Từ vụ chìm tàu trên sông Hàn: Áo phao để mặc hay để đối phó?

VOV.VN - Chủ động mặc áo phao là tôn trọng mạng sống của chính mình vì không muốn đánh mất nó một cách vô nghĩa, lãng xẹt.

Phương tiện chuyên chở đường thuỷ nào bây giờ chả có phao cứu sinh, nhất là những khi đi đăng kiểm lại càng đầy đủ và tươm tất. Thế nhưng có mặc hay không lại là chuyện khác.

Tôi đã đi chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ, đã đi ca nô cao tốc từ Cà Mau xuống tận Ngọc Hiển, đi tàu thuỷ du lịch ở Nha trang, Hạ Long… nhiều lần, thế nhưng chưa lần nào được chủ tàu yêu cầu mặc áo phao. Một đôi lần thấy cảnh sát đường thuỷ chạy ca nô ngang qua, ngó nghiêng một hồi rồi vọt đi, không thấy nhắc nhở chuyện mặc áo. 

Áo phao trên tàu cao tốc trong chuyến đi ra Ngọc Hiển - Cà Mau.

Cả tàu mấy chục con người không mặc, ông lái tàu và nhân viên trên tàu không mặc, bỗng dưng mình đòi mặc cũng kỳ. Hơn nữa những chiếc áo phao cũ kỹ, rách rưới, bẩn thỉu khiến nhiều người, dù quý mạng sống của bản thân, thấy nản. Tôi nghĩ nhà tàu làm gương (mặc áo phao) trước là rất cần thiết. Vì khi đó hành khách sẽ có suy nghĩ: Là người quen sông nước mà họ còn bảo hộ an toàn như thế thì hà cớ gì mình không tự bảo vệ mình? Và đây cũng là cơ sở để nhà chức trách có thể xử lý khi chủ tàu vi phạm.

Nhiều người cho rằng người Á Đông, trong đó có người Việt, có lối suy nghĩ cộng đồng, đề cao tập thể, hạn chế bản thể. Tôi không bình luận về điều này! Nhưng qua quan sát tôi thấy không có nhiều người ý thức được mối quan hệ giữa hành vi cá nhân và tác động của nó tới cộng đồng. Bất cứ hành vi nào, dù tích cực hay tiêu cực, dù được thực hiện để đem lại lợi ích cho người đó thì ít nhiều cũng ảnh hưởng ra xung quanh. Nên một hành động vì ta nhưng thực tế lại là của chúng ta.

Chủ động mặc áo phao là tôn trọng mạng sống của chính mình vì không muốn đánh mất nó một cách vô nghĩa, lãng xẹt. Hành vi ấy của mỗi người lại đồng thời thúc đẩy, kêu gọi việc làm tương tự đến nhiều người khác. Nó tác động đến đám đông bằng cách thúc đẩy những suy nghĩ và hành động đúng. Trong đám đông hành khách mà có người mạnh dạn tiên phong yêu cầu phải được mặc áo phao thì hành động ấy cũng sẽ làm vơi đi cái tâm lý do dự, ái ngại của những người có cùng mối quan tâm, cùng nhu cầu.

Có áo phao mà không mặc cũng bằng thừa, vì khi tàu đột ngột bị lật, bị chìm thì không thể nào đủ thời gian và sự bình tĩnh để xử trí. Rõ ràng ao phao để trên tàu như một vật để làm an lòng hành khách, để đối phó với cảnh sát chứ không làm nhiệm vụ cứu sinh.

Cái tính đối phó của người Việt có khi giỏi nhất nhì thế giới. Nó xuất phát từ chỗ nhiều người không được đào tạo, học hành tử tế nên thiếu ý thức, làm việc không ra hồn. Do đó chuyện sai hỏng xảy ra như cơm bữa đến nỗi đối phó dần trở thành phương tiện để tồn tại, một thứ mẹo mực quen thuộc và bình thường.

Tính đối phó cũng xuất phát từ những quy định và luật lệ còn lỏng lẻo, được cơ quan công quyền thực thi thiếu nghiêm túc, ít khi nhìn vào bản chất mà chỉ chú trọng hình thức, đấy là chưa kể nạn lót tay khiến cho người dân nhờn luật.

