Thực phẩm mất an toàn: Ai là người chịu trách nhiệm?

VOV.VN - Khi công tác quản lý ATTP trở thành nề nếp, người cuối cùng chịu trách nhiệm sản phẩm an toàn là người sản xuất và cung ứng.

Trả lời báo chí chiều 9/5, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám khẳng định: Khi công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) dựa trên cơ sở sản xuất chuỗi giá trị trở thành nề nếp, thì người cuối cùng chịu trách nhiệm sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng chính là người sản xuất và người cung ứng. Nhà nước chỉ đóng vai trò tạo hành lang pháp lý và kiểm tra giám sát.

Ông Vũ Văn Tám cũng khẳng định, tới đây thanh tra ATTP sẽ tiến hành “bất thình lình”, bởi nếu thanh tra theo kế hoạch thì kết quả đều tốt hết. 

Thứ trưởng Vũ Văn Tám trả lời báo chí

PV: Có thực tế các doanh nghiệp làm ăn tốt, có địa chỉ rõ ràng thì được công khai, vậy các đơn vị vi phạm chúng ta có đưa lên thông tin đại chúng không?  

Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã khẳng định trong các diễn đàn: Những tổ chức, cá nhân làm ăn gian dối, làm mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người phải coi là tội phạm. Thực tế Quốc hội đã bổ sung một số tội liên quan đến ATTP vào trong Bộ luật Hình sự và có hiệu lực từ 1/7 năm nay.

Cho nên chúng ta phải công khai để xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm ATTP ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, giống nòi. Mặt khác, chúng ta phải kết nối được các sản phẩm an toàn đã được chứng nhận đến người tiêu dùng.

Theo tôi, vai trò của cơ quan truyền thông hết sức quan trọng. Các cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra giám sát. Vai trò của người sản xuất là phải sản xuất ra thực phẩm an toàn, chịu trách nhiệm về sản xuất thực phẩm an toàn. Người kinh doanh cũng phải đem thực phẩm an toàn đến với người tiêu dùng. Vai trò của truyền thông là làm sao kết nối được thực phẩm an toàn đến người tiêu dùng.

PV: Có tình trạng tại các địa phương khi xảy ra các vụ việc vi phạm, thì các cơ quan đổ lỗi cho nhau. Tới đây, khi mô hình chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn được nhân rộng thì những vấn đề lực lượng kiểm tra, giám sát ATTP được giải quyết ra sao, thưa ông?

Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Cách tiếp cận về quản lý, giảm sát ATTP trong luật nêu rất rõ là phải trên cơ sở phân tích mối nguy để kiểm soát ATTP. Thứ hai là quản lý ATTP dựa trên cơ sở sản xuất chuỗi giá trị. Thứ ba là phải xã hội hóa công tác phát hiện, kiểm tra. Cho nên Bộ đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể để tăng cường tuyên truyền cho người dân, người tiêu dùng nâng cao nhận thức; đồng thời đây là những tai mắt để giám sát việc tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm gian dối.

Mô hình chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm sẽ được nhân rộng

Thứ tư, đối với cách tiếp cận thanh, kiểm tra hiện nay, Bộ đã chỉ đạo rất quyết liệt và có phương pháp phù hợp, đặc biệt thanh tra đối với ATTP phải thanh tra đột xuất. Qua kinh nghiệm nhiều năm, cứ thanh tra theo kế hoạch là an toàn hết, tốt hết.

Bên cạnh đó, phải kiểm soát ATTP theo hệ thống, tức là phải phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh theo A, B, C và kiểm tra tần suất những đơn vị loại C nhiều hơn. Tương tự, những cơ sở tốt xếp loại A thì kiểm soát ít hơn và tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp tự tổ chức sản xuất theo chuỗi, có hệ thống giám theo chuỗi.

Sau này, đến một lúc nào đó thành nề nếp, thì người cuối cùng chịu trách nhiệm sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng chính là người sản xuất và những người cung ứng. Nhà nước chỉ đóng vai trò tạo hành lang pháp lý là kiểm tra giám sát.

PV: Thưa Thứ trưởng, mới đây một số thông tin cho biết, ngay cả những cơ sở có chứng nhận VietGAP vẫn làm ăn dối trá, nguyên nhân là gì? Giải pháp của Bộ về vấn đề này?

Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Sau sự việc các cơ quan chức năng phanh phui một số cơ sở đã được chứng nhận VietGAP vẫn không đảm bảo an toàn thực phẩm, tôi cho rằng phải có sự kiểm tra tất cả các khâu: từ sản xuất đến thu hoạch, chế biến, giết mổ và tiêu thụ đối với gia súc, gia cầm để xem mất an toàn thực phẩm ở khâu nào.

Bởi trong thực tế có trường hợp sản xuất nguyên liệu có thể đảm bảo an toàn, nhưng quá trình thu gom, chế biến, đến khâu tiêu thụ thì lại không, đặc biệt đối với chăn nuôi, nhiều khi các thương lái mua về không giết mổ ngay mà có thể vỗ béo. Đây là quá trình có thể gian lận, đưa chất cấm vào. Cho nên chúng ta phải kiểm tra rất kỹ mới có thể đánh giá được.

Ngay trường hợp 80 con heo ở TP HCM phát hiện nhiễm Salbutamol, tôi có nghe lại thông tin phản hồi là không phải do cơ sở chăn nuôi vi phạm, mà có thể sau thu mua.

Bên cạnh đó, tôi nghĩ công tác hậu kiểm phải thực hiện tốt. Chứng nhận VietGAP là đơn vị thứ 3. Đây là của các đơn vị đã được xã hội hóa đủ điều kiện chứ không phải Nhà nước chứng nhận. Nhà nước phải kiểm tra lại toàn bộ quy trình này để xem xét, đánh giá. Do đó, khâu hậu kiểm cũng như giám sát hết sức quan trọng.

PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

VOV hợp tác truyền thông về an toàn thực phẩm với Bộ NN&PTNT
VOV hợp tác truyền thông về an toàn thực phẩm với Bộ NN&PTNT

VOV.VN -VOV sẽ tiếp tục truyền tải những vấn đề phong phú, đa dạng về nông nghiệp, nâng cao nhận thức của bà con về vệ sinh an toàn thực phẩm…

VOV hợp tác truyền thông về an toàn thực phẩm với Bộ NN&PTNT

VOV hợp tác truyền thông về an toàn thực phẩm với Bộ NN&PTNT

VOV.VN -VOV sẽ tiếp tục truyền tải những vấn đề phong phú, đa dạng về nông nghiệp, nâng cao nhận thức của bà con về vệ sinh an toàn thực phẩm…

Chùm ảnh: Rợn người trước cánh đồng rau ngập nước thải bẩn
Chùm ảnh: Rợn người trước cánh đồng rau ngập nước thải bẩn

Đủ loại rau ăn như lang, bí, cải xoong... được trồng trên khu ruộng rộng lớn ngập trong nước thải đen kịt, bốc mùi hôi thối ở thôn Trung Văn  trước thu hoạch.

Chùm ảnh: Rợn người trước cánh đồng rau ngập nước thải bẩn

Chùm ảnh: Rợn người trước cánh đồng rau ngập nước thải bẩn

Đủ loại rau ăn như lang, bí, cải xoong... được trồng trên khu ruộng rộng lớn ngập trong nước thải đen kịt, bốc mùi hôi thối ở thôn Trung Văn  trước thu hoạch.

Phát hiện 3 tấn cá biển thối sắp đem chế biến nước mắm
Phát hiện 3 tấn cá biển thối sắp đem chế biến nước mắm

Hơn 3 tấn cá biển đang phân hủy, bốc mùi hôi thối đang trên đường đi chế biến nước mắm vừa bị lực lượng chức năng phát hiện và bắt giữ.

Phát hiện 3 tấn cá biển thối sắp đem chế biến nước mắm

Phát hiện 3 tấn cá biển thối sắp đem chế biến nước mắm

Hơn 3 tấn cá biển đang phân hủy, bốc mùi hôi thối đang trên đường đi chế biến nước mắm vừa bị lực lượng chức năng phát hiện và bắt giữ.

Kinh hoàng phát hiện thịt vịt “tắm” hóa chất
Kinh hoàng phát hiện thịt vịt “tắm” hóa chất

VOV.VN - Thịt vịt được tắm hóa chất để làm sạch lông sẽ trắng, nhìn ngon mắt hơn. 

Kinh hoàng phát hiện thịt vịt “tắm” hóa chất

Kinh hoàng phát hiện thịt vịt “tắm” hóa chất

VOV.VN - Thịt vịt được tắm hóa chất để làm sạch lông sẽ trắng, nhìn ngon mắt hơn.