Việt Nam chưa phái cử lao động sang Hàn Quốc làm việc trong ngành logistics

VOV.VN - Hiện, Việt Nam chưa phái cử lao động sang Hàn Quốc làm việc trong nhóm ngành dịch vụ (logistics). Hàn Quốc mới chỉ tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc trong các ngành: Sản xuất chế tạo, nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng và đóng tàu. Bộ LĐ-TB&XH khuyến cáo: Người lao động cần cảnh giác trước các thông tin sai sự thật, tránh bị lừa.

 

Mới đây, Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) đã thông báo về việc tổ chức kỳ thi tiếng Hàn đợt 1 năm 2024 dành cho lao động Việt Nam muốn sang xứ sở Kim Chi làm việc trong các ngành: Sản xuất chế tạo, nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng và đóng tàu theo Chương trình EPS. Tuy nhiên, đã xuất hiện thông tin một số cá nhân thông báo, năm 2024 Hàn Quốc sẽ tuyển chọn lao động trong ngành logistics theo Chương trình EPS.

Về vấn đề này, bà Phạm Ngọc Lan, Phó giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) khẳng định: “Phía Hàn Quốc đang xây dựng và có kế hoạch là sẽ tiếp nhận lao động để làm các công việc như: Nâng hạ, bốc dỡ hàng hóa thuộc ngành dịch vụ (logistics). Tuy nhiên, hiện nay, Hàn Quốc mới chỉ tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc trong các ngành: Sản xuất chế tạo, nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng và mới nhất là đóng tàu. Việt Nam chưa đàm phán để phái cử lao động sang Hàn Quốc làm việc trong nhóm ngành dịch vụ".

Bà Phạm Ngọc Lan cũng khuyến cáo, tại Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH giao Trung tâm Lao động ngoài nước là cơ quan duy nhất phối hợp với Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) triển khai việc tuyển chọn, phái cử lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Vì vậy, người lao động phải cảnh giác trước các thông tin sai sự thật.

“Trung tâm lao động ngoài nước khuyến cáo người lao động cần cảnh giác trước các thông tin sai sự thật. Người lao động có nhu cầu đi làm việc tại Hàn Quốc theo visa E9 thì phải tìm hiểu kỹ thông tin, các quy trình và chi phí tại sở LĐ-TB&XH, Trung tâm dịch vụ việc làm các địa phương. Chúng tôi xin nhấn mạnh lại là: Đến thời điểm hiện tại, Trung tâm lao động ngoài nước là đơn vị duy nhất được Bộ LĐ-TB&XH giao nhiệm vụ triển khai nhiệm vụ phái cử lao động sang Hàn Quốc làm việc theo dạng visa E9, tức là nằm trong khuông khổ chương trình EPS. Ngoài việc liên hệ với các sở LĐ-TB&XH, Trung tâm dịch vụ việc làm các địa phương thì người lao động có thể liên hệ với Trung tâm lao động ngoài nước hoặc tìm hiểu thông tin trên webside của Trung tâm tại địa chỉ www.colab.gov.vn”, bà Phạm Ngọc Lan cho biết.

Trong đợt 1/2024, phía Hàn Quốc thông báo tuyển chọn 15.374 lao động Việt Nam. Trong đó, lao động ngành sản xuất chế tạo là 11.276 người; ngành nông nghiệp là 895 người; xây dựng là 200 người và lao động ngành ngư nghiệp là 3.033 người. Ngoài chỉ tiêu tuyển dụng năm 2024 tăng hơn 3.000 lao động so với năm 2023, một điểm đáng chú ý là việc tuyển chọn lao động đi Hàn Quốc đợt này diễn ra trên phạm vi toàn quốc, không áp dụng các biện pháp tạm dừng tuyển chọn tại các địa phương như những năm trước đây, trừ một số ngành thiểu số đặc thù như nông nghiệp, ngư nghiệp.

Một điểm mới đáng chú nữa của chương trình EPS đợt 1 năm nay, chính là việc mở rộng đối tượng tuyển chọn lao động sang Hàn Quốc làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Trước đây, chương trình chỉ tuyển lao động tại 74 huyện nghèo và 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, người dân tộc thiểu số; lao động đã từng làm việc trong ngành nông nghiệp tại Hàn Quốc về nước đúng hạn hợp đồng. Năm nay, Chương trình EPS sẽ mở rộng tiếp nhận lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đối với 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu lao động – Cơ hội đổi đời cho người dân vùng khó tại Đắk Lắk
Xuất khẩu lao động – Cơ hội đổi đời cho người dân vùng khó tại Đắk Lắk

VOV.VN - Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững. Những năm gần đây, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.

Xuất khẩu lao động – Cơ hội đổi đời cho người dân vùng khó tại Đắk Lắk

Xuất khẩu lao động – Cơ hội đổi đời cho người dân vùng khó tại Đắk Lắk

VOV.VN - Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững. Những năm gần đây, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.

Hải Dương ngăn chặn vụ lừa đảo thông qua chiêu bài xuất khẩu lao động
Hải Dương ngăn chặn vụ lừa đảo thông qua chiêu bài xuất khẩu lao động

VOV.VN - Công an xã Thái Hòa, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương vừa kịp thời ngăn chặn một vụ lừa đảo bằng "chiêu bài" tư vấn xuất khẩu lao động, với thủ đoạn tinh vi sử dụng CCCD gắn chíp giả để lừa đảo người dân.

Hải Dương ngăn chặn vụ lừa đảo thông qua chiêu bài xuất khẩu lao động

Hải Dương ngăn chặn vụ lừa đảo thông qua chiêu bài xuất khẩu lao động

VOV.VN - Công an xã Thái Hòa, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương vừa kịp thời ngăn chặn một vụ lừa đảo bằng "chiêu bài" tư vấn xuất khẩu lao động, với thủ đoạn tinh vi sử dụng CCCD gắn chíp giả để lừa đảo người dân.

Làm gì để nhà giáo không phải bỏ nghề làm công nhân, đi lao động xuất khẩu?
Làm gì để nhà giáo không phải bỏ nghề làm công nhân, đi lao động xuất khẩu?

VOV.VN - Do áp lực của đổi mới và áp lực của cuộc sống, thu nhập không tăng, một bộ phận không nhỏ giáo viên đã nghỉ việc, đi xuất khẩu lao động, đi làm ở các khu công nghiệp, làm tự do...

Làm gì để nhà giáo không phải bỏ nghề làm công nhân, đi lao động xuất khẩu?

Làm gì để nhà giáo không phải bỏ nghề làm công nhân, đi lao động xuất khẩu?

VOV.VN - Do áp lực của đổi mới và áp lực của cuộc sống, thu nhập không tăng, một bộ phận không nhỏ giáo viên đã nghỉ việc, đi xuất khẩu lao động, đi làm ở các khu công nghiệp, làm tự do...