Xây dựng hạ tầng thoát nước: Ưu tiên nguồn vốn từ đâu?

VOV.VN - Tình trạng ngập úng đô thị diễn biến phức tạp tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và nhiều địa phương trên cả nước. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập úng là dự án xây dựng hạ tầng thoát nước bị chậm trễ, thiếu nguồn vốn để xây dựng.

 

Vậy giải pháp nào để giải quyết tình trạng này? Cần lưu ý gì khi xây dựng Dự thảo Luật cấp thoát nước? Được biết, Bộ Tư pháp đang chuẩn bị tổ chức họp Hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng Luật Cấp, Thoát nước.

PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, Chuyên gia cao cấp về đô thị thích ứng Biến đổi khí hậu, Tổ chức hợp tác quốc tế GIZ, Đức về nội dung này.

PV: Theo ông, trước tình trạng ngập úng đô thị xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước, ông nghĩ sao về vai trò và trách nhiệm của Nhà nước, chính quyền địa phương đối với các dự án hạ tầng thoát nước?

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến: Tôi cho rằng đầu tư vào lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải trước tiên thuộc về trách nhiệm của Nhà nước và chính quyền các cấp, chúng ta không nên trông chờ hoặc hy vọng nhiều vào xã hội hóa hoặc từ nguồn vốn ODA, vì nước ta là đất nước thu nhập trung bình, nên nguồn vốn ODA vào là rất thấp, và nếu có vào, tỷ lệ lãi suất không được ưu đãi nữa.

Chính vì vậy, Nhà nước phải đóng vai trò chính trong việc đầu tư cho lĩnh vực này đồng thời phải sử dụng nguồn vốn đầu tư công để chủ động trong xây dựng.

Hiện nay, các dự án ưu tiên trong các quy hoạch tỉnh được phê duyệt hoặc đang trong quá trình hoàn thiện để được phê duyệt, một số chính quyền địa phương cho rằng, nguồn vốn để xây dựng hệ thống thoát nước chủ yếu huy động nguồn vốn ODA, vốn tư nhân và xã hội hóa, còn nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước rất nhỏ bé.

Như vậy không thể hiện sự ưu tiên vào lĩnh vực này. Chúng ta hay nói là, khi nào ngập thì cả xã hội quan tâm, khi không ngập không ai quan tâm nữa.

PV: Hiện nay, Bộ Xây dựng đang xây dựng Dự thảo Luật Cấp,Thoát nước. Theo ông, khi xây dựng Dự thảo này, cần lưu ý những vấn đề gì để góp phần quản lý và hạn chế tình trạng ngập úng đô thị?

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến: Thứ nhất: Bộ Xây dựng đang là cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Cấp, Thoát nước. Thoát nước và Xử lý nước thải được xác định là dịch vụ công ích, như vậy cần phải khẳng định, nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này trước hết phải từ Nhà nước. Nhà nước (và chính quyền các cấp) có trách nhiệm đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý, vận hành và khai thác hệ thống này theo các hình thức khác nhau.

Trong Dự thảo Luật cần phải ghi rõ nguồn vốn từ Nhà nước, (và được xác định theo quy hoạch, kế hoạch) thì các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư mới cụ thể hóa, nguồn vốn từ Nhà nước mỗi năm chi cụ thể là bao nhiêu. Mặt khác, không phải chỉ có đầu tư mới các khu vực dân cư mà phải chủ động đầu tư mạng lưới thoát nước liên kết giữa các đô thị/khu đô thị để làm cơ sở cho các khu đô thị do doanh nghiệp đầu tư kết nối bên trong dự án với bên ngoài.

Thứ hai, về Quy hoạch. Theo Luật Quy hoạch năm 2017, nội dung quy hoạch thoát nước trong quy hoạch vùng rất hạn chế và trong quy hoạch tỉnh thì không rõ ràng và gắn với thuỷ lợi, do vậy, điều này cần phải nghiên cứu bổ sung về vêu cầu và nội dung quy hoạch thoát nước trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thậm trí cả trong quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn quốc gia.

Bên cạnh đó, theo Luật Quy hoạch đô thị 2009, quy hoạch thoát nước là một nội dung của quy hoạch đô thị, trong QH đô thị có Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thì nội dung quy hoạch thoát nước phải được làm rõ theo từng loại quy hoạch.

Tuy nhiên đối với các đô thị, thành phố trực thuộc Trung ương, Luật quy hoạch đô thị 2009 đã cho phép lập quy hoạch chuyên ngành thoát nước vì thế đã có rất nhiều nội dung khá cụ thể, điều kiện cụ thể và thông qua nội dung của quy hoạch thoát nước này có thể làm cơ sở lập dự án đầu tư thoát nước.

Thứ ba, liên quan đến quản lý, vận hành hệ thống thoát nước. Nếu quan niệm đây là  dịch vụ công ích,  trong Nghị định 32 đang ưu tiên áp dụng hình thức đấu thầu. Đấu thầu là 1 hình thức tiến bộ, tuy nhiên thoát nước là một chuyên ngành đặc thù, nên điều kiện đặt ra phải mang tính đặc thù chứ không giống như dịch vụ công ích khác thì có thể thu hút được các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thoát nước tham gia.

