Xuất khẩu lao động giúp đồng bào Cơ Tu Quảng Nam thoát nghèo

VOV.VN - Xuất khẩu lao động đã và đang giúp nhiều hộ đồng bào Cơ Tu ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

 

Xã Tà Bhing, huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam có hơn 700 hộ dân, trong đó, 90% là đồng bào Cơ Tu. Đời sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc đi xuất khẩu lao động là giải pháp để cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Gia đình bà Zơ Râm Bưu, trú thôn ALiêng, xã Tà Bhing, trước đây thuộc diện hộ đặc biệt khó khăn, các con đều trưởng thành nhưng không có việc làm ổn định.

Sau khi nắm được thông tin về xuất khẩu lao động, anh Hôih Trạm, con trai bà Zơ Râm Bưu đăng ký đi làm việc ở Lào. Mỗi tháng, anh Hôih Trạm thu nhập khoảng 15 triệu đồng, tích cóp gửi tiền về giúp mẹ làm nhà, chi phí sinh hoạt trong gia đình và đầu tư chăn nuôi bò, heo. Bà Zơ Râm Bưu cho biết, hiện gia đình đã ổn định không còn khó khăn như trước.

Đi xuất khẩu lao động không chỉ tạo ra nguồn thu nhập ổn định mà còn giúp cuộc sống người dân miền núi Nam Giang thoát nghèo. Ông Zơ Râm Đớt, dân tộc Cơ Tu, ở xã Tà Bhing cho biết, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo của địa phương, cả 2 ông bà già yếu lại ốm đau thường xuyên. 2 năm nay, con trai đầu của ông Zơ Râm Đớt đi lao động ở Lào, đều đặn hàng tháng gửi tiền về lo tiền thuốc thang và phụ ba mẹ làm nhà mới.

Ông Zơ Râm Đớt nói: “Con trai đầu đi lao động ở nước ngoài, có gửi tiền về làm nhà giờ cuộc sống đỡ hơn so với trước”.

Gia đình bà Zơ Râm Bưu và ông Zơ Râm Đớt chỉ là 2 trong số các hộ dân ở huyện Nam Giang đã thay đổi cuộc sống nhờ người thân đi lao động nước ngoài. Nhiều lao động qua Lào làm việc tại các nông trường, được trả lương từ 12 đến 17 triệu đồng người/tháng. Trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam có khoảng 15.000 người trong độ tuổi lao động. 2 năm qua, địa phương này đã phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp đưa 200 lao động qua làm việc tại các nước Lào, Hàn Quốc có thu nhập ổn định, giúp cuộc sống của người dân từng bước nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Nam Giang giảm dần.

Ông Bùi Đông Hà, Phó trưởng Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, huyện Nam Giang đưa 39 lao động đi qua Lào. Mục tiêu, hàng năm phải đưa trên dưới 100 lao động sang thị trường Lào và tạo thu nhập ổn định cho người dân.

"Ngoài đi Lào ra, có số lao động qua xuất khẩu ở Hàn và Nhật Bản. Xuất khẩu lao động qua Lào đời sống cơ bản nâng lên, hộ gia đình có thu nhập ổn định đảm bảo được tiêu chí giảm nghèo bền vững. Chúng tôi khuyến khích người lao động tiếp tục tham gia đi xuất khẩu lao động. Tỷ lệ giảm nghèo ở huyện đạt và vượt chỉ tiêu của huyện cũng như chương trình mục tiêu đề ra. Hiện nay hộ nghèo còn 35,35%, giảm 15% so với 2 năm trước”, ông Hà cho hay.

Tỉnh Quảng Nam đã và đang triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động. Ngành Lao động tỉnh Quảng Nam thường xuyên phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, các đơn vị tuyển dụng tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, phổ biến chính sách, tư vấn cho người lao động có nhu cầu tìm việc làm ở nước ngoài. Các ngành nghề chủ yếu được giới thiệu như trồng trọt, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, xây dựng, cơ khí… Giai đoạn từ năm 2022 đến nay, tỉnh Quảng Nam đưa hơn 4.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu là Lào, Hàn Quốc và Nhật Bản. 

