Vùng cao Tây Bắc thiếu sân chơi cho trẻ em và mối lo tai nạn thương tích mùa hè

VOV.VN - Với trẻ em ở nơi có điều kiện khó khăn như vùng cao Tây Bắc, mùa hè lại thường cùng cha mẹ đi nương, ở nhà trông em hoặc tự trông nhau. Do thiếu các hoạt động và điểm vui chơi, cùng sự chủ quan, thiếu quan tâm của gia đình, trẻ em vùng cao đối mặt với nhiều rủi ro tai nạn, thương tích.

 

- Mùa hè, bố mẹ em vẫn đi làm nương, em đi chăn trâu, còn các em thì ở nhà. Khi em đi chăn trâu về thì em tắm rửa và nấu cơm cho các em ăn.

- Mùa hè con thường đi tắm ở bến phà. Con thường tắm ở gần bờ cho an toàn, không dám bơi ra xa bờ.

Đó là chia sẻ của các em học sinh cấp 1 sinh sống ở vùng khó khăn tại các tỉnh miền núi Tây Bắc khi bắt đầu bước vào kỳ nghỉ hè năm nay. Nơi các em sống là vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu sân chơi, nên không khó để bắt gặp những tốp trẻ em chạy nhảy, nô đùa bên vệ đường, triền ruộng, đến bờ suối, con sông.

Gia đình chị Lý Thị Cam, ở bản Gia Khâu, xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu có 3 con nhỏ. Mặc dù sinh sống ở vùng có điều kiện thuận lợi hơn, nhưng cũng cách điểm vui chơi của xã hơn 5km. Do điều kiện kinh tế gia đình thuộc hộ nghèo, vào dịp hè, vợ chồng chị Cam đi làm nương và để các con ở nhà tự trông nhau.

"Ngày hè chúng tôi đi làm không có thời gian để dành cho các con. Các con phải tự chơi ở nhà và khi đi chỉ biết dặn các con chơi ở nhà không ra đường nó nguy hiểm thôi", chị Cam nói.

Thiếu sân chơi và thiếu sự quản lý của gia đình, người lớn, là nguyên nhân chính xảy ra tai nạn, thương tích với trẻ em. Thống kê của Sở Y tế tỉnh Lai Châu, từ đầu năm đến nay hệ thống y tế ở địa phương đã tiếp nhận, điều trị cho hơn 100 trẻ bị tai nạn, thương tích. Trẻ em bị tai nạn chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc, sinh sống ở những vùng khó khăn. Đặc biệt, những ngày gần đây số trẻ nhập viện ngày càng gia tăng, với tỷ lệ thương tích nặng nhiều hơn.

Bác sĩ Nguyễn Minh Đức, Khoa ngoại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết: "Hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh chúng tôi tiếp nhận bệnh nhi vào điều trị không phải là ít. Các cháu bị tai nạn chủ yếu là do leo trèo cây, tại nạn xe trong quá trình vui chơi không may xảy ra. Chúng tôi khuyến cáo tất cả các bậc phụ huynh nên quản lý và theo dõi các cháu sát sao hơn để tránh các sự việc không may xảy ra".  

Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng các tỉnh Tây Bắc như: Lai Châu, Điện Biên và Sơn La, trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm các địa phương này ghi nhận hàng chục vụ việc trẻ em bị thiệt mạng, trong đó chủ yếu là tại nạn giao thông, tai nạn do tự chơi các trò chơi nguy hiểm hoặc đuối nước.

Gần đây nhất, vào tháng 3 xảy ra vụ việc 2 cháu nhỏ 7 tuổi và 8 tuổi ở thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên bị thiệt mạng. Do thiếu sự quản lý của gia đình, các cháu tìm ra bờ sông tự chơi rồi trượt chân rơi xuống sông đuối nước.

Anh Đặng Thành Huy, Bí thư Tỉnh đoàn Điện Biên cho biết: Sự việc xảy ra tại thị xã Mường Lay làm 2 cháu nhỏ thiệt mạng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự an toàn của trẻ, nhất là những ngày hè này. Để giảm thiểu các vụ tai nạn thương tích có thể xảy ra đối với trẻ em vùng cao, ngoài việc tổ chức các hoạt động vui chơi để quản lý trẻ, giải pháp căn cơ vẫn là tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức của người dân và kỹ năng phòng tránh cho các em nhỏ.

"Đối với tổ chức đoàn thì đầu tiên là phải đẩy mạnh tuyên truyền để trẻ em hiểu được mối nguy hại của tai nạn thương tích nói chung và đuối nước nói riêng. Thứ hai là tăng cường các lớp dạy và học bơi cho trẻ em ở những nơi có điều kiện. Với những địa phương không có điều kiện bể bơi thì tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, dạy bơi trên cạn để trẻ em có thêm kỹ năng tự phòng tránh", ạnh Huy cho hay.

Với hơn 380.000 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh, Sơn La là địa phương có số lượng trẻ em đông nhất các tỉnh Tây Bắc. Mặc dù những năm qua các cấp, các ngành ở địa phương đã huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, thể thao cho trẻ em, song số lượng các công trình vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Đây cũng chính là nguyên nhân trong năm 2023, địa phương có gần 1.000 trẻ em bị tai nạn, thương tích, trong đó có 29 trẻ tử vong.