Trong Luật cần làm rõ hơn các yếu tố đặc thù để quy định về hình thức giao, đấu thầu…các điều kiện cụ thể khi thực hiện công tác quản lý vận hành khai thác hệ thống thoát nước ..

Thứ 4, Giá và phí: Giá dịch vụ thoát nước cần khẳng định trong Luật mặt khác tiếp tục hoàn thiện các quy định này. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải phải khẳng định không áp dụng tại các khu vực đô thị, dân cư nông thôn nới đã xây dựng mạng lưới thoát nước (để tránh hiểu lầm thu 2 lần, hiện nay trong đô thị đang tồn tại song song Giá dịch vụ thoát nước và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là không hợp lý).

Hy vọng Luật Cấp, Thoát nước sớm được Quốc hội thông qua chúng ta Luật quan trọng để điều chỉnh lĩnh vực và đây sẽ là một bước tiến rất lớn quan trọng, hòa nhập với quốc tế trong lĩnh vực này

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông! 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khẩn trương hoàn thành dự án thoát nước, chống ngập ở thành phố Quy Nhơn
Khẩn trương hoàn thành dự án thoát nước, chống ngập ở thành phố Quy Nhơn

VOV.VN - UBND tỉnh Bình Định đã phê dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại phường Ghềnh Ráng, thành phố Qui Nhơn và dự án này đang được đơn vị khẩn trương hoàn thành đưa vào sử dụng.

Khẩn trương hoàn thành dự án thoát nước, chống ngập ở thành phố Quy Nhơn

Khẩn trương hoàn thành dự án thoát nước, chống ngập ở thành phố Quy Nhơn

VOV.VN - UBND tỉnh Bình Định đã phê dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại phường Ghềnh Ráng, thành phố Qui Nhơn và dự án này đang được đơn vị khẩn trương hoàn thành đưa vào sử dụng.

Mở tất cả các cống Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô để tiêu thoát nước, chống ngập úng
Mở tất cả các cống Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô để tiêu thoát nước, chống ngập úng

VOV.VN - Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, mưa giông, lốc xoáy đã làm sập và tốc mái nhiều căn nhà của người dân; hàng ngàn ha lúa và hoa màu bị ngã đổ và ngập úng.

Mở tất cả các cống Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô để tiêu thoát nước, chống ngập úng

Mở tất cả các cống Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô để tiêu thoát nước, chống ngập úng

VOV.VN - Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, mưa giông, lốc xoáy đã làm sập và tốc mái nhiều căn nhà của người dân; hàng ngàn ha lúa và hoa màu bị ngã đổ và ngập úng.

Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1 bị đập phá rãnh thoát nước
Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1 bị đập phá rãnh thoát nước

VOV.VN - Mới đây, nhiều tấm đan bê tông đậy các rãnh thoát nước ở TP.HCM thường xuyên bị các đối tượng đập phá để lấy sắt, gây hư hỏng và ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1 bị đập phá rãnh thoát nước

Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1 bị đập phá rãnh thoát nước

VOV.VN - Mới đây, nhiều tấm đan bê tông đậy các rãnh thoát nước ở TP.HCM thường xuyên bị các đối tượng đập phá để lấy sắt, gây hư hỏng và ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

Hàng quán tại Hà Nội vô tư xả rác, thức ăn thừa xuống cống thoát nước
Hàng quán tại Hà Nội vô tư xả rác, thức ăn thừa xuống cống thoát nước

VOV.VN - Tình trạng đổ trộm thức ăn thừa xuống cống công cộng của nhiều hàng quán trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây tắc nghẽn đường ống thoát nước chung mà còn ảnh hưởng đến đời sống của người dân cư xung quanh.

Hàng quán tại Hà Nội vô tư xả rác, thức ăn thừa xuống cống thoát nước

Hàng quán tại Hà Nội vô tư xả rác, thức ăn thừa xuống cống thoát nước

VOV.VN - Tình trạng đổ trộm thức ăn thừa xuống cống công cộng của nhiều hàng quán trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây tắc nghẽn đường ống thoát nước chung mà còn ảnh hưởng đến đời sống của người dân cư xung quanh.

Hà Nội dự kiến thu tiền dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải: Liệu có muộn?
Hà Nội dự kiến thu tiền dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải: Liệu có muộn?

VOV.VN - Chuyên gia đánh giá Hà Nội dự kiến thu tiền dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải tại 12 quận, thị xã, tuy hơi muộn nhưng là việc làm rất cần thiết trong thực tiễn. 

Hà Nội dự kiến thu tiền dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải: Liệu có muộn?

Hà Nội dự kiến thu tiền dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải: Liệu có muộn?

VOV.VN - Chuyên gia đánh giá Hà Nội dự kiến thu tiền dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải tại 12 quận, thị xã, tuy hơi muộn nhưng là việc làm rất cần thiết trong thực tiễn.