Quảng Ngãi: “Đưa” Luật Biển đến với ngư dân

(VOV) - Sự ra đời của Luật biển Việt Nam là điểm tựa vững chắc cho ngư dân yên tâm bám biển.

Ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi thường xuyên hoạt động đánh bắt ở các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Để ngư dân hiểu và nắm vững các cơ sở pháp lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam thì việc trang bị kiến thức pháp luật cho bà con là điều cần thiết.

Ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Huyện đảo Lý Sơn có một số lượng lớn tàu thuyền ngư dân đi khai thác ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa , nên việc định hướng, củng cố lại cơ sở pháp lý về Luật biển cũng như các cơ sở pháp lý về biển khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam là rất quan trọng đối với ngư dân. Hiện, huyện Lý Sơn đã tuyên truyền bằng nhiều hình thức, qua các cuộc họp ở các khu dân cư, tuyên truyền qua những lần tập huấn cũng như triển khai các văn bản về chủ quyền biển đối với các ngư dân và tuyên truyền mỗi khi ngư dân ra biển để người dân nắm chắc định hướng đó.

Với số lượng tàu thuyền gần 1300 chiếc và 8000 ngư dân thường xuyên đánh bắt trên biển, huyện Đức Phổ là một trong những địa phương phát triển mạnh về kinh tế biển. Ngay sau khi Luật Biển Việt Nam ra đời và có hiệu lực, chính quyền địa phương đã tuyên truyền cho ngư dân thông qua nhiều hình thức phong phú, gần gũi để bà con dễ hiểu, dễ tiếp thu hơn.

Ông Trần Em, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi nói: “Chúng tôi triển khai cho cấp ủy Đảng, chính quyền ở các địa phương, các cấp từ huyện đến cơ sở. Thứ hai là huy động Mặt trận và các hội đoàn thể vào cuộc. Thứ ba là tập trung công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như tuyên truyền bằng miệng, qua các loa, đài ở địa phương, qua những buổi họp dân, tiếp xúc với nhân dân ở địa phương”.

Sau khi được tuyên truyền, hướng dẫn về Luật biển Việt Nam, bà con ngư dân đã nhận thức đầy đủ về việc vừa khai thác đánh bắt thủy sản, vừa bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Ngư dân Ngô Mười, ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ: “Là người Việt Nam, sống trên biển, làm nghề biển thì tất nhiên tôi cũng biết về chủ quyền biển đảo. Nên tôi không chỉ mưu sinh mà còn bảo vệ vùng trời, vùng biển của Việt Nam”.

Cùng với các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, sự ra đời của Luật biển Việt Nam là điểm tựa vững chắc cho ngư dân yên tâm bám biển. Hiện nay các địa phương ở tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức các đợt tuyên truyền về Luật biển Việt Nam với bà con ngư dân, giúp họ có những kiến thức cần thiết khi hoạt động đánh bắt thuy sản trên biển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trường Sa- Biển đảo Việt Nam mến yêu
Trường Sa- Biển đảo Việt Nam mến yêu

Đây là chủ đề chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng 8, Quốc khánh 2/9 do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức.

Trường Sa- Biển đảo Việt Nam mến yêu

Trường Sa- Biển đảo Việt Nam mến yêu

Đây là chủ đề chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng 8, Quốc khánh 2/9 do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức.

Những người lính trẻ và quyết tâm bảo vệ biển đảo quê hương
Những người lính trẻ và quyết tâm bảo vệ biển đảo quê hương

(VOV) -"Nhận nhiệm vụ ở huyện đảo Trường Sa, được canh trời, giữ biển cho nhân dân đón Tết là điều rất thiêng liêng, cao cả".

Những người lính trẻ và quyết tâm bảo vệ biển đảo quê hương

Những người lính trẻ và quyết tâm bảo vệ biển đảo quê hương

(VOV) -"Nhận nhiệm vụ ở huyện đảo Trường Sa, được canh trời, giữ biển cho nhân dân đón Tết là điều rất thiêng liêng, cao cả".

Bảo vệ biển đảo: Lòng dân như sóng
Bảo vệ biển đảo: Lòng dân như sóng

Hàng loạt cứ liệu lịch sử minh chứng về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được người dân hiến tặng cho thấy Tổ Quốc trong lòng dân Việt Nam thiêng liêng đến dường nào!

Bảo vệ biển đảo: Lòng dân như sóng

Bảo vệ biển đảo: Lòng dân như sóng

Hàng loạt cứ liệu lịch sử minh chứng về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được người dân hiến tặng cho thấy Tổ Quốc trong lòng dân Việt Nam thiêng liêng đến dường nào!