Ông chú đảng viên và chuyện kê khai tài sản riêng

VOV.VN - Là đảng viên kỳ cựu, chú tôi luôn một lòng cống hiến cho Nhà nước, không tơ hào của công, chỉ chuyên tâm vào việc viết thơ, viết văn...

Chú tôi là đảng viên kỳ cựu. Cả đời ông cống hiến cho Nhà nước, không tơ hào của công. Thời trai trẻ, ông lọt vào mắt xanh con gái một vị tướng. Ông ở rể trong căn nhà vườn rộng thênh cho đến giờ khi đã gần 80 tuổi. Vậy là quá đủ với ông, một người chỉ chuyên tâm vào việc viết thơ, viết văn làm đẹp cho đời.

Đợt đảng viên phải kê khai tài sản, đất đai, trong khi nhiều người khai man đống tài sản, tiền nong kếch xù, ông hỏi tôi: "Vợ chồng chú mua mảnh đất mấy thước vuông ở nghĩa địa làng chờ để sau này làm mộ. Mảnh này mới đích thực là chính chủ, có phải khai là tài sản không nhỉ?".

Hỏi rồi không đợi tôi trả lời, ông cười ý vị: "Mình phải khai vì đó chính là tài sản của mình lúc sau già". Một đời không có lấy bất cứ tài sản quý giá chính chủ nào. Giờ ngấp nghé cõi cỏ hoang, mới được làm chủ mấy thước vuông đất. Nhưng tôi thấy ông vui và thanh thản vô cùng...

Ảnh minh họa (Ảnh: KT).
Tuổi già nhiều nỗi nông sâu. Người như ông quen sống thanh bạch, sớm tối nói chuyện ân nghĩa, không mảy may chuyện huy chương, huy hiệu, danh lợi... Mặc kệ xung quanh nhiều người cả đời gục mặt vào "đấu đá", mải mê quyền chức, cái gì cũng sợ, sợ trách nhiệm, sợ bị mang tiếng, sợ mất thanh danh, sợ bị tiếm quyền, sợ bị cấp dưới hạ bệ...

"Sinh lão bệnh tử", ai cũng sẽ đến lúc già. Ở quê ngày trước cứ năm mươi là đã được mừng thọ. Giờ tuổi thọ trung bình tăng lên, năm chục vẫn còn xoan, phong độ lắm. Người làm nhà nước đến tuổi sẽ về hưu. Ứng xử với giai đoạn này không phải dễ. Với nhiều cụ, ngần ấy năm ăn lương công bộc thế là hài lòng rồi; trong khi có cụ, sáu mươi đã nghỉ thì vẫn còn thòm thèm, hối tiếc... Người mặc cảm tự ti nghĩ mình vô dụng rồi, không còn đóng góp được gì nữa; người lại bất mãn cho là bị người đời cô lập, hắt hủi ra rìa.

Nhiều cụ không chuẩn bị tâm lý vững vàng nên khi về hưu bị hụt hẫng, nhất là các cụ đang có chức quyền, có nhiều bổng lộc, nhiều đệ tử, lính tráng "hầu hạ". "Thớt có tanh tao ruồi mới đậu/Ang không mật mỡ kiến bò chi". Với những người, thuở thanh xuân không bè bạn tâm giao nghĩa tình mà xử theo kiểu trả - vay, xin - cho sòng phẳng thì xế chiều thường không chịu nổi cảnh buồn tẻ của lẽ đời.

Ở một số nước phát triển, người ta gắn những tấm biển ghi rõ tuổi cây vào các thân cổ thụ. Đó là sự trân trọng các giá trị. Những hàng cây như những "người già" làm trong lành thành phố, giữ cho thành phố cốt cách xưa trong vóc dáng mới. Đời cây đời người. Cây càng cao bóng càng rộng; cây càng lâu năm càng nhiều thớ gỗ. Con người cũng vậy thôi. "Dụng nhân như dụng mộc", già nua đâu phải đã hết thời, các cụ vẫn còn sứ mệnh của mình, che bóng cả rợp xuống cuộc đời.

Nhưng ở cái thời người ta đốn hạ nhau như đốn cây rừng, thì các cụ sao đã hết nỗi niềm trắc ẩn, chưa tĩnh tâm được mà ngồi dưới gốc cây nghe gió vườn reo... Người già giờ vò võ cô đơn hơn trước. Hiện nay, xu hướng người già không muốn phụ thuộc con cái tích góp tiền tìm vào trung tâm dưỡng lão hưởng những ngày tháng cuối đời đang tăng lên. Giờ cũng có nhiều người già tự rủ nhau mua trước đất mộ, viết trước di chúc, thừa kế tài sản... cho xong cái nợ đời.

