Hà Nội, bia hơi đầu ô, uống không phải để say...

VOV.VN - Có những chiều cơn cớ, chả hiểu lẽ gì mà nhớ bia đầu ô đến quay quắt.

Bia đầu ô, tôi nhớ, ngay cả đến chiều muộn 30 Tết, khi mọi âu lo 365 ngày sắp trút đi như lá rụng, khi những cánh cửa bồi hồi mở đón những người con xa trở về sum họp, vẫn thấy dăm gã đàn ông dường như lặng lẽ hơn mọi ngày, ngồi bên cốc bia sánh vàng. Uống tất niên đấy, như một thói quen khó bỏ, nó thấm vào trí nhớ, giác quan, chảy thầm như máu. Và chính những gã "nghiện" đó mới quá trưa mồng 2 thôi đã lại thấy ngồi ở bia đầu ô mở hàng cho một năm mới sủi bọt trắng tinh khôi.

Bia đầu ô, quán của nhiều chân trời hội tụ. Có một dạo chờ đón con, tôi thường hay ngồi, khi thì một mình, lúc lại lác đác vài ông bạn cùng cảnh, nhâm nhi đôi vại chờ một buổi chiều trôi đi trong nhẹ nhàng, trút hết mọi buồn phiền. 

Ảnh minh họa
Một người đàn ông dắt chó đi dạo tạt vào làm một cốc duy nhất chống thèm, cứ thế thôi mà dễ đến gần chục năm rồi. Một ông kẽo kẹt xe đạp, ghé sát vỉa hè, mông vẫn còn bám yên, nhấp nhổm nửa ngồi, nửa đứng, uống vội cốc bia cho đỡ nhạt miệng, hai bờ môi trắng bọt, chẹp chẹp đúng ba tợp là xong vại. Giả tiền rồi lại đạp xe vèo vào dòng tan tầm. Ông này cũng thuộc loại khách "xưa như Diễm" mỗi buổi chiều bia cỏ.

Sành nhất là mấy cụ "công thần" tóc thưa, tóc bạc, chiều nào cũng ngự góc quen sát thùng bia. Uống hết là chìa ngay cốc vào vòi hứng dòng bia tê lạnh. Chỉ dùng một cốc duy nhất cho một chiều bia, rất vệ sinh, hơn nữa các cụ ngồi ngay cạnh thùng bia, thay bom mới bao giờ cũng được ưu tiên cốc "cắt tiết". 

Các cụ rất tôn trọng quyền tự do cá nhân. Ra quán quây quần ngồi chung bàn rỉ rả chuyện làng chuyện xã, quốc gia đại sự, chuyện mẹ đĩ mẹ xề cho vui, chứ ai uống bao nhiêu giả tiền người ấy, đồ nhắm riêng tự mang ở nhà đến. Cụ thì vài miếng giò, dăm hạt lạc, cụ thì được bà lão nhà xào cho ít thịt bò, đựng vào cái hộp nhựa bé tin hỉn. Nhưng niềm vui thì lớn hơn rất nhiều.

Ở góc quán một thời tập toẹ chữ nghĩa, hai ông bạn thuộc diện đọc nhiều sách triết ngồi đối diện nhau, chả nói chả rằng, kệ hai cốc bia ở giữa. Thi thoảng một gã ngẩng mặt nhìn gã đối diện: "Nietzsche và Hegel được đấy chứ?". Gã kia khẽ mỉm cười gật đầu. Họ lại cùng uống một ngụm thay cho sự đồng cảm sâu sắc. Rồi cả hai lại chìm vào dòng ngẫm ngợi.

Có cả những đôi chọn góc quán chiều tâm sự. Say chuyện chứ không say bia. Đôi vại bia sát bên nhau mãi chả vơi tí nào, chỉ thấy nhạt màu dần. Ra đó có phải để uống bia đâu, mà để gỡ cho nhau những nỗi niềm. Giữa đám đông hò dzô ầm ĩ mà ngồi rủ rỉ được mới tài, coi trái đất này chỉ có riêng đôi họ.

Có nhiều hôm mưa gió, quán căng hết ô dù lên, nhớp nháp, mà khách đến vẫn không vơi, ngồi nép vào nhau, gấp gáp hơn. Mưa hắt vào bàn, lấm tấm; nước nhỏ từ mép ô xuống đều đều từng giọt như đếm thời gian. 

Mùa hè khách đông đã đành. Mùa đông lạnh, bia đầu ô cũng không thưa khách. Những gã chung tình lại thích uống cái hơi lạnh tê buốt hai hàm răng. Cái lạnh trôi xuống thực quản, luồn sâu vào trong người. Run cầm cập nhưng sướng. Sướng nhất là tỏ mặt anh hùng, rét mướt thiên hạ co ro chăn ấm nệm êm, ta đây vẫn hiên ngang đầu ô, phong sương với những cốc bia như đang đóng đá. Đã yêu rồi phụ tình sao được.

