Xây trường ở Thịnh Liệt: Cơ sở pháp lý nguồn gốc đất chưa thuyết phục?

VOV.VN - Dự án xây dựng trường Thịnh Liệt phục vụ nhu cầu học hành của con em lại bị chính người dân sở tại không đồng thuận do chưa xác định rõ nguồn gốc đất.

Dự án xây dựng trường THCS Thịnh Liệt, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, theo người dân nơi đây ngay từ đầu chính quyền phường đã thể hiện thiếu trung thực nên người dân không đồng thuận, mặc dù trường học được xây dựng cho chính con em họ.

Người dân Thịnh Liệt bức xúc với việc triển khai dự án tại vị trí sân bóngkhi chưa xác định rõ nguồn đất.

Cụ thể, vị trí xây dựng trường THCS Thịnh Liệt được dự kiến xây dựng trên sân bóng Thịnh Liệt, vốn là sân bóng được hình thành từ cách đây 60 năm do người dân tự nguyện góp và hiến đất.

Trải qua quãng thời gian dài nhiều thăng trầm, sân bóng vẫn tồn tại và phát triển cùng phong trào thể dục thể thao của phường Thịnh Liệt. Tuy nhiên, ngày 5/8/2015, chính quyền đã điều động lực lượng dân phòng, công an phong tỏa sân bóng để thu hồi đất phục vụ công tác triển khai dự án. Đáng nói là việc phong tỏa sân bóng lại diễn ra vào đêm, khi chưa có quyết định thu hồi đất, giao đất, phương án hỗ trợ đền bù khiến người dân  cho rằng có sự mập mờ thiếu minh bạch.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, dẫn đến sự việc trên khởi nguồn từ báo cáo thiếu chính xác của UBND phường Thịnh Liệt trong việc xác định nguồn gốc đất sân bóng để xây dựng trường học.

Cụ thể, tại văn bản số 209/BC-UBND về nguồn gốc và hiện trạng sử dụng đất tại vị trí ô đất B6/TH2 và ô đất xây dựng trường mầm non Thịnh Liệt (vị trí trường THCS Thịnh Liệt cơ sở cũ) ngày 28/11/2013, UBND phường Thịnh Liệt khẳng định vị trí Trường THCS Thịnh Liệt  (ô đất B6/TH2). Hồ sơ quản lý: Thửa đất số 55+56+57, tờ bản đồ 23, diện tích 8.978 m2 (bản đồ đo năm 1995), chủ sử dụng UBND phường. Mục đích sử dụng trường học sân bóng. Hiện trạng sử dụng 1 dãy nhà 2 tầng+ 2 dãy nhà 1 tầng+ 1 sân bóng.

Trường mầm non Thịnh Liệt (vị trí trường THCS Thịnh Liệt cơ sở cũ). Hồ sơ quản lý: Thửa đất số 67, tờ bản đồ số 23, diện tích 1.609m2 (bản đồ đo năm 1995), chủ sử dụng UBND phường, mục đích sử dụng trường học. Hiện trạng sử dụng 2 dãy nhà 2 tầng + 1 nhà bảo vệ 1 tầng+ 1 nhà để xe cấp 4.

Báo cáo kèm theo Sơ đồ trích lục thửa đất của trường THCS Thịnh Liệt tại vị trí Tiểu học cũ+ sân bóng cũ; Sơ đồ trích lục thửa đất của trường Mầm non Thịnh Liệt tại vị trí trường THCS cũ.

Theo nhiều người dân, việc UBND phường Thịnh Liệt báo cáo khẳng định vị trí sân bóng là đất công do phường quản lý là hoàn toàn sai sự thật. Vì đây là đất do dân làng đóng góp có người vẫn còn lưu giữ sổ đỏ. Trích lục bản đồ đo năm 1960 của xã Thịnh Liệt, khẳng định rõ trên bản đồ này, cho nên không thể khẳng định hồ sơ quản lý đất đai lưu giữ qua các thời kỳ chỉ căn cứ trên bản đồ năm 1995 tại phường là đất UBND phường quản lý là chưa đầy đủ cơ sở pháp lý.

