Vừa học vừa làm thêm: Làm sao để cân bằng?

VOV.VN - Những năm tháng sinh viên được xem như bước đệm trước khi chính thức bước chân vào thị trường lao động. Nhiều bạn khi ở chặng đường này đã song hành cả hai việc học tập và làm thêm. Nhưng vừa đi học vừa đi làm thêm cũng có nhiều được, mất...

Công việc phổ biến được nhiều bạn trẻ lựa chọn ngay khi trở thành tân sinh viên là làm gia sư. Lý do là các bạn vừa trải qua bậc phổ thông, lượng kiến thức các môn học còn có thể sử dụng hiệu quả. Nhiều bạn có lực học tốt ở bậc học dưới hoàn toàn có thể đảm đương tốt công việc gia sư. Ngoài ra, độ tuổi không quá chênh lệch giúp các bạn trẻ nhanh chóng tiếp cận, làm quen cũng như tạo được những giờ dạy hấp dẫn cho học sinh ở cả ba cấp. Thời điểm mới bước vào đại học, chưa được học kiến thức chuyên ngành nên làm gia sư có thể xem như công việc không quá vất vả, có tri thức đồng thời đem lại khoản thu nhập khá tốt và ổn định.

Theo Lò Thị Hải Nhung, một bạn trẻ vừa tốt nghiệp khoa Giáo dục mầm non-Sư phạm tiếng Anh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, không chỉ với các sinh viên khối ngành sư phạm mới có thể làm gia sư. Đương nhiên, các giáo sinh như Hải Nhung đa phần cũng chọn làm công việc này.

Tuy nhiên, còn có rất nhiều việc làm thêm khác được bạn bè trong trường, trong khoa Hải Nhung thử sức, có thể kể đến như dịch vụ chụp ảnh; làm mẫu ảnh; bưng bê cho các cửa hàng, quán ăn...

Có thu nhập đỡ cho bố mẹ phần nào chi phí, bản thân có cuộc sống xa nhà dễ chịu hơn, tăng thêm kinh nghiệm nghề nghiệp, tìm được đúng năng lực, sở trường của bản thân, đặc biệt quý báu với các bạn giáo sinh sau này sẽ trở thành giáo viên được xem như những giá trị thu lại từ công việc làm thêm của sinh viên.

“Bản thân mình học được cách giao tiếp với phụ huynh và học sinh. Ví dụ có trường hợp học sinh mình dạy hơi có chút vấn đề về tâm lý. Nhưng khi nhận dạy mình chưa được học điều này ở trường. Một hôm khi mình cố gắng dạy nốt phần kiến thức, kéo dài thời gian học thì bỗng nhiên em học sinh đó nổi giận, thậm chí đập phá đồ ở trên bàn. Mình rất sợ và không biết cách xử lý thế nào. Mẹ em đó giúp trấn an học sinh và nói mình việc với các bạn không chịu được áp lực học nhiều thì nên cho nghỉ ngơi phù hợp”, Hải Nhung kể.

Chính từ những tình huống gặp phải trong quá trình làm thêm giúp Nhung cũng như các bạn giáo sinh rèn luyện, thực hành kỹ năng sư phạm trong thực tế. Ngoài ra, các bạn trẻ còn học thêm được kỹ năng mềm như giao tiếp, xắp xếp trình tự để cùng lúc giải quyết nhiều phần việc khác nhau...

Nhưng để công việc làm thêm đạt cùng lúc nhiều hiệu quả, Hải Nhung từ kinh nghiệm bản thân cho rằng các bạn sinh viên phải biết sắp xếp lịch trong ngày thật khoa học, tránh sự chồng chéo. Bởi lẽ đã có những bạn bè của Nhung do quá mải mê làm thêm kiếm tiền đã phải thi lại, chậm môn, nợ môn, không ra trường đúng thời hạn, thậm chí còn bị buộc phải thôi học. Ngoài ra, khi tìm việc làm thêm, đặc biệt khi mới bắt đầu, nhiều bạn rơi vào bẫy của các đơn vị tuyển dụng.

“Ví dụ như nhà tuyển dụng đặt mức lương cao nhưng thực tế sau cả tháng lao động, nhiều trường hợp không đạt doanh số thì thậm chí cả lương cơ bản cũng không được trả”, Hải Nhung chia sẻ.

Không ít trường hợp các bạn trẻ được nhận vào thử việc trong một khoảng thời gian và khi ký hợp đồng thực sự mới biết có quá nhiều điều khoản bất lợi như chế độ đãi ngộ, giờ làm bắt buộc, những yêu cầu quá sức... Không ký hợp đồng đồng nghĩa khoảng thời gian thử việc vô cùng vất vả nhưng bạn trẻ không được trả một khoản nhỏ nào.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sinh viên nói gì về đề xuất giới hạn giờ làm thêm?
Sinh viên nói gì về đề xuất giới hạn giờ làm thêm?

VOV.VN - Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, nhiều bạn sinh viên cho rằng đề xuất cho học sinh, sinh viên được làm thêm nhưng không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của họ, đặc biệt với những sinh viên có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn.

Sinh viên nói gì về đề xuất giới hạn giờ làm thêm?

Sinh viên nói gì về đề xuất giới hạn giờ làm thêm?

VOV.VN - Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, nhiều bạn sinh viên cho rằng đề xuất cho học sinh, sinh viên được làm thêm nhưng không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của họ, đặc biệt với những sinh viên có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn.

Gây khó cho sinh viên nếu quy định làm thêm không quá 20 giờ/tuần
Gây khó cho sinh viên nếu quy định làm thêm không quá 20 giờ/tuần

VOV.VN - Theo nhiều chuyên gia, nếu quy định sinh viên làm thêm tối đa 20 giờ/tuần, không ít sinh viên sẽ gặp khó khăn về chi phí sinh hoạt, học phí, khi đó việc giải bài toán áp lực kinh tế của sinh viên thế nào cũng là vấn đề cần đặt ra.

Gây khó cho sinh viên nếu quy định làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Gây khó cho sinh viên nếu quy định làm thêm không quá 20 giờ/tuần

VOV.VN - Theo nhiều chuyên gia, nếu quy định sinh viên làm thêm tối đa 20 giờ/tuần, không ít sinh viên sẽ gặp khó khăn về chi phí sinh hoạt, học phí, khi đó việc giải bài toán áp lực kinh tế của sinh viên thế nào cũng là vấn đề cần đặt ra.

Vắt sức làm thêm sinh viên có thể trả giá đắt
Vắt sức làm thêm sinh viên có thể trả giá đắt

VOV.VN - Không ít sinh viên mải đi làm thêm bỏ bê học hành đã phải còng lưng trả tiền học lại. Do vậy, nhiều chuyên gia giáo dục ủng hộ đề xuất quản lý giờ làm thêm của sinh viên.

Vắt sức làm thêm sinh viên có thể trả giá đắt

Vắt sức làm thêm sinh viên có thể trả giá đắt

VOV.VN - Không ít sinh viên mải đi làm thêm bỏ bê học hành đã phải còng lưng trả tiền học lại. Do vậy, nhiều chuyên gia giáo dục ủng hộ đề xuất quản lý giờ làm thêm của sinh viên.