Truyền thông đa phương tiện – đôi điều suy ngẫm

VOV.VN -Từ thói quen đến nhu cầu, thưởng thức, hưởng thụ thông tin qua Đài... là những cung bậc được nâng cao dần theo năm tháng của thính giả.

Những ngày cuối cùng của năm 2014 đang từ từ khép lại, trăn trở vẫn đang nối tiếp những trăn trở, đó là mô hình và hướng đi của một cơ quan truyền thông quốc gia. Phát thanh thế giới đã có từ trên 100 năm nay, còn phát thanh chính thống của nước ta thì bắt đầu từ năm 1945 và đã được 70 năm rồi. Phát thanh ngày ấy và cho đến cách đây 20 – 30 năm đối với vùng sâu, vùng xa, hải đảo của nước ta còn như một thứ hàng hóa xa xỉ mà mỗi người, mỗi gia đình khi có một chiếc đài bán dẫn ở nhà hay chiếc radio đeo hông là oách lắm.

Mọi thông tin từ miền ngược đến miền xuôi, từ núi đồi, hải đảo đến đô thị và cả tình hình thế giới chỉ qua radio là biết cơ bản, rồi những thông tin về kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là âm nhạc nữa, cái “món ăn tinh thần” ấy không thể thiếu và ngày càng đa dạng, phong phú, bổ ích đối với công chúng. Từ thói quen nghe đài đến nhu cầu nghe đài, rồi đến thưởng thức, hưởng thụ thông tin qua nghe Đài... là những cung bậc được nâng cao dần theo năm tháng của thính giả.

Các chương trình của VOV1 của Đài TNVN luôn đổi mới, hấp dẫn người nghe. Trong ảnh: Các BTV của VOV1 đang thực hiện một chương trình phát sóng trực tiếp

Thính giả ngày càng “khó tính”  cũng đúng thôi, theo dòng thời cuộc, khi mà chất lượng cuộc sống được nâng lên thì đòi hỏi về hưởng thụ thông tin ngày càng cao. Vậy nên việc Đài phải cải tiến, đổi mới để thích nghi là tất yếu. Nhiều giai đoạn cũng thấy khó khăn, vất vả, do những đòi hỏi buộc phải đổi mới từ tư duy đến kỹ năng và cách làm. Anh em thường nói với nhau rằng, trong muôn sự của đổi mới thì đổi mới về nhận thức là một cuộc cách mạng  gian truân và khó khăn nhất. Một gia đình, một địa phương hay một quốc gia cũng vậy, đổi mới được tư duy nhận thức là cả một công việc hệ trọng. Gia đình nào, địa phương nào, quốc gia nào biến được từ tư duy nhận thức đúng sang hành động kịp thời là sẽ thắng lợi.

Những tưởng phát thanh sau khi ra đời sẽ ổn định mà “hành nghề”, nhưng rồi những năm 70 của thế kỷ 20 bắt đầu xuất hiện truyền hình ở nước ta, rồi những năm 90 xuất hiện báo điện tử. Thế là báo in bị “tấn công”, báo nói bị cạnh tranh. Dự báo rồi không biết báo in, báo nói sẽ đi đến đâu. Nhìn ra khu vực và thế giới nhiều cơ quan báo in, báo nói cũng cùng cảnh ngộ như vậy. Đúng là, “xưa kia ta đẹp nhất trần, ngày nay Bạch Tuyết có phần đẹp hơn”, đến ngay cả người làm phát thanh tối về cũng xem ti vi nhiều hơn nghe đài cơ mà. Đó là một thực tế...

Thế rồi bùng nổ những cuộc thảo luận: Mô hình nào, lối ra nào cho báo in, báo nói? Trăn trở mất dăm, bảy năm và cuối cùng ra được mô hình đó là: Truyền thông đa phương tiện, có nghĩa là một cơ quan truyền thông phải có đa công cụ trong tay gồm cả báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử. Cái nọ tương tác, hỗ trợ cái kia để tạo ra một khối lượng thông tin thích ứng với nhiều đối tượng công chúng. Người nghe, xem, hoặc đọc ở mọi lúc, mọi nơi đều được; từ người nghèo đến người giầu đều có thể tiếp cận thông tin, đều có thể hưởng thụ thông tin.