Bản thân sân bóng ra đời có trước quy hoạch xây dựng trường học nhưng khi lập báo cáo về nguồn gốc đất chính quyền lại “phớt lờ” không  công khai lấy ý kiến đóng góp của người dân. 

Theo người dân Thịnh Liệt sân bóng này trước đây đã từng bị nhòm ngó: “Vào năm 2000, chính quyền xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì đã có ý đồ chuyển đổi sân vận động đi nơi khác, tổ chức công khai lấy ý kiến dân nhưng toàn dân không đồng ý. Dân kiến nghị lên thành phố cuối cùng ý đồ di chuyển sân bóng phải dừng lại”.

Từ văn bản báo cáo về nguồn gốc đất và tình trạng sử dụng đất của UBND phường Thịnh Liệt khẳng định vị trí sân bóng là đất công do phường quản lý dẫn đến một loạt văn bản pháp lý ra đời sau đó bị hiểu nhầm.

Ngày 27/12/2013, UBND quận Hoàng Mai có 9525/QĐ- UBND về việc cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án Xây dựng trường THCS Thịnh Liệt (ô B6/TH2).

Tiếp đó, quận Hoàng Mai có văn bản gửi UBND Thành phố và Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội xin chấp thuận chủ trương điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đầu tư xây dựng trường THCS Thịnh Liệt (ô B6/TH2).

Ngày 18/7/2014, UBND thành phố Hà Nội có văn bản số 4432/VP-UBND yêu cầu Sở Quy hoạch- Kiến trúc thực hiện cấp giấy phép quy hoạch và chấp thuận tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ của dự án xây dựng trường THCS Thịnh Liệt.

Ngày 30/10/2014, UBND quận Hoàng Mai có quyết định số 7790/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư và kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án xây dựng trường THCS Thịnh Liệt (ô B6/TH2).

Mỗi khi có báo chí tìm hiểu người dân lại tập trung thể hiện sự bất bình.

Việc xây dựng trường học là cần thiết được người dân Thịnh Liệt hết lòng ủng hộ. Tuy nhiên, trong khi nguồn gốc đất và tình trạng sử dụng sân bóng không được người dân đồng tình thì phía chính quyền Thịnh Liệt “hành xử” theo kiểu muốn làm gì thì làm là thể hiện sự thiếu minh bạch, không tôn trọng quyền làm chủ của người dân, dẫn đến mất đoàn kết, khiếu kiện của người dân với chính quyền.

Đề nghị UBND Thành phố Hà Nội sớm vào cuộc xem xét làm rõ vụ việc, thu hồi giấy phép và tạm dừng triển khai dự án tại vị trí sân bóng cho đến khi đạt được sự đồng thuận của người dân Thịnh Liệt. Chúng tôi tiếp tục thông tin vụ việc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội: Vì sao dân phản đối thu sân bóng xây trường học?
Hà Nội: Vì sao dân phản đối thu sân bóng xây trường học?

VOV.VN - Thu hồi sân bóng ở quận Hoàng Mai, Hà Nội xây dựng trường học phục vụ sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên, quyết định này không được sự đồng tình của dân.

Hà Nội: Vì sao dân phản đối thu sân bóng xây trường học?

Hà Nội: Vì sao dân phản đối thu sân bóng xây trường học?

VOV.VN - Thu hồi sân bóng ở quận Hoàng Mai, Hà Nội xây dựng trường học phục vụ sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên, quyết định này không được sự đồng tình của dân.

Chính quyền nói gì khi thu sân bóng ở Hà Nội, bị dân phản ứng?
Chính quyền nói gì khi thu sân bóng ở Hà Nội, bị dân phản ứng?

VOV.VN -Theo quận Hoàng Mai, việc phản đối thu hồi đất xây dựng trường học chỉ vì lợi ích của nhóm người. Trước thông tin, người dân lập tức phản ứng.

Chính quyền nói gì khi thu sân bóng ở Hà Nội, bị dân phản ứng?

Chính quyền nói gì khi thu sân bóng ở Hà Nội, bị dân phản ứng?

VOV.VN -Theo quận Hoàng Mai, việc phản đối thu hồi đất xây dựng trường học chỉ vì lợi ích của nhóm người. Trước thông tin, người dân lập tức phản ứng.