Ông Nguyễn Duy Dũng, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sơn La cho biết: "Sở đã đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cá nhân về phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích dưới nhiều hình thức phong phú. Đồng thời khuyến khích các địa phương nhân rộng các mô hình phòng chống đuối nước cho trẻ em, đặc biệt là mô hình dạy bơi an toàn cho trẻ. Thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em trong dịp hè để thu hút trẻ em tham gia phòng tránh các nguy cơ gây tai nạn thương tích và đuối nước cho các em".

Cũng như nhiều địa phương trong khu vực Tây Bắc, tại Lai Châu các khu, điểm vui chơi cho trẻ em tập trung chủ yếu ở những vùng thuận lợi như thành phố, thị trấn. Tại các xã vùng sâu, vùng xa nơi vui chơi của trẻ chủ yếu là tại nhà văn hóa, trường học, tuy nhiên những nơi này còn thiếu các trang thiết bị, dụng cụ vui chơi và các hoạt động nên không thu hút được trẻ tới tham gia. Vì vậy, những ngày hè này trẻ em tại địa phương nếu không theo cha mẹ đi rừng, đi nương thì ở nhà trông nhau, hoặc rủ nhau ra suối, ra sông tắm.

Theo bà Nguyễn Thị Thủy, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu, tại địa phương đã có gần 75% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được Nhà nước, gia đình và cộng đồng chăm sóc, giúp đỡ. Tuy nhiên, tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại, tai nạn thương tích, trẻ em bị bỏ rơi phải bỏ học, di cư lao động sớm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều. Vì vậy, ngoài việc huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, sân chơi cho trẻ thì việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em cần có sự quan tâm, chung tay quyết liệt hơn nữa của mỗi tổ chức, cá nhân và cả cộng đồng.

"Sở đã tham mưu trình Hội đồng Quỹ bảo trợ trẻ em của tỉnh ban hành văn bản để phát động ủng hộ quỹ; đồng thời tăng cường công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích, đuối nước xảy ra đối với trẻ em và báo cáo các vụ việc liên quan. Ngoài ra, Sở cũng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch để triển khai tháng hành động vì trẻ em; hướng dẫn các phòng lao động, thương binh và xã hội các huyện, thành phố tổ chức triển khai công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và triển khai các hoạt động của tháng hành động vì trẻ em. Trên cơ sở đó, các huyện, thành phố cũng đã xây dựng kế hoạch và tổ chức tháng hành động vì trẻ em bằng các hình thức phù hợp", bà Thủy thông tin.

“Hãy lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động” và "Hãy hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”, đây là thông điệp trong tháng hành động vì trẻ em năm nay. Để kỳ nghỉ hè của trẻ em vùng cao thật sự bổ ích, an toàn, cần có nhiều sân chơi thiết thực như rèn luyện thể chất, kỹ năng sống cho các em. Đó là giải pháp thiết thực nhất nhằm giảm tối đa tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước trong những ngày hè.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sơn La tăng cường phòng, chống các bệnh truyền nhiễm mùa hè
Sơn La tăng cường phòng, chống các bệnh truyền nhiễm mùa hè

VOV.VN - Thời điểm này, Sơn La đang bước vào mùa hè với khí hậu nắng nóng, độ ẩm không khí cao. Đây là những điều kiện thuận lợi cho nhiều mầm bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển. Ngành chức năng địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp ứng phó.

Sơn La tăng cường phòng, chống các bệnh truyền nhiễm mùa hè

Sơn La tăng cường phòng, chống các bệnh truyền nhiễm mùa hè

VOV.VN - Thời điểm này, Sơn La đang bước vào mùa hè với khí hậu nắng nóng, độ ẩm không khí cao. Đây là những điều kiện thuận lợi cho nhiều mầm bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển. Ngành chức năng địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp ứng phó.

Cảnh giác với các bệnh dịch mùa hè
Cảnh giác với các bệnh dịch mùa hè

VOV.VN - Dù mới bước vào đầu mùa hè, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, 15.000 ca sốt xuất huyết, hàng trăm ca mắc sởi, ho gà. Bên cạnh đó là ca bệnh đầu tiên mắc cúm A/H9N2, 1 một bệnh nhân nam đã tử vong do cúm A/H5N... Những diễn biến của dịch bệnh mùa hè đang đặt ra những vấn đề gì đối với hệ thống dự phòng và người dân?

Cảnh giác với các bệnh dịch mùa hè

Cảnh giác với các bệnh dịch mùa hè

VOV.VN - Dù mới bước vào đầu mùa hè, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, 15.000 ca sốt xuất huyết, hàng trăm ca mắc sởi, ho gà. Bên cạnh đó là ca bệnh đầu tiên mắc cúm A/H9N2, 1 một bệnh nhân nam đã tử vong do cúm A/H5N... Những diễn biến của dịch bệnh mùa hè đang đặt ra những vấn đề gì đối với hệ thống dự phòng và người dân?

Làm gì để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Làm gì để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

VOV.VN - Sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng kèm theo những rủi ro cho trẻ em, nhất là trong thời đại công nghệ số, kỷ nguyên số, công dân số như hiện nay. Trẻ em ngày càng dành nhiều thời gian sử dụng Internet với nhiều mục đích khác nhau, việc này khiến em phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Làm gì để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Làm gì để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

VOV.VN - Sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng kèm theo những rủi ro cho trẻ em, nhất là trong thời đại công nghệ số, kỷ nguyên số, công dân số như hiện nay. Trẻ em ngày càng dành nhiều thời gian sử dụng Internet với nhiều mục đích khác nhau, việc này khiến em phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn.