Xây “ốc đảo thử nghiệm” để trí thức trở về phục vụ Tổ quốc

VOV.VN - Chính sách thu hút đội ngũ trí thức trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đang gặp nhiều vướng mắc, xuất phát từ các thủ tục hành chính và điều kiện để các trí thức có thể toàn tâm cho việc nghiên cứu phát triển khoa học.

 

Nhiều hạn chế, bất cập

Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Chính sách thu hút đầu tư đào tạo bồi dưỡng đội ngũ tri thức khoa học, công nghệ trong bối cảnh mới” diễn ra ngày 24/2 tại TP.HCM, GS.TS Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch Liên hiệp Các Hội khoa học và Kỹ thuật TP.HCM cho rằng, chính sách thu hút và đãi ngộ về vật chất, cơ chế khuyến khích, tạo động lực về tinh thần cho đội ngũ trí thức chưa tương xứng. Tiền lương còn thấp, nhất là tại các trường đại học, học viện, trung tâm nghiên cứu khiến họ không thể chuyên tâm nghiên cứu. Các cơ chế và chính sách tài chính trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật còn nhiều bất cập, sử dụng không đúng năng lực, trình độ và lãnh đạo cũng chưa thực sự lắng nghe.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của chúng ta là lấy khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo làm quốc sách hàng đầu nhưng đầu tư chưa tương xứng, chưa đủ mức đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn trí thức chất lượng cao, chính sách hỗ trợ sinh viên chưa đủ. Tiếp đến, đội ngũ trí thức ở các tỉnh trong cả nước không có điều kiện phát triển, do khoảng cách xa giữa trình độ, lực lượng và cơ cấu của đội ngũ trí thức với các thành phố lớn, đi cùng với đó là sự thiếu kết nối giữa đội ngũ trí thức Trung ương và địa phương, trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, GS.TS Nguyễn Văn Phước cũng cho rằng, chúng ta chưa xây dựng được cơ chế tuyển chọn, bồi dưỡng đầu tư cho trí thức trẻ, không thu hút được người giỏi, nhiều người rời khu vực công sang khu vực tư làm việc hoặc thậm chí chuyển nghề: "Về cơ chế tự chủ, mặc dù theo chính sách chủ trương là đúng nhưng cũng có những ngành không hấp dẫn sinh viên cũng như việc làm sau khi ra trường hạn chế. Trong khi đó những lĩnh vực này không thể thiếu trong việc đóng góp vào kinh tế, xã hội".

Đẩy mạnh quyền tự do học thuật

GS.TS Võ Văn Tới, Trợ lý ban giám hiệu về Phát triển Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ sức khoẻ và sự sống, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM đánh giá, chúng ta đã thảo luận rất nhiều về chính sách thu hút đội ngũ trí thức trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nhưng kết quả không được như kỳ vọng.

Từng 40 năm công tác ở nước ngoài và đã có những thành tựu nhất định tại Mỹ, Thuỵ Sỹ, năm 2009, GS.TS Võ Văn Tới về nước, thành lập bộ môn Kỹ thuật y sinh ở trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM và tới nay bộ môn đã trở thành Khoa với 12 giảng viên cơ hữu. Tất cả đều tốt nghiệp Tiến sĩ ở nước ngoài như: Mỹ, Thuỵ Sĩ, Đức,….

Theo GS.TS Võ Văn Tới, yếu tố tạo nên sự thành công như ngày hôm nay, là sự kết hợp giữa chính sách, cơ chế và con người. Trước hết đó là lãnh đạo phải có tầm nhìn xa, đưa ra những chính sách đúng đắn trong thu hút nhân tài, tiếp đến là người thừa hành phải có tâm, có tài, dám diễn giải những “vùng xám”, dám đi tìm những ý tưởng đột phá. Đồng thời người thực hiện phải có khả năng và kinh nghiệm trong điều hành, tìm ra giải pháp để thoát ra ngõ cụt, biết phát huy tài năng và nâng đỡ cộng sự…

