Xây dựng nông thôn mới: Sáng tạo để cán đích

(VOV) -Dù gặp khó khăn về nhận thức, nguồn vốn, nhưng Sơn La, Điện Biên đã sáng tạo, không ỷ lại

Do khó khăn, bởi nguồn vốn xây dựng nông thôn mới (NTM) do Trung ương cấp hạn  hẹp, ngân sách địa phương không có nhiều, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, còn tới trên 45% tỷ lệ hộ nghèo, đã triển khai xây dựng nông thôn mới theo điều kiện thực tế của địa phương.

Không trông chờ, ỷ lại

Mường Ảng xây dựng chương trình hành động xây dựng nông thôn mới theo hướng: cái gì chủ động được triển khai trước, không trông chờ, không ỷ lại ….

Ông Phạm Văn Hiệp, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Mường Ảng cho biết: “Hiện nay, huyện đồng loạt triển khai các tiêu chí, có thể chưa trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước về môi trường, an ninh, hệ thống chính trị của xã. Giai đoạn 2012-2015, chúng tôi sẽ vẫn triển khai xây dựng nông thôn mới đối với tất các các xã, không riêng gì 2 xã điểm…”.

Nông dân xã Thanh Chăn cùng các đoàn thể, lực lượng tham gia làm đường giao thông nông thôn
(Ảnh: baodienbienphu.com.vn)

Với Sơn La, sau khi rút từ 55 xã xuống còn 25 xã phấn đấu đến năm 2015 cơ bản đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tỉnh đã củng cố lại các ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp. Mặt khác, tỉnh tổ chức tập huấn  cho ban quản lý cấp xã làm chủ đầu tư cá dự án, công trình nhỏ. Bên cạnh đó, tập trung nguồn vốn cho các xã đã phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới, để các xã khác học tập.

Ông Cầm Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La,  Phó Ban chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới cho biết: “Đặc biệt ưu tiên các xã, các cơ sở dân ở đó ủng hộ cao, kể cả khâu lập dự án, hiến đất cũng như góp công thực hiện các dự án…”.

Tuy nhiên, theo nhiều người tâm huyết với chương trình xây dựng nông thôn mới ở Tây Bắc, cùng với các giải pháp trên, các tỉnh Sơn La, Điện Biên cần sớm ban hành các quyết định lồng ghép các dự án trên cùng địa bàn. Cụ thể như với hơn 12.000 hộ dân ở các khu, điểm tái định cư vùng hồ thủy điện Sơn La, các tỉnh cần có cơ chế để kết hợp đầu tư tránh lãng phí.

Ví dụ: dự án di dân xây dựng nhà văn hóa bản chỉ rộng hơn 100 m2, nhưng tiêu chí nông thôn mới có khi là 200 m2, thì các địa phương có cơ chế để lồng ghép 2 dự án xây nhà văn hóa, tránh tình trạng dự án di dân làm xong, chương trình nông thôn mới lại lấy nguồn vốn dự án khác đập đi xây lại mới đảm bảo tiêu chuẩn.

Cần hỗ trợ bà con vốn sản xuất

Ngoài ra, để triển khai xây dựng nông thôn đảm bảo tiến độ nâng cao chất lượng đời sống nhân dân vùng nông thôn, các địa phương Sơn La, Điện Biên cần được tăng vốn đầu tư từ trung ương cho các xã. Như thực tế làm quy hoạch một xã ở vùng đồng bằng thuận lợi có khi chỉ mất 100 đến 150  triệu đồng đã hoàn thành, nhưng ở vùng sâu xa đầu tư vài ba trăm triệu  vẫn chưa xong. Trong khi đó việc kêu gọi đầu tư từ doanh nghiệp rất khó khăn.

Ông Lò Quang Chiêu, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên  kiến nghị: “Ở Điện Biên rất ít doanh nghiệp đóng trên địa bàn, và ít doanh nghiệp làm ăn hiệu quả nên việc huy động nguồn từ các doanh nghiệp các tổ chức rất khó khăn. Đề nghị các Bộ ngành trung ương một số dự án như xóa đói giảm nghèo đầu tư lồng ghép các nguồn vốn; hỗ trợ bà con vốn sản xuất…”.

Đảng, Nhà nước ta xác định xây dựng nông thôn mới là chương trình lâu dài, không phải một sớm một chiều. Qua thực tế ở các địa phương chậm nhất cả nước là Sơn La, Điện Biên cho thấy, để đảm bảo chương trình thực hiện đúng tiến độ đề ra, bên cạnh việc các tỉnh triển khai các biện pháp,  cần tăng cường  tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân về chương trình xây dựng nông thôn mới. Chỉ khi nào bà con thấy rõ, cùng với sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước và lồng ghép các dự án, chương trình xây dựng nông thôn mới  chính là của dân, do dân quyết định, chương trình mới thành công./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát động cuộc thi viết về xây dựng nông thôn mới
Phát động cuộc thi viết về xây dựng nông thôn mới

(VOV) - Cuộc thi do báo Nhân Dân phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân tổ chức

Phát động cuộc thi viết về xây dựng nông thôn mới

Phát động cuộc thi viết về xây dựng nông thôn mới

(VOV) - Cuộc thi do báo Nhân Dân phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân tổ chức

Nam Định phấn đấu 4 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới
Nam Định phấn đấu 4 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới

(VOV) -Đối với 11 xã điểm, Nam Định phấn đấu trong năm nay có 4 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới và 7 xã cơ bản đạt.

Nam Định phấn đấu 4 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới

Nam Định phấn đấu 4 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới

(VOV) -Đối với 11 xã điểm, Nam Định phấn đấu trong năm nay có 4 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới và 7 xã cơ bản đạt.

Chiến sĩ hải quân chung tay xây dựng nông thôn mới
Chiến sĩ hải quân chung tay xây dựng nông thôn mới

(VOV) -Hoạt động kết nghĩa giữa Đoàn 6 với phường Anh Dũng (Hải Phòng) đã đạt được nhiều kết quả thiết thực.

Chiến sĩ hải quân chung tay xây dựng nông thôn mới

Chiến sĩ hải quân chung tay xây dựng nông thôn mới

(VOV) -Hoạt động kết nghĩa giữa Đoàn 6 với phường Anh Dũng (Hải Phòng) đã đạt được nhiều kết quả thiết thực.

Xây dựng nông thôn mới hay công thức hóa cuộc sống?
Xây dựng nông thôn mới hay công thức hóa cuộc sống?

(VOV) -Nông thôn mới chính là sự thay đổi trong tư duy của mỗi người dân, 19 tiêu chí không phải là mục tiêu của chương trình.

Xây dựng nông thôn mới hay công thức hóa cuộc sống?

Xây dựng nông thôn mới hay công thức hóa cuộc sống?

(VOV) -Nông thôn mới chính là sự thay đổi trong tư duy của mỗi người dân, 19 tiêu chí không phải là mục tiêu của chương trình.

Phó Thủ tướng kiểm tra xây dựng nông thôn mới ở Quảng Bình
Phó Thủ tướng kiểm tra xây dựng nông thôn mới ở Quảng Bình

(VOV) -Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao việc triển khai nông thôn mới và đổi mới nông lâm trường ở Quảng Bình.

Phó Thủ tướng kiểm tra xây dựng nông thôn mới ở Quảng Bình

Phó Thủ tướng kiểm tra xây dựng nông thôn mới ở Quảng Bình

(VOV) -Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao việc triển khai nông thôn mới và đổi mới nông lâm trường ở Quảng Bình.