Xứ Dừa Bến Tre thực hiện mục tiêu kép với tinh thần “Đồng khởi mới”

VOV.VN - Vừa chăm lo lao động sản xuất, vừa tăng cường công tác ứng phó với đại dịch Covid-19, đây là nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền và người dân tỉnh Bến Tre. Bằng những giải pháp khả thi, những việc làm cụ thể, tỉnh Bến Tre đã đạt được kết quả ban đầu rất đáng khích lệ.

Cùng với công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 từ đầu năm đến nay, Đảng bộ, chính quyền và người dân tỉnh Bến Tre rất quan tâm đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng. 

Đáng ghi nhận, trong 6 tháng đầu năm, Bến Tre có 10/19 chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết cả năm nay. Trong đó, có một số chỉ tiêu đạt khá tốt như: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt hơn 6,4%, đứng thứ 2/13 tỉnh ĐBSCL; thu ngân sách trên địa bàn trên 3.300 tỷ đồng đạt 68% kế hoạch năm.

Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, giá trị tăng thêm đạt trên 3.200 tỷ đồng, tăng hơn 8%; nuôi trồng thủy sản đạt trên 2.400 tỷ đồng, tăng 6%. Chỉ tính riêng vườn dừa của tỉnh Bến Tre đã nhân lên được trên 74.000 ha, tăng khoảng 3.000 ha so với cùng kỳ năm ngoái; cây ăn quả duy trì được hơn 26.000 ha. Cá biệt, mô hình nuôi tôm công nghệ cao đã phát triển lên 1.400 ha, với sản lượng đạt trên 13.000 tấn… 

Trong điều kiện dịch bệnh đang bùng phát, nhưng nông dân tỉnh Bến Tre vẫn nỗ lực khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất và chấp hành quy định phòng chống dịch bệnh.

Ông Đào Văn Minh, nông dân sản xuất giỏi với mô hình trồng bưởi da xanh ở xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre chia sẻ: “Mấy bữa nay, bưởi bán được, bán giá xô từ 20.000-22.000 đồng/kg, các vựa bưởi thu mua nhiều. Làm vườn không tập trung quá 2 người, phải chăm sóc, đâu có bỏ được. Nông dân vẫn ra vườn làm, ở nhà mình tự làm chứ không thuê mướn nữa, qua giãn cách theo Chỉ thị 16 mình mướn tiếp”.

Chợ Lách là địa phương tiêu biểu của tỉnh Bến Tre trong việc thực hiện mục tiêu kép. Đến nay, địa bàn chưa có ca dương tính với SARS-CoV-2 và kinh tế có bước phát triển tốt. Đi đầu là mô hình sản xuất cây giống, cây ăn trái ổn định. Sản lượng trái cây ước đạt 35.000 tấn, tăng hơn 55% so với cùng kỳ; sản xuất cây giống các loại đạt 20 triệu cây, đạt 116% so kế hoạch. Riêng sản lượng hoa kiểng tiêu thụ trên 8 triệu sản phẩm, đạt 66% so với kế hoạch.

Ông Phạm Anh Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách cho biết thêm: “Đối với huyện Chợ Lách, mấy tháng đầu năm rất ổn định, không bị ảnh hưởng của hạn mặn, năng suất cây ăn trái cao, trúng mùa. Cây giống thời gian này đã bản được. Hiện nay, đang xuống giống vào vụ hoa kiểng, người dân vẫn xuống giống bình thường. Hy vọng Tết này ổn, đời sống người dân ổn định. Huyện Chợ Lách sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho bà con đi lại để sản xuất, vận chuyển hàng thiết yếu không chỉ phục vụ đời sống mà còn phục vụ sản xuất”.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, tình hình xuất khẩu hàng hóa, nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu gặp nhiều trở ngại, nhưng cộng đồng doanh nghiệp ở tỉnh Bến Tre đã nỗ lực khắc phục khó khăn, vừa phòng, chống dịch vừa ổn định sản xuất. 

Đến thời điểm này, tại 2 khu công nghiệp tỉnh là An Hiệp - Giao Long chưa phát hiện trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, sản xuất được duy trì, ổn định việc làm cho hơn 36.000 lao động. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp cũng tăng gia sản xuất trong điều kiện bình thường mới.

Theo thống kê của Sở Công Thương tỉnh Bến Tre, trong 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh đạt hơn 8.400 tỷ đồng, đạt trên 40% kế hoạch năm; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 324 triệu USD. Chung tay phòng chống đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh đã tích cực đóng góp vào quỹ phòng, chống dịch với số tiền 5,7 tỷ đồng.

Hiện nay, dịch Covid-91 đang tấn công vào địa bàn tỉnh Bến Tre và phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ, UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh đã có phương án, kế hoạch cụ thể để đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực đặc thù, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho xã hội, thực hiện “3 tại chỗ”, nhưng phải đảm bảo thực hiện nghiêm các giải pháp phòng dịch cho người lao động theo đúng quy định. 