Từ thành công tại Đại học Quốc gia TP.HCM, GS.TS Võ Văn Tới cho rằng, cần trao quyền tự do học thuật cho các địa phương bằng cách thành lập những “ốc đảo thử nghiệm”: “Ốc đảo phải có một cơ chế linh hoạt, cởi mở tránh những quy định, tránh giải trình phức tạp. Trong đó người cộng tác được toàn quyền làm những gì không xâm phạm đến an ninh quốc gia, làm những gì pháp luật không cấm, thay vì làm những gì quy định, nghị định cho phép bởi những gì cho phép là những gì đã biết. Do đó nó sẽ là rào cản của đổi mới sáng tạo. Với một cơ chế như thế người trở về thấy phục vụ Tổ quốc mình tại chỗ vẫn hơn là phục vụ từ xa”.

Để việc thu hút đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ có hiệu quả, chính sách thu hút người tài cần có định hướng cụ thể để đạt được mục tiêu bền vững, tạo điều kiện cho họ được phát huy sức sáng tạo của mình để cống hiến hiệu quả hơn cho đất nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chạy đua xếp hạng đại học là biểu hiện căn bệnh thành tích
Chạy đua xếp hạng đại học là biểu hiện căn bệnh thành tích

VOV.VN - TS. Lê Trường Tùng khẳng định, Trường đại học FPT không chủ động, không cung cấp thông tin để tham gia bảng xếp hạng “made in Việt Nam” VNUR. Đồng thời cho rằng việc chạy đua tham gia các bảng xếp hạng đại học là biểu hiện của bệnh thành tích.

Chạy đua xếp hạng đại học là biểu hiện căn bệnh thành tích

Chạy đua xếp hạng đại học là biểu hiện căn bệnh thành tích

VOV.VN - TS. Lê Trường Tùng khẳng định, Trường đại học FPT không chủ động, không cung cấp thông tin để tham gia bảng xếp hạng “made in Việt Nam” VNUR. Đồng thời cho rằng việc chạy đua tham gia các bảng xếp hạng đại học là biểu hiện của bệnh thành tích.

Các trường đại học xét tuyển bằng học bạ: Làm sao để đảm bảo công bằng?
Các trường đại học xét tuyển bằng học bạ: Làm sao để đảm bảo công bằng?

VOV.VN - Những mùa tuyển sinh gần đây, xét học bạ THPT là phương thức được nhiều trường sử dụng, dành phần lớn chỉ tiêu. Tuy nhiên, phương thức này cũng gây ra nhiều tranh cãi vì lo ngại nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc “chạy điểm”, “làm đẹp” học bạ ở các nhà trường, địa phương. 

Các trường đại học xét tuyển bằng học bạ: Làm sao để đảm bảo công bằng?

Các trường đại học xét tuyển bằng học bạ: Làm sao để đảm bảo công bằng?

VOV.VN - Những mùa tuyển sinh gần đây, xét học bạ THPT là phương thức được nhiều trường sử dụng, dành phần lớn chỉ tiêu. Tuy nhiên, phương thức này cũng gây ra nhiều tranh cãi vì lo ngại nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc “chạy điểm”, “làm đẹp” học bạ ở các nhà trường, địa phương. 

Nhiều trường Đại học ưu tiên xét học bạ, làm thế nào để đảm bảo công bằng?
Nhiều trường Đại học ưu tiên xét học bạ, làm thế nào để đảm bảo công bằng?

VOV.VN - Những mùa tuyển sinh gần đây, xét học bạ THPT là phương thức được nhiều trường sử dụng, dành phần lớn chỉ tiêu. Tuy nhiên, phương thức này cũng gây ra tranh cãi vì lo ngại nảy sinh nhiều tiêu cực.

Nhiều trường Đại học ưu tiên xét học bạ, làm thế nào để đảm bảo công bằng?

Nhiều trường Đại học ưu tiên xét học bạ, làm thế nào để đảm bảo công bằng?

VOV.VN - Những mùa tuyển sinh gần đây, xét học bạ THPT là phương thức được nhiều trường sử dụng, dành phần lớn chỉ tiêu. Tuy nhiên, phương thức này cũng gây ra tranh cãi vì lo ngại nảy sinh nhiều tiêu cực.