Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu: Chuyển thách thức thành cơ hội

VOV.VN - Tăng cường các hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế trong quá trình thực hiện Thỏa thuận  khí hậu Paris sẽ giúp nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Các thảm họa thiên nhiên và sự thay đổi của mô hình thời tiết đang gây ra rủi ro lớn cho người dân, ngành nông nghiệp và cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Nhận thức được sự cấp thiết của việc phải thực thi các hành động đối phó với biến đổi khí hậu, năm 2016, Việt Nam đã phê duyệt Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, đồng thời trình bản Đóng góp do quốc gia tự Quyết định (NDC) đầu tiên.

Ông Hoàng Việt, cán bộ của WWF-Việt Nam, đại diện Nhóm Công tác Biến đổi khí hậu tại Việt Nam (CCWG).

Mặc dù bản NDC đầu tiên là bước đi đúng hướng quan trọng, nhưng các chuyên gia đã chỉ ra các lỗ hổng như thiếu kịch bản cơ sở và việc bỏ sót những lựa chọn giảm nhẹ tác động của Biến đổi khí hậu đối với ngành công nghiệp. Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã bắt đầu quá trình rà soát và cập nhật NDC đầu tiên, sửa đổi trên cơ sở tham vấn các bên liên quan. 

Liên quan vấn đề này, phóng viên VOV phỏng vấn ông Hoàng Việt, cán bộ của WWF-Việt Nam, đại diện Nhóm Công tác Biến đổi khí hậu tại Việt Nam (CCWG), bao gồm các tổ chức phi chính phủ (NGOs) của Việt Nam và Quốc tế.

PV: Xin ông cho biết những cơ hội và thách thức trong việc rà soát và thực hiện bản Đóng góp do quốc gia tự Quyết định (NDC) của Việt Nam?

Ông Hoàng Việt: Chúng tôi nhận thấy có nhiều thách thức lớn ví dụ như việc làm sao có thể đưa ra cam kết nhiều hơn nữa đối với việc cắt giảm khí thải nhà kính, đặc biệt là thúc đẩy sự phối hợp giữa các bộ ngành liên quan đối với các địa phương. Việc cập nhật, sửa đổi NDC của Việt Nam rất cần có sự hợp tác và cam kết mạnh mẽ của các cơ quan, ban, ngành của Chính phủ, từ cấp quốc gia đến cấp địa phương và các doanh nghiệp, cũng như cộng đồng. Hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tích cực kêu gọi sự tham gia của các bên. Chúng tôi mong muốn mở rộng tham vấn với người dân để chứng minh rằng NDC không phải là cam kết của riêng chính phủ Việt Nam mà còn của toàn bộ nhân dân Việt Nam.

Về cơ hội, việc rà soát và cập nhật NDC mang lại rất nhiều cơ hội cho chúng ta trong thời gian tới, nhằm khẳng định vị trí của Việt Nam trên các bàn đàm phán quốc tế, thúc đẩy tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris nhanh hơn nữa, giúp Việt Nam tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng cao trước biến đổi khí hậu, tránh những thiệt hại không đáng có liên quan đến tính mạng, thu nhập của người dân cũng như những cơ sở hạ tầng vật chất chủ yếu do tác động của biến đổi khí hậu.

Một cơ hội nữa là chúng ta có thể điều chỉnh được các dòng đầu tư theo hướng phát triển kinh tế các bon thấp, huy động được nhiều nguồn lực đầu tư từ các khối doanh nghiệp. Hiện nay, nếu cam kết của chúng ta không đủ lớn, chúng ta không thể khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ quy định cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính từ hoạt động của họ.

PV: Theo ông, việc cắt giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính theo dự thảo đầu tiên của Báo cáo kỹ thuật NDC có ảnh hưởng gì đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp không?

Ông Hoàng Việt: Chúng ta có 1 bản dự thảo NDC, vừa rồi đang tham vấn với các bộ ngành cũng như các tổ chức xã hội. Cuối tháng 8/ 2018, theo dự thảo đầu tiên của Báo cáo kỹ thuật NDC cập nhật do Bộ Tài nguyên và Môi trường trình bày, Chính phủ Việt Nam hiện cam kết giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính (GHG) tới năm 2030 bằng nguồn lực trong nước so với kịch bản thông thường. Mức phát thải CO2 trong kịch bản thông thường được nâng từ 787,4 triệu tấn lên 888,8 triệu tấn và cập nhật vào năm 2014 thay vì năm 2010 như trong Báo cáo ban đầu.

