm việc trực tuyến và thiết lập khu cách ly tập trung riêng để vừa đảm bảo công tác, vừa phòng, chống dịch.

Nhân viên văn thư mắc COVID-19, UBND tỉnh Gia Lai chuyển chế độ làm việc trực tuyến

Nhân viên văn thư mắc COVID-19, UBND tỉnh Gia Lai chuyển chế độ làm việc trực tuyến

VOV.VN - Ngay sau khi ghi nhận ca COVID-19 mới là nhân viên văn thư của Văn phòng, UBND tỉnh Gia Lai đã chuyển sang chế độ làm việc trực tuyến và thiết lập khu cách ly tập trung riêng để vừa đảm bảo công tác, vừa phòng, chống dịch.

Người lao động ở TP.HCM mong sớm trở lại làm việc
Người lao động ở TP.HCM mong sớm trở lại làm việc

VOV.VN - Dịch bệnh Covid-19, khiến không ít công nhân, người lao động tại TP.HCM bị mất việc hoặc tạm nghỉ, rơi vào khó khăn. Hiện nay, dù TP đã cho phép một số ngành nghề hoạt động trở lại, nhưng nhiều người vẫn tiếp tục…thất nghiệp, chật vật bám trụ, mong chờ đến ngày đi làm.

Người lao động ở TP.HCM mong sớm trở lại làm việc

Người lao động ở TP.HCM mong sớm trở lại làm việc

VOV.VN - Dịch bệnh Covid-19, khiến không ít công nhân, người lao động tại TP.HCM bị mất việc hoặc tạm nghỉ, rơi vào khó khăn. Hiện nay, dù TP đã cho phép một số ngành nghề hoạt động trở lại, nhưng nhiều người vẫn tiếp tục…thất nghiệp, chật vật bám trụ, mong chờ đến ngày đi làm.