Các cụ giờ khuyên nhau nhiều điều rất chi ngậm ngùi, đại loại như "Dâu hiền rể thảo không bằng tiền lão lão xơi"; về già nên có ba thứ: "Có vợ để chăm, có quỹ để tiêu, có nhà để ở"... Cả một đời lo cho con cái, chả đứa nào quan tâm, cuối đời ốm bệnh mấy anh em cãi vã chia lịch chăm sóc, kèn cựa tính sổ công lãi để những mong chia phần thừa kế.

Lúc khỏe nào có được thưởng thức, thăm thú đó đây, lúc gặp tổ tiên rồi con cháu gửi xuống bao nhiêu là của ngon vật lạ, xe hơi, nhà cao cửa rộng, tiền vàng... Sống - nhà cửa cao ráo mà hiu quạnh, thác - mộ chí hoành tráng vẫn lại quạnh hiu.

Cái hữu hạn không chỉ nằm ở sức khỏe, bệnh tật, mà còn nằm trong thái độ của người trẻ đối với người lớn tuổi. Đã xuất hiện nhiều hơn sự băng hoại đạo đức trong một bộ phận những đứa con nghịch tử coi bố mẹ chẳng ra gì. Thật đau lòng những vụ giết, bạo hành, hắt hủi cha mẹ. Trên trang mạng xã hội facebook, dư luận rất phẫn nộ với nhiều trang cá nhân tung lên mạng những câu chửi thậm tệ nhằm vào chính bố mẹ mình...

Như một vòng quay, người già đến ngưỡng lại trở về như một đứa trẻ. Vậy thì người trẻ cần là những người bạn chia sẻ, cảm thông. Đứa cháu trong nhà nhìn cách hành xử của bố mẹ chúng với ông bà để rồi có hành vi tương tự.

Cùng ghi nhớ, tuổi trẻ là quá khứ của người già. Tuổi già là hình bóng mai này của tuổi trẻ. Đơn giản vậy thôi để mà căn chỉnh. Mọi sự càng nhẹ, lòng dạ càng thênh thang, tránh xa mọi phiền muộn. Sức khỏe, niềm vui ở đó chứ đâu!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trần Đăng Khoa: Thủy điện Sông Bung 2 lại là “sự cố” đáng tiếc?
Trần Đăng Khoa: Thủy điện Sông Bung 2 lại là “sự cố” đáng tiếc?

VOV.VN - Cái “sự cố” đáng tiếc ấy là chuyện vỡ đường ống dẫn nước từ đập về nhà máy thủy điện Sông Bung 2 (Quảng Nam) do lũ thượng nguồn đổ về. 

Trần Đăng Khoa: Thủy điện Sông Bung 2 lại là “sự cố” đáng tiếc?

Trần Đăng Khoa: Thủy điện Sông Bung 2 lại là “sự cố” đáng tiếc?

VOV.VN - Cái “sự cố” đáng tiếc ấy là chuyện vỡ đường ống dẫn nước từ đập về nhà máy thủy điện Sông Bung 2 (Quảng Nam) do lũ thượng nguồn đổ về. 

Khi tình yêu hết hiệu lực tại... tòa án
Khi tình yêu hết hiệu lực tại... tòa án

VOV.VN - Không hẹn mà cùng lúc hai thông tin ở Việt Nam và Mỹ đều liên quan đến chữ “tình” làm dậy sóng cộng đồng Việt.

Khi tình yêu hết hiệu lực tại... tòa án

Khi tình yêu hết hiệu lực tại... tòa án

VOV.VN - Không hẹn mà cùng lúc hai thông tin ở Việt Nam và Mỹ đều liên quan đến chữ “tình” làm dậy sóng cộng đồng Việt.

Trần Đăng Khoa: Hãy làm cho học sinh giỏi tiếng Anh trước đã
Trần Đăng Khoa: Hãy làm cho học sinh giỏi tiếng Anh trước đã

VOV.VN - Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ đưa việc học tiếng Nga, tiếng Trung vào các trường phổ thông.

Trần Đăng Khoa: Hãy làm cho học sinh giỏi tiếng Anh trước đã

Trần Đăng Khoa: Hãy làm cho học sinh giỏi tiếng Anh trước đã

VOV.VN - Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ đưa việc học tiếng Nga, tiếng Trung vào các trường phổ thông.

Mơ nhìn thấy nụ cười của con trẻ, ước mơ ấy có lớn lao lắm không?
Mơ nhìn thấy nụ cười của con trẻ, ước mơ ấy có lớn lao lắm không?

VOV.VN - Ước mơ của chúng ta, chỉ là muốn nhìn thấy nụ cười của con trẻ thôi mà. Liệu rằng, ước mơ ấy có lớn lao lắm không?

Mơ nhìn thấy nụ cười của con trẻ, ước mơ ấy có lớn lao lắm không?

Mơ nhìn thấy nụ cười của con trẻ, ước mơ ấy có lớn lao lắm không?

VOV.VN - Ước mơ của chúng ta, chỉ là muốn nhìn thấy nụ cười của con trẻ thôi mà. Liệu rằng, ước mơ ấy có lớn lao lắm không?