Xử phạt một số doanh nghiệp vi phạm đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

VOV.VN - Trong tháng 11/2024, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành nhiều quyết định xử phạt 5 doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Lý do xử phạt là do doanh nghiệp ký không đúng mẫu hợp đồng, đóng không đúng thời hạn vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước. 

Cụ thể, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã xử phạt Công ty Cổ phần tư vấn và dịch vụ Tâm Nhật với mức phạt 75 triệu đồng do doanh nghiệp này ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với 5 lao động.

Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Intime Education bị xử phạt 12,5 triệu đồng do báo cáo không đầy đủ về tình hình hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hợp tác Quốc tế Mai Linh, Công ty cổ phần Dịch vụ Nhân lực Toàn Cầu và Công ty cổ phần Đầu tư Giáo dục Vietgroup, mỗi công ty bị xử phạt 12,5 triệu đồng do đóng không đúng thời hạn vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định, sẽ tiếp tục tăng cường giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm trong thời gian tới, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài. Ông Phạm Viết Hương, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: "Đối với những doanh nghiệp được cấp giấy pháp hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài hiện có hpn 450 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra hàng năm vài ba chục. Doanh nghiệp khi bị phạt, đều được đưa công khai lên trang webside, bởi đã có quy định khi có kết luận thanh tra, kiểm tra xử lý doanh nghiệp thì đều đưa lên trang webside cả và xử phạt".

Trước đó, trong tháng 10, Cục Quản lý Lao động ngoài nước xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Các doanh nghiệp bị phạt đều do không tuân thủ đúng các yêu cầu về hợp đồng lao động và các yêu cầu về báo cáo tài chính.

Cụ thể, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nguồn nhân lực Quốc tế Hùng Vương, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội bị xử phạt phạt 135 triệu đồng do nộp chậm vào Quỹ Hỗ trợ Việc làm ngoài nước; không ghi rõ các thỏa thuận về chi phí dịch vụ trong hợp đồng với 3 lao động Việt Nam đi làm việc tại Macao (Trung Quốc).

Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Hoàng Minh, ở quận Ba Đình, Hà Nội bị Cục Quản lý Lao động ngoài nước xử phạt với mức phạt 130 triệu đồng do không báo cáo đầy đủ tình hình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, ký hợp đồng không đúng mẫu với 2 lao động đi Nhật Bản, không rõ ràng về chi phí dịch vụ trong hợp đồng và thanh lý hợp đồng không đúng quy định với 3 lao động tại Nhật Bản.    Cục Quản lý Lao động ngoài nước xử phạt cũng xử phạt Công ty Cổ phần Đào tạo Nhân lực Quốc tế T&G, ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội bị phạt 12,5 triệu đồng do không cập nhật thông tin trên trang web, bao gồm danh sách nhân viên nghiệp vụ và cơ sở vật chất phục vụ cho chương trình giáo dục định hướng trước khi đưa lao động ra nước ngoài.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

10 tháng: Hơn 130.600 lao động đi làm việc ở nước ngoài
10 tháng: Hơn 130.600 lao động đi làm việc ở nước ngoài

VOV.VN - Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết: Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong 10 tháng năm 2024 là 130.640 lao động, đạt 104% kế hoạch năm. Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc tiếp tục là 3 thị trường tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam sang làm việc.

10 tháng: Hơn 130.600 lao động đi làm việc ở nước ngoài

10 tháng: Hơn 130.600 lao động đi làm việc ở nước ngoài

VOV.VN - Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết: Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong 10 tháng năm 2024 là 130.640 lao động, đạt 104% kế hoạch năm. Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc tiếp tục là 3 thị trường tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam sang làm việc.

1.700 lao động ở Đắk Lắk đi làm việc ở nước ngoài
1.700 lao động ở Đắk Lắk đi làm việc ở nước ngoài

VOV.VN - Năm nay tỉnh Đắk Lắk có 1.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động, nhất là với người dân tộc thiểu số. Thông tin này được đưa ra tại phiên giao dịch việc làm năm 2024 do Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk tổ chức sáng 24/10, tại xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin.

1.700 lao động ở Đắk Lắk đi làm việc ở nước ngoài

1.700 lao động ở Đắk Lắk đi làm việc ở nước ngoài

VOV.VN - Năm nay tỉnh Đắk Lắk có 1.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động, nhất là với người dân tộc thiểu số. Thông tin này được đưa ra tại phiên giao dịch việc làm năm 2024 do Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk tổ chức sáng 24/10, tại xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin.

11.231 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 7
11.231 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 7

VOV.VN - Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 7/2024 là 11.231 lao động, tập trung ở các thị trường, gồm: Nhật Bản 4.828 lao động, Đài Loan (Trung Quốc) 5.284 lao động, Hàn Quốc 187 lao động, Singapore 158 lao động, Rumani 83 lao động và một số thị trường khác.

11.231 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 7

11.231 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 7

VOV.VN - Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 7/2024 là 11.231 lao động, tập trung ở các thị trường, gồm: Nhật Bản 4.828 lao động, Đài Loan (Trung Quốc) 5.284 lao động, Hàn Quốc 187 lao động, Singapore 158 lao động, Rumani 83 lao động và một số thị trường khác.