Theo chúng tôi thấy, cam kết cắt giảm 9% GHG sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. Và chúng ta có thể cắt giảm hơn nữa nếu chúng ta cân đối lại kịch bản phát triển của chúng ta. Kịch bản chúng ta mong muốn đó là chuyển đổi sang hướng nền kinh tế cacbon thấp, giảm bớt sử dụng những năng lượng hóa thạch trong ngành năng lượng, ví dụ như nhiệt điện than, đặc biệt là trong việc hấp thụ các bon, tăng bể chứa các bon từ việc phát triển, bảo vệ những cánh rừng hiện nay, cũng như phục hồi những khu vực rừng đang bị suy thoái.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

PV: Thưa ông, nếu chúng ta đẩy mạnh cắt giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính vào thời điểm này, thì điều đó sẽ giúp gì trong việc kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam để đầu tư?

Ông Hoàng Việt: Tất cả các ngành công nghiệp, các thương hiệu, nhà sản xuất lớn đều phải cam kết cắt giảm khí gây hiệu ứng trong toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm. Khi chúng ta tuân thủ được điều đó, với sự hỗ trợ từ chính sách của chính phủ, chúng ta sẽ kêu gọi được nhiều hơn nhãn hàng tham gia vào chuỗi sản phẩm ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư. Hiện nay có rất nhiều dự án đầu tư và hỗ trợ cho triển xanh. Đó là cơ hội giúp chúng ta tiếp cận được với nguồn vốn. Ngoài ra, có rất nhiều nguồn tài chính cho quỹ khí hậu xanh, quỹ môi trường toàn cầu hay quỹ về thích ứng. Đấy là cơ hội đê chúng ta kêu gọi sự đầu tư và hỗ trợ.

Chúng tôi đang có kế hoạch tham gia Hội nghị các nước thành viên Công ước Khung về biến đổi khí hậu (COP) lần 24 ở Ba Lan tháng 12 tới. Chúng tôi đã chuẩn bị tất cả các tài liệu và quan điểm của nhóm làm việc về biến đổi khí hậu để chia sẻ cùng các đại biểu và chúng tôi cũng sẽ giới thiệu sáng kiến của Việt Nam với cộng đồng quốc tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Indonesia chạy đua với thời gian để đối phó biến đổi khí hậu
Indonesia chạy đua với thời gian để đối phó biến đổi khí hậu

VOV.VN - Indonesia - một quốc gia quần đảo trải dài có quy mô bằng diện tích nước Mỹ, đang chịu tổn thương nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Indonesia chạy đua với thời gian để đối phó biến đổi khí hậu

Indonesia chạy đua với thời gian để đối phó biến đổi khí hậu

VOV.VN - Indonesia - một quốc gia quần đảo trải dài có quy mô bằng diện tích nước Mỹ, đang chịu tổn thương nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu là mối “đe dọa hòa bình” nghiêm trọng
Biến đổi khí hậu là mối “đe dọa hòa bình” nghiêm trọng

VOV.VN - Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu và những thảm họa thiên nhiên kèm theo đó.

Biến đổi khí hậu là mối “đe dọa hòa bình” nghiêm trọng

Biến đổi khí hậu là mối “đe dọa hòa bình” nghiêm trọng

VOV.VN - Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu và những thảm họa thiên nhiên kèm theo đó.

ĐBSCL là khu vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề của biến đổi khí hậu
ĐBSCL là khu vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề của biến đổi khí hậu

VOV.VN - Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng tại Lễ ký kết hợp tác tư vấn chiến lược và triển khai dự án “Phát triển du lịch ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu”.

ĐBSCL là khu vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề của biến đổi khí hậu

ĐBSCL là khu vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề của biến đổi khí hậu

VOV.VN - Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng tại Lễ ký kết hợp tác tư vấn chiến lược và triển khai dự án “Phát triển du lịch ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu”.

Đại hội đồng LHQ khóa 73 tạo đà cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Đại hội đồng LHQ khóa 73 tạo đà cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

VOV.VN - Hội nghị là dịp để các nhà lãnh đạo thế giới khẳng định lại những cam kết và tạo đà cho Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu đạt được năm 2015.

Đại hội đồng LHQ khóa 73 tạo đà cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Đại hội đồng LHQ khóa 73 tạo đà cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

VOV.VN - Hội nghị là dịp để các nhà lãnh đạo thế giới khẳng định lại những cam kết và tạo đà cho Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu đạt được năm 2015.

Việt Nam cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính
Việt Nam cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính

VOV.VN - Đến năm 2030, Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với năm 2010.

Việt Nam cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính

Việt Nam cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính

VOV.VN - Đến năm 2030, Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với năm 2010.

Làm gì để phát triển du lịch bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu?
Làm gì để phát triển du lịch bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu?

VOV.VN -Ngành du lịch ĐBSCL nay phải đối diện những thách thức lớn. Phát triển du lịch bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu đang được xem là hướng đi tất yếu.

Làm gì để phát triển du lịch bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu?

Làm gì để phát triển du lịch bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu?

VOV.VN -Ngành du lịch ĐBSCL nay phải đối diện những thách thức lớn. Phát triển du lịch bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu đang được xem là hướng đi tất yếu.