Thủ tướng: “Cùng nhau gìn giữ hòa bình trên mỗi ngọn sóng Biển Đông“
VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Chúng ta phải cùng nhau gìn giữ hòa bình trên mỗi ngọn sóng của Biển Đông, để đưa đất nước giàu mạnh từ biển
Sáng 8/6, tại Khu du lịch biển Thịnh Long, tỉnh Nam Định, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Lễ Mít tinh hưởng ứng tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam, kỷ niệm Ngày Đại dương thế giới do Bộ Tài nguyên - Môi trường và UBND tỉnh Nam Định phối hợp tổ chức.
Ngày Đại dương thế giới năm nay có chủ đề “Đại dương khỏe mạnh, hành tinh lành mạnh”. Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2016 có chủ đề "Vì một hành tịnh xanh”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ mít tinh |
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy Ban nhân dân tỉnh Nam Định cùng với các địa phương có biển đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa hưởng ứng Ngày Đại dương thể giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2016.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, cùng với đất liền, biển đảo đã tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển của những thế hệ người dân Việt, là một bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Tự hào, trân trọng truyền thống lịch sử đó, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta phải phát huy sức mạnh to lớn của cả dân tộc để phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc và thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngàỵ nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy nó".
Thủ tướng nêu rõ, năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XII và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, hướng tới mục tiêu đưa nước ta sớm trở thành một quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.
Để phát huy tốt nhất thời cơ, thuận lợi và vượt qua khó khăn, thách thức, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương triển khai tốt các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Cụ thể là đoàn kết, kiên quyết, kiên trì đẩu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng và lợi ích quốc gia trên biển bằng các biện pháp hòa bình thẹo luật pháp quốc tế.
Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển cần tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động, cùng với người dân trên đảo, ngư dân trên biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển.
"Tôi mong đồng bào cả nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài cùng đóng góp thiết thực bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước" - Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng yêu cầu phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên biển cho phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53- 55% GDP, 60% kim ngạch xuất khẩu cả nước; đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển và hải đảo, nhằm xác lập luận cứ khoa học cho xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển bền vững kinh tế biển đảo và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia...
Thực hiện các chính sách, giải pháp cụ thể, phù hợp để bảo đảm sinh kế, nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo; cần có các cơ chế, chính sách để tạo thuận lợi cho người dân bám biển, phát triển kinh tế biển.
Thủ tướng nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trường biển là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, thường xuyên, lâu dài. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là vùng biển ven bờ; ứng phó kịp thời với các sự cố môi trường. Yêu cẩu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì củng các Bộ, ngành liên quan và các địa phương trực tiếp kiểm tra, rà soát tất cả các dự án trên cả nước có xả thải ra môi trường biển, bảo đảm phải thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; kiên quyết xử lý nghiêm bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có hành vi vi phạm".
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành địa phương chủ động phòng tránh thiên tai, nâng cao hiệu quả công tác dự báo khí tượng thủy văn biên; dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu;. nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, bảo dảm an ninh, an toàn trên biển; chủ động đẩy mạnh hợp tác quốc tể về biển và hải đảo và khai thác bền vững tài nguyên, xử lý ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới...
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam ủng hộ các nước có lợi ích ở Biển Đông có những hành động thiểt thực góp phân bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và bảo vệ môi trường biên.
Việt Nam kiên trì, kiên quyết yêu cầu các bên liên quan giải quyết những khác biệt và tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển năm 1982; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC); tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý; tăng cường sự tin cậy lẫn nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; tiến hành đàm phán thực chất để sớm ký Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
200 thanh niên đạp xe hưởng ứng Tuần lễ biển đảo
Trên tinh thần đó, Thủ tướng nêu rõ: "Chúng ta phải cùng nhau gìn giữ hòa bình trên mỗi ngọn sóng của Biển Đông, là tiền đề để xây dựng nước ta trở thành một quốc gia mạnh vê biển, làm giàu từ biển. Đó là niềm mong uớc, khát vọng hàng nghìn năm của dân tộc ta và là trách nhiệm, nghĩa vụ lớn lao được các thế hệ tiên nhân, các hùng binh Hoàng Sa năm xưa trao truyền cho những thế hệ con cháu chúng ta hôm nay và mai sau".
"Tôi tin tin tưởng rằng, với lòng yêu nước nồng nàn, mỗi người dân Việt Nam chúng ta sẽ tiếp nối, phát huy truyền thống anh dũng, kiên cuờng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc; khai thác, sử dụng bền vững, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, phát triển kinh tế biển thành công, hợp tác cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ đại dương xanh và hành tinh xanh" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Sau phần lễ mít tinh, hơn 1.000 đoàn viên thanh niên của tỉnh Nam Định đã đạp xe diễu hành, đồng thời tỏa đi các hướng để làm sạch bãi biển. Hoạt động này còn có sự tham gia của các Hoa hậu biển Việt Nam./.