Và câu chuyện đa phương tiện được đặt lên bàn nghị sự của nhiều cấp trong giới truyền thông. Có lý lẽ rằng, người ta đang bàn đến tính chuyên biệt; tính chuyên nghiệp của chuyên biệt để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho từng đối tượng công chúng, vậy sao lại “gom” cả 3-4 loại hình vào cùng một “rọ” thì tránh sao khỏi những phức tạp, chênh vênh. Mỗi thể loại đều phải có chuyên môn riêng, tính đặc thù riêng, cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở, truyền dẫn, tần số...riêng; cách tác nghiệp, chế độ chính sách đãi ngộ, hưởng thụ riêng, rồi cả mua sắm trang thiết bị, đào tạo, hành nghề cũng khác nhau...Vậy thì làm sao mà điều hành, phối hợp nhịp nhàng, hài hòa, công bằng trong cùng một cơ quan được...

Câu hỏi đặt ra: Lý lẽ nào thuyết phục nhất, có cơ sở khoa học nhất cho mô hình đa phương tiện? để lý giải việc này ta phải trở về câu nói của một nhà triết học nổi tiếng là “cái gì hợp lý nó sẽ tồn tại, cái gì tồn tại bởi nó hợp lý”, nôm na hiểu rằng loài người lần lượt đã phát minh ra báo in, báo nói, báo hình rồi báo điện tử (sau này là gì nữa thì chưa rõ), tất cả các loại hình ấy đều đã và đang tồn tại, mỗi loại có giá trị lịch sử và giá trị hiện thực với công chúng, với xã hội; có loại đang ở đỉnh cao, có loại đang ở mức thấp, thậm chí “thoái trào”.

Ở các nước xung quanh cũng vậy, báo hình và báo điện tử đang có sức hút công chúng bởi sự lan tỏa, hấp dẫn và sự tích hợp, tiện ích của nó. Chỉ cần có trong tay một thiết bị nghe nhìn thông minh nhỏ bé như smartphone là có thể nghe, đọc, nhìn thông tin đầy đủ. Cuộc cách mạng về thiết bị, công nghệ đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới cung cách quản lý và phá vỡ thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng. Thậm chí ở một số đơn vị, địa phương từ chối báo in trong cân đối ngân sách hàng năm, hoặc có thì cũng không đáng kể. Thói quen nghe đài, đọc báo trước đây đang chuyển hướng sang xem tivi, đọc báo mạng; chỉ ở những vùng sâu, xa, hải đảo là vẫn sử dụng nghe đài, đọc báo do chưa có điều kiện tài chính hoặc do tính chất công việc, địa bàn đặc thù.

Những phân tích, giả định về xu hướng của báo in, báo nói được đưa ra ở nhiều cấp độ khác nhau; bầu không khí ảm đạm cho báo in, vì nhiều tờ báo “khủng” có tiếng của thế giới cũng phải đóng cửa, nhiều tòa soạn lao đao vì lượng phát hành giảm đi 1/3, 1/2 thậm chí 3/4; và báo in đang bị “co” lại, đang tìm lối ra cho sự tồn tại của mình... Còn báo nói, cũng có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau.

Có người cho rằng ở đô thị sẽ “không có chỗ” cho phát thanh nữa; ở những vùng ven thị hoặc ở vùng nông thôn khá giả cũng ít nghe đài rồi. Thoạt nghe và thực tế thì có lẽ đúng như vậy. Nhưng khi đi tìm hiểu, khảo sát một cách thận trọng, kỹ lưỡng thì lại là câu chuyện rất đáng suy nghĩ. Ngay ở đô thị thì phát thanh và truyền thanh ở các địa bàn phường vẫn cần thiết và duy trì đều đặn; nhiều phường không thể không dùng đến truyền thanh để làm công cụ quản lý đô thị; những thông báo về hội họp, tin tức cần thiết và công tác quản lý trật tự đô thị, an toàn xã hội...đều phải qua hệ thống truyền thanh.

Cách đây 5-6 năm thôi VOV giao thông ra đời ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã và đang minh chứng cho việc mang lại hiệu quả tích cực rõ rệt  của loại hình phát thanh. Rồi nhìn ra thế giới, ở thủ đô của nước Pháp và Thụy Điển hiện đang duy trì đều đặn chương trình phát thanh 24h/7. Đặc biệt một thống kê gần đây ở Mỹ cho thấy, một người trung bình nghe đài 142 phút/ngày; đọc báo mạng 113 phút/ngày; xem tivi 95,3 phút/ngày.

Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao ở Mỹ số người nghe đài lại cao nhất trong các loại hình báo chí? Có thể khi xã hội phát triển và do áp lực công việc nên người dân còn rất ít thời gian để đọc mạng, xem tivi; hơn nữa  do người dân dùng ô tô nhiều nên họ nghe trên ô tô là chính; rồi cả đến việc cấu trúc sinh học tự nhiên của con người thì trong các giác quan, giác quan nghe là được sử dụng nhiều nhất và được cơ thể của con người “chấp nhận” nhiều hơn các giác quan khác...