Mà quên chưa nhắc tới cái vại bia, bia hơi là phải rót vào cái vại meo méo, thủy tinh thổi thủ công, bọt nhiều, đùng đục, chứ không ai uống bia hơi vào cái cốc thủy tinh dày, trong veo, có quai cầm. Cốc đó chỉ hợp với bia chai, bia tươi...(Bảo tàng Hà Nội có lẽ nên dành một góc để trưng bày cái bom bia và cái cốc vại sần sùi rất đặc trưng đã sống cùng đời sống tinh thần người Hà Nội một chặng rõ dài (?) )

Quán bia hơi Hà Nội thời bao cấp. (Ảnh tư liệu)

...Nhớ thời bé tí, bao cấp, Hà Nội oằn mình trong khó khăn, bảo thủ, ấu trĩ, nhưng dứt khoát quán bia Cổ Tân vẫn mở phục vụ khách uống có "số má". Các văn nghệ sỹ tụ hội, sóng sánh văn chương. Tôi nhớ một chiều bố mang về nguyên một bi-đông bộ đội bia. Bố cẩn trọng rót chia cho từng người như sợ làm rớt thứ chất lỏng thơm một cách kỳ lạ. 

Riêng tôi-cậu út cũng được chiều chuộng một ca tráng men, bố động viên uống thử cho biết, uống xong một ngụm mà mắt hoa lên, trông nhà cửa lộn phèo cả. Bia hồi ấy, không bị "đấu"-"pha" như bây giờ, độ lạnh do men chứ không do bảo ôn đá. Bia đăng đắng nhận nhận nhưng vẫn thơm. Tuổi thơ xa dần, nhiều mùi vị đường xa ập đến ve vuốt nhưng dứt khoát không thể quên cái mùi bia thuở ấy. 

Một dạo xa nhà công tác miền Tây Nam bộ, bụng dạ hay cồn cào nhớ bia hơi đầu ô. Nó không phải là thứ men say thông thường nữa rồi. "Nghe Hà Nội thở/ Trong vại bia chiều"-Trút vào nỗi mong câu cảm thán cho từng chiều nhung nhớ Hà Nội, một thành phố giàu cá tính.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trần Đăng Khoa kể chuyện “Trần Hồng chụp ảnh Tướng Giáp”
Trần Đăng Khoa kể chuyện “Trần Hồng chụp ảnh Tướng Giáp”

VOV.VN -Tâm sự của nhà thơ Trần Đăng Khoa khi Đại tá Trần Hồng vừa cho ra mắt cuốn sách đặc biệt: “Tôi chụp ảnh Đại tướng”.

Trần Đăng Khoa kể chuyện “Trần Hồng chụp ảnh Tướng Giáp”

Trần Đăng Khoa kể chuyện “Trần Hồng chụp ảnh Tướng Giáp”

VOV.VN -Tâm sự của nhà thơ Trần Đăng Khoa khi Đại tá Trần Hồng vừa cho ra mắt cuốn sách đặc biệt: “Tôi chụp ảnh Đại tướng”.

Bay, chạy, nhịn đói, nhịn ngủ... để đưa tin hoàn tất TPP lịch sử
Bay, chạy, nhịn đói, nhịn ngủ... để đưa tin hoàn tất TPP lịch sử

VOV.VN - Sau nhiều vất vả, chờ đợi, tôi mới biết có lẽ VOV là cơ quan truyền thông đầu tiên đưa tin về hoàn tất đàm phán hiệp định thương mại TPP lịch sử.

Bay, chạy, nhịn đói, nhịn ngủ... để đưa tin hoàn tất TPP lịch sử

Bay, chạy, nhịn đói, nhịn ngủ... để đưa tin hoàn tất TPP lịch sử

VOV.VN - Sau nhiều vất vả, chờ đợi, tôi mới biết có lẽ VOV là cơ quan truyền thông đầu tiên đưa tin về hoàn tất đàm phán hiệp định thương mại TPP lịch sử.

Mỗi người hãy tự dọn rác trong tâm hồn mình
Mỗi người hãy tự dọn rác trong tâm hồn mình

VOV.VN -Ngày tận thế sẽ đến bất cứ lúc nào bởi cả trái đất của chúng ta đã thành thùng thuốc nổ. Thứ rác thải ấy bao giờ mới bị phân hủy đây?

Mỗi người hãy tự dọn rác trong tâm hồn mình

Mỗi người hãy tự dọn rác trong tâm hồn mình

VOV.VN -Ngày tận thế sẽ đến bất cứ lúc nào bởi cả trái đất của chúng ta đã thành thùng thuốc nổ. Thứ rác thải ấy bao giờ mới bị phân hủy đây?

Từ chuyện cổ tích đến những cái chết thương tâm của con trẻ
Từ chuyện cổ tích đến những cái chết thương tâm của con trẻ

VOV.VN - Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói về những câu chuyện cổ tích tưởng chừng rất vu vơ nhưng nếu thiếu nó thì lại gây nguy hại cho con trẻ.

Từ chuyện cổ tích đến những cái chết thương tâm của con trẻ

Từ chuyện cổ tích đến những cái chết thương tâm của con trẻ

VOV.VN - Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói về những câu chuyện cổ tích tưởng chừng rất vu vơ nhưng nếu thiếu nó thì lại gây nguy hại cho con trẻ.

Ngạc nhiên, thích thú đến đất nước Triều Tiên “bí ẩn”
Ngạc nhiên, thích thú đến đất nước Triều Tiên “bí ẩn”

VOV.VN - Nếu có dịp, bạn hãy đến thăm Triều Tiên - đất nước vẫn được cho là "bí ẩn" với phần còn lại của thế giới để chứng kiến những điều bất ngờ.

Ngạc nhiên, thích thú đến đất nước Triều Tiên “bí ẩn”

Ngạc nhiên, thích thú đến đất nước Triều Tiên “bí ẩn”

VOV.VN - Nếu có dịp, bạn hãy đến thăm Triều Tiên - đất nước vẫn được cho là "bí ẩn" với phần còn lại của thế giới để chứng kiến những điều bất ngờ.