Xuất khẩu lao động sang Đài Loan: Làm sai sẽ bị xử lý nghiêm!

VOV.VN - Bộ LĐ-TB&XH sẽ giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm đưa người đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan và để lao động bỏ trốn.

Là thị trường dẫn đầu tiếp nhận lao động Việt Nam nhưng phía cơ quan quản lý lao động Đài Loan (Trung Quốc) cảnh báo nếu tình trạng lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam bỏ trốn và khiếu kiện không giảm nên họ sẽ thay thế bằng lao động nước khác.

Vì vậy, để có thể phát triển ổn định và tiếp tục chiếm lĩnh xuất khẩu lao động sang Đài Loan, việc triển khai biện pháp mạnh và rốt ráo của cơ quan chức năng của Việt Nam là không thể chậm trễ, cùng sự phối hợp chặt chẽ từ phía Đài Loan.

Lao động Việt Nam làm việc ở Đài Loan

Để giảm tình trạng lao động bỏ trốn tại Đài Loan, tránh cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước trả phí cao cho môi giới để giành đơn hàng, gây sức ép tài chính và thu phí cao đối với người lao động, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cho biết sẽ xem xét, hạn chế số lượng doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam được hợp tác với một công ty môi giới Đài Loan, nhất là công ty xếp hạng thấp. Đồng thời, xem xét để một doanh nghiệp Việt Nam được hợp tác với nhiều công ty môi giới Đài Loan.

Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu các công ty xuất khẩu lao động phải minh bạch tất cả các thông tin về đơn hàng, thời gian đào tạo, phí môi giới, phí quản lý… theo hợp đồng ký kết với người lao động.

Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết: Cùng giải pháp để giữ được thị trường, nỗ lực để hỗ trợ doanh nghiệp ngày càng đưa được được nhiều lao động sang Đài Loan làm việc, Bộ sẽ giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm những doanh nghiệp xuất khẩu lao động có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao và hạn chế hợp tác với công ty môi giới lạm thu đối với người lao động.

“Sắp tới, Bộ Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ thống kê tình trạng lao động bỏ hợp đồng. Những doanh nghiệp có lao động bỏ hợp đồng cao hơn mức trung bình của thị trường hiện nay thì bị xử phạt, Bộ sẽ kiên quyết xử lý. Bộ cũng yêu cầu Ban quản lý lao động ở Đài Loan nhận những đơn khiếu nại của lao động và phân loại các công ty mối giới.

Nếu công ty nào thiếu chăm sóc lao động, để lao động bỏ khỏi nơi làm việc quá nhiều, những công ty nào mà trong nhiều năm liền thường duy trì mức phí môi giới cao, tạo sức ép cho doanh nghiệp Việt Nam để thu thêm từ người lao động thì những công ty đó cũng phải phân loại”- Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói.

Những tồn tại trong việc đưa lao động Việt Nam sang Đài Loan làm việc cho thấy, những nỗ lực của Việt Nam là chưa đủ. Để giảm tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn, giảm chi phí và tránh tình trạng khiếu kiện của cho người lao động, đồng thời không tạo sức ép về mặt tài chính cho doanh nghiệp Việt Nam cần sự phối hợp chặt chẽ từ phía Đài Loan. Đó là các công ty môi giới, chủ sử dụng lao động, chính quyền và cơ quan chức năng bên tiếp nhận lao động.

Đồng quan điểm này, ông Trương Thiên Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Công hội dịch vụ việc làm Đài Loan cho biết: “Chúng tôi nhất trí tuân thủ theo quy định của Chính phủ Việt Nam về việc thu phí. Trong đó cũng có một bộ phận các công ty môi giới của Đài Loan cũng có những việc thu phí cao thì chúng tôi sẽ cùng kết hợp với phía Việt Nam để bàn phương án, làm thế nào để phòng ngừa, ngăn chặn được những vụ việc thu phí cao như vậy”.

Với trách nhiệm là cơ quan đại diện Việt Nam ở Đài Loan, có nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đang làm việc tại Đài Loan, ông Trần Duy Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc cho rằng: “Trong quá trình hợp tác lao động có những vấn đề nảy sinh.

Với trách nhiệm là cơ quan đại diện ở nước ngoài là bảo vệ quyền lợi của công dân, doanh nghiệp thì chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và các ban, ngành liên quan để xử lý thỏa đáng các vấn đề liên quan, kể cả một số vấn đề liên quan đến đơn thư, khiếu nại của người lao động. Chúng tôi cũng đã trực tiếp cử cán bộ đến nơi, để phối hợp cùng các chủ sử dụng lao động cũng như các đơn vị hữu quan của Đài Loan để xử lý, trên tinh thần là chúng tôi bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động”.

Cơ hội cho lao động Việt Nam muốn sang Đài Loan làm việc đang rộng mở, đặc biệt từ cuối năm 2015, phía bạn đã tiếp nhận trở lại 2 loại hình lao động Việt Nam sau 10 năm gián đoạn là giúp việc gia đình và thuyền viên tàu cá.

Song Việt Nam có thể tiếp tục chiếm lĩnh thị trường và đẩy mạnh số lượng lao động xuất cảnh sang Đài Loan hay không, phụ thuộc vào những giải pháp của cơ quan chức năng nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Bởi để giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp hiện nay thì việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài nói chung và Đài Loan nói riêng vẫn được coi là giải pháp tích cực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu lao động Đài Loan: Phí cao và lao động bỏ trốn
Xuất khẩu lao động Đài Loan: Phí cao và lao động bỏ trốn

VOV.VN -  Chưa bao giờ tình trạng lao động Việt Nam bỏ hợp đồng, trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp lại ở mức đáng lo ngại như hiện nay.

Xuất khẩu lao động Đài Loan: Phí cao và lao động bỏ trốn

Xuất khẩu lao động Đài Loan: Phí cao và lao động bỏ trốn

VOV.VN -  Chưa bao giờ tình trạng lao động Việt Nam bỏ hợp đồng, trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp lại ở mức đáng lo ngại như hiện nay.

Thân tàn, ôm nợ vì xuất khẩu lao động
Thân tàn, ôm nợ vì xuất khẩu lao động

VOV.VN - Tự ý bỏ địa bàn vượt biên trái phép đi làm ăn xa đã kéo theo nhiều hậu quả khôn lường, nhiều người đang phải ôm nợ, thậm chí phải bỏ mạng.

Thân tàn, ôm nợ vì xuất khẩu lao động

Thân tàn, ôm nợ vì xuất khẩu lao động

VOV.VN - Tự ý bỏ địa bàn vượt biên trái phép đi làm ăn xa đã kéo theo nhiều hậu quả khôn lường, nhiều người đang phải ôm nợ, thậm chí phải bỏ mạng.

Chấn chỉnh thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản
Chấn chỉnh thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản

VOV.VN - Nắm được điểm yếu của người lao động là cần tiền, nhưng lại thiếu hiểu biết luật, nhiều địa phương xuất hiện lừa đảo người lao động đi Nhật Bản

Chấn chỉnh thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản

Chấn chỉnh thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản

VOV.VN - Nắm được điểm yếu của người lao động là cần tiền, nhưng lại thiếu hiểu biết luật, nhiều địa phương xuất hiện lừa đảo người lao động đi Nhật Bản

Xuất khẩu lao động cán đích trước thời hạn: Chưa thể vội mừng!
Xuất khẩu lao động cán đích trước thời hạn: Chưa thể vội mừng!

VOV.VN -Nếu so sánh với những nước mạnh về cung ứng lao động trong khu vực thì chất lượng lao động Việt Nam còn hạn chế.

Xuất khẩu lao động cán đích trước thời hạn: Chưa thể vội mừng!

Xuất khẩu lao động cán đích trước thời hạn: Chưa thể vội mừng!

VOV.VN -Nếu so sánh với những nước mạnh về cung ứng lao động trong khu vực thì chất lượng lao động Việt Nam còn hạn chế.

Xuất khẩu lao động: Nhức nhối nạn lừa đảo và bỏ trốn
Xuất khẩu lao động: Nhức nhối nạn lừa đảo và bỏ trốn

VOV.VN- Năm 2015, lao động bỏ trốn vẫn ở mức cao, tình trạng thu phí cao và lừa đảo người lao động vẫn xảy ra, đòi hỏi những giải pháp lâu dài, bài bản. 

Xuất khẩu lao động: Nhức nhối nạn lừa đảo và bỏ trốn

Xuất khẩu lao động: Nhức nhối nạn lừa đảo và bỏ trốn

VOV.VN- Năm 2015, lao động bỏ trốn vẫn ở mức cao, tình trạng thu phí cao và lừa đảo người lao động vẫn xảy ra, đòi hỏi những giải pháp lâu dài, bài bản.