Theo ông Nguyễn Quy Quý, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, đưa lao động đi nước ngoài đối với Quảng Nam vừa qua có nhiều chuyển biến tích cực và số lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng; thu nhập và đời sống của người lao động và gia đình của họ được cải thiện rất nhiều, có tích luỹ, chuyển đổi được nghề nghiệp và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, số lao động ở tỉnh Quảng Nam đi làm việc ở nước ngoài vẫn còn ít so với lực lượng lao động trong độ tuổi. Trình độ ngoại ngữ, tay nghề của một số lao động chưa đáp ứng nhu cầu thị trường.

"Năm 2024, chỉ tiêu là 1.300 lao động nhưng mục tiêu đưa ra phấn đấu khoảng 2 ngàn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam tiếp tục làm việc với từng địa phương, xúc tiến tạo nguồn thị trường Lào,Campuchia. Còn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chúng tôi đang cố gắng để tăng cường chất lượng”, ông Nguyễn Quy Quý thông tin.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khánh Hòa vận dụng chính sách đặc thù để xóa nhà tạm cho người dân nghèo miền núi
Khánh Hòa vận dụng chính sách đặc thù để xóa nhà tạm cho người dân nghèo miền núi

VOV.VN - Năm 2024, tỉnh Khánh Hòa phấn đấu hoàn thành chương trình xây dựng nhà kiên cố thay thế nhà ở tạm bợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại khu vực miền núi. Bằng nhiều nguồn lực, địa phương đang khẩn trương xây dựng nhà, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo tại 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh.

Khánh Hòa vận dụng chính sách đặc thù để xóa nhà tạm cho người dân nghèo miền núi

Khánh Hòa vận dụng chính sách đặc thù để xóa nhà tạm cho người dân nghèo miền núi

VOV.VN - Năm 2024, tỉnh Khánh Hòa phấn đấu hoàn thành chương trình xây dựng nhà kiên cố thay thế nhà ở tạm bợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại khu vực miền núi. Bằng nhiều nguồn lực, địa phương đang khẩn trương xây dựng nhà, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo tại 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh.

Xoá nhà tạm, dột nát giúp người nghèo từng bước thoát nghèo
Xoá nhà tạm, dột nát giúp người nghèo từng bước thoát nghèo

VOV.VN - Nâng cao chất lượng nhà ở, tiếp tục xoá nhà ở tạm, nhà dột nát… là những nhiệm vụ quan trọng mà tỉnh Quảng Ninh đang tập trung triển khai để thiết thực giảm nghèo bền vững. 

Xoá nhà tạm, dột nát giúp người nghèo từng bước thoát nghèo

Xoá nhà tạm, dột nát giúp người nghèo từng bước thoát nghèo

VOV.VN - Nâng cao chất lượng nhà ở, tiếp tục xoá nhà ở tạm, nhà dột nát… là những nhiệm vụ quan trọng mà tỉnh Quảng Ninh đang tập trung triển khai để thiết thực giảm nghèo bền vững. 

Điện Biên trên hành trình xóa nghèo
Điện Biên trên hành trình xóa nghèo

VOV.VN - Là tỉnh miền núi biên giới, tỷ lệ hộ nghèo cao công tác xóa đói, giảm nghèo được tỉnh Điện Biên nỗ lực thực hiện. Từ các nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, cùng các giải pháp đồng bộ của chính quyền địa phương và nỗ lực từ người dân, công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh đã và đang đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thay đổi diện mạo của miền đất nơi cực Tây Tổ quốc.

Điện Biên trên hành trình xóa nghèo

Điện Biên trên hành trình xóa nghèo

VOV.VN - Là tỉnh miền núi biên giới, tỷ lệ hộ nghèo cao công tác xóa đói, giảm nghèo được tỉnh Điện Biên nỗ lực thực hiện. Từ các nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, cùng các giải pháp đồng bộ của chính quyền địa phương và nỗ lực từ người dân, công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh đã và đang đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thay đổi diện mạo của miền đất nơi cực Tây Tổ quốc.