Đến đây câu chuyện đa phương tiện xem ra đã có lời giải, tuy chưa có những phân tích thật xác đáng hay kết luận ngã ngũ nhưng cũng đủ cơ sở để khẳng định mô hình đa phương tiện và hướng đi tất yếu của sự tích hợp các loại hình báo chí trong một cơ quan truyền thông. Ở đó sẽ tạo ra một khối lượng thông tin được tương tác rất thú vị và sự tiện ích cho công chúng, cho xã hội trong thời đại ngày nay. Và đương nhiên khi quản lý một cơ quan truyền thông đa phương tiện đòi hỏi những “người trong cuộc” đều phải có cách nhìn nhận, đánh giá, phân tích rất khoa học, khách quan... để mục tiêu lớn nhất là hướng tới công chúng, hướng tới một xã hội hưởng thụ thông tin, từ đó để thấy những giá trị, tác dụng, hiệu quả của truyền thông trong đời sống bận rộn hàng ngày của xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Độc giả VOV.VN làm thơ chúc mừng 12 công nhân được giải cứu
Độc giả VOV.VN làm thơ chúc mừng 12 công nhân được giải cứu

VOV.VN -Khi tin vui giải cứu thành công 12 công nhân được đăng tải trên bản tin trực tuyến của VOV.VN, độc giả cả nước như vỡ òa trong niềm vui sướng.

Độc giả VOV.VN làm thơ chúc mừng 12 công nhân được giải cứu

Độc giả VOV.VN làm thơ chúc mừng 12 công nhân được giải cứu

VOV.VN -Khi tin vui giải cứu thành công 12 công nhân được đăng tải trên bản tin trực tuyến của VOV.VN, độc giả cả nước như vỡ òa trong niềm vui sướng.

Phóng viên VOV.VN đạt giải Ba báo chí về đề tài thanh thiếu niên
Phóng viên VOV.VN đạt giải Ba báo chí về đề tài thanh thiếu niên

VOV.VN-Với loạt bài “580 trí thức trẻ và hành trình đến vùng đất mới”, nhóm tác giả báo điện tử VOV nhận được giải Ba báo chí về đề tài thanh thiếu niên 2014.

Phóng viên VOV.VN đạt giải Ba báo chí về đề tài thanh thiếu niên

Phóng viên VOV.VN đạt giải Ba báo chí về đề tài thanh thiếu niên

VOV.VN-Với loạt bài “580 trí thức trẻ và hành trình đến vùng đất mới”, nhóm tác giả báo điện tử VOV nhận được giải Ba báo chí về đề tài thanh thiếu niên 2014.

VOV tìm kiếm cơ hội thúc đẩy số hóa phát thanh
VOV tìm kiếm cơ hội thúc đẩy số hóa phát thanh

VOV.VN - Ưu điểm lớn nhất của HD-Radio cho phép có thể phát song song bằng kỹ thuật analog và kỹ thuật số trên tần số có sẵn.

VOV tìm kiếm cơ hội thúc đẩy số hóa phát thanh

VOV tìm kiếm cơ hội thúc đẩy số hóa phát thanh

VOV.VN - Ưu điểm lớn nhất của HD-Radio cho phép có thể phát song song bằng kỹ thuật analog và kỹ thuật số trên tần số có sẵn.

VOV tăng cường phủ sóng trên địa bàn Tây Nguyên
VOV tăng cường phủ sóng trên địa bàn Tây Nguyên

VOV.VN - Máy phát sóng phát thanh FM được tăng cường cho tỉnh Kon Tum lần này có công suất 5KW nhằm nâng cao năng lực phủ sóng của VOV tại Kon Tum và Tây Nguyên.

VOV tăng cường phủ sóng trên địa bàn Tây Nguyên

VOV tăng cường phủ sóng trên địa bàn Tây Nguyên

VOV.VN - Máy phát sóng phát thanh FM được tăng cường cho tỉnh Kon Tum lần này có công suất 5KW nhằm nâng cao năng lực phủ sóng của VOV tại Kon Tum và Tây Nguyên.

VOV bình chọn 10 sự kiện trong nước nổi bật năm 2014
VOV bình chọn 10 sự kiện trong nước nổi bật năm 2014

VOV.VN - Quốc hội thông qua nhiều luật, nghị quyết cụ thể hóa Hiến pháp 2013; lạm phát được kiểm soát, môi trường đầu tư được cải thiện...

VOV bình chọn 10 sự kiện trong nước nổi bật năm 2014

VOV bình chọn 10 sự kiện trong nước nổi bật năm 2014

VOV.VN - Quốc hội thông qua nhiều luật, nghị quyết cụ thể hóa Hiến pháp 2013; lạm phát được kiểm soát, môi trường đầu tư được cải thiện...