Các doanh nghiệp có kế hoạch bố trí và có giải pháp quản lý chặt chẽ hoạt động của công nhân, đảm bảo kiểm soát các lối ra vào, cung ứng các hàng hóa nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày, vật tư y tế cần thiết, dung dịch sát khuẩn, hệ thống giám sát. Qua đó, nhằm đảm bảo công nhân không tự do di chuyển ra khỏi khu lưu trú tập trung trong thời gian nghỉ ngơi; Tổ chức phương tiện đưa rước công nhân hàng ngày, với phương châm “1 đường, 2 điểm đến”.

Các doanh nghiệp còn lại, nếu sử dụng lao động trên 10 người, phải khẩn trương xây dựng phương án “vừa cách ly, vừa sản xuất” theo phương châm “3 tại chỗ”. Các doanh nghiệp sử dụng lao động dưới 10 người phải đảm bảo thực hiện nghiêm các giải pháp phòng dịch cho người lao động theo đúng quy định.

Ông Nguyễn Văn Bé Sáu, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bến Tre cho biết, lúc đầu việc triển khai thực hiện mục tiêu kép đối với các doanh nghiệp có gặp khó khăn. Tuy nhiên, qua công tác tuyên truyền, thuyết phục về nguy cơ dịch bệnh tấn công nên các chủ doanh nghiệp đã nhận thức và cố gắng thực hiện.

“Ở Bến Tre, sau khi có chủ trương thực hiện “3 tại chỗ”, lúc đầu một số doanh nghiệp ở trong Khu công nghiệp có gặp khó khăn do điều kiện đi lại của công nhân. Nhưng thực hiện chủ trương chung, các doanh nghiệp sắp xếp, đủ điều kiện thực hiện “3 tại chỗ”, nếu không đủ thì cho nghỉ nên chủ trương này đã ổn định”, ông Nguyễn Văn Bé Sáu nói.

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bến Tre, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có hơn 230 ca dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Hiện nay, công tác ứng phó với dịch bệnh đang được triển khai thực hiện quyết liệt.

Với quyết tâm vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế, bằng tinh thần “đồng khởi mới” với tinh thần đoàn kết, sự quyết tâm cao, tin chắc quê hương xứ Dừa sẽ sớm đẩy lùi đại dịch và đảm bảo sự phát triển ổn định, phát huy thành quả của những tháng đầu năm vốn rất ngoạn mục./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gió lốc gây thiệt hại hàng chục nhà dân và đổ ngã nhiều vườn cây đặc sản tại Bến Tre
Gió lốc gây thiệt hại hàng chục nhà dân và đổ ngã nhiều vườn cây đặc sản tại Bến Tre

VOV.VN - Thống kê ban đầu toàn tỉnh Bến Tre đã có 32 căn nhà ở huyện Chợ Lách và Châu Thành bị tốc mái hư hại từ 30% đến 70%.

Gió lốc gây thiệt hại hàng chục nhà dân và đổ ngã nhiều vườn cây đặc sản tại Bến Tre

Gió lốc gây thiệt hại hàng chục nhà dân và đổ ngã nhiều vườn cây đặc sản tại Bến Tre

VOV.VN - Thống kê ban đầu toàn tỉnh Bến Tre đã có 32 căn nhà ở huyện Chợ Lách và Châu Thành bị tốc mái hư hại từ 30% đến 70%.

Bến Tre kiểm tra nghiêm ngặt người và phương tiện từ ngoại tỉnh về
Bến Tre kiểm tra nghiêm ngặt người và phương tiện từ ngoại tỉnh về

VOV.VN - Tỉnh Bến Tre yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt người và phương tiện về từ ngoại tỉnh về, hạn chế qua lại tỉnh giáp ranh có dịch Covid-19.

Bến Tre kiểm tra nghiêm ngặt người và phương tiện từ ngoại tỉnh về

Bến Tre kiểm tra nghiêm ngặt người và phương tiện từ ngoại tỉnh về

VOV.VN - Tỉnh Bến Tre yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt người và phương tiện về từ ngoại tỉnh về, hạn chế qua lại tỉnh giáp ranh có dịch Covid-19.

Sâu đầu đen “lộng hành” gây hại hàng trăm ha vườn dừa Bến Tre
Sâu đầu đen “lộng hành” gây hại hàng trăm ha vườn dừa Bến Tre

VOV.VN - Cá biệt có 42% vườn dừa trong tổng số diện tích cây dừa ở Bến Tre bị sâu đầu đen cắn phá ở mức độ nặng vào khoảng 112 ha.

Sâu đầu đen “lộng hành” gây hại hàng trăm ha vườn dừa Bến Tre

Sâu đầu đen “lộng hành” gây hại hàng trăm ha vườn dừa Bến Tre

VOV.VN - Cá biệt có 42% vườn dừa trong tổng số diện tích cây dừa ở Bến Tre bị sâu đầu đen cắn phá ở mức độ nặng vào khoảng 112 ha.