Tại Điều 5 (Thông tư 15 /2012/ TT–BGTVT) của Bộ Giao thông vận tải ghi rõ: “Mọi hành khách, thuyền viên, người lái phương tiện trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân trong suốt hành trình của phương tiện từ lúc rời bến đến khi cập bến an toàn.” thế nhưng trên thực tế nhiều chủ tàu và hành khách không tuân thủ. Do vậy, nói khâu kiểm tra, giám sát yếu dẫn tới tình trạng đối phó là không hề sai.

Tham gia giao thông bằng xe gắn máy thì phải đội mũ bảo hiểm và cài quai mũ đúng quy cách. Nhưng đã ai được nhắc nhở và bị phạt vì không cài quai mũ chưa? Còn tham gia giao thông đường thuỷ thì như thông tư trên đã quy định nhưng thống kê xem đã xử lý được bao nhiêu tàu chở khách có áo phao nhưng không mặc? Khi ý thức của nhiều người dân chưa tốt thì buộc phải áp dụng chế tài một cách nghiêm túc. Còn nếu thực thi luật nửa vời như hiện nay thì tai nạn đau lòng như vừa xảy ra trên sông Hàn – một địa điểm được mệnh danh là “nơi đáng sống” – sẽ còn tái diễn./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng đề nghị điều tra, khởi tố vụ án chìm tàu trên sông Hàn
Thủ tướng đề nghị điều tra, khởi tố vụ án chìm tàu trên sông Hàn

VOV.VN -Thủ tướng đề nghị cần điều tra, khởi tố vụ án, xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật vụ tai nạn trên sông Hàn.

Thủ tướng đề nghị điều tra, khởi tố vụ án chìm tàu trên sông Hàn

Thủ tướng đề nghị điều tra, khởi tố vụ án chìm tàu trên sông Hàn

VOV.VN -Thủ tướng đề nghị cần điều tra, khởi tố vụ án, xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật vụ tai nạn trên sông Hàn.

Vụ chìm tàu trên sông Hàn: Xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm
Vụ chìm tàu trên sông Hàn: Xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm

VOV.VN - Các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân xử lý nghiêm các cá nhân tổ chức vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Vụ chìm tàu trên sông Hàn: Xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm

Vụ chìm tàu trên sông Hàn: Xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm

VOV.VN - Các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân xử lý nghiêm các cá nhân tổ chức vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Chìm tàu trên sông Hàn: Khi lòng tham nuốt cả mạng người!
Chìm tàu trên sông Hàn: Khi lòng tham nuốt cả mạng người!

VOV.VN - Vì lòng tham mà chủ tàu Thảo Vân 2 chở quá số người cho phép. Và cũng vì lòng tham, nhiều kẻ đã “nhắm mắt” cho con tàu này hoạt động “chui”.

Chìm tàu trên sông Hàn: Khi lòng tham nuốt cả mạng người!

Chìm tàu trên sông Hàn: Khi lòng tham nuốt cả mạng người!

VOV.VN - Vì lòng tham mà chủ tàu Thảo Vân 2 chở quá số người cho phép. Và cũng vì lòng tham, nhiều kẻ đã “nhắm mắt” cho con tàu này hoạt động “chui”.

Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh nói gì về vụ chìm tàu trên sông Hàn?
Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh nói gì về vụ chìm tàu trên sông Hàn?

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu Công an thành phố khẩn trương điều tra, để khởi tố vụ án, xử lý các cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ chìm tàu.

Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh nói gì về vụ chìm tàu trên sông Hàn?

Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh nói gì về vụ chìm tàu trên sông Hàn?

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu Công an thành phố khẩn trương điều tra, để khởi tố vụ án, xử lý các cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ chìm tàu.

Chìm tàu trên sông Hàn: Nước mắt và tấm lòng của người Đà Nẵng
Chìm tàu trên sông Hàn: Nước mắt và tấm lòng của người Đà Nẵng

VOV.VN- Tình cảm của chính quyền, ngành chức năng, các lực lượng quân đội và người dân TP Đà Nẵng đã phần nào làm ấm lòng những người bị nạn trong vụ chìm tàu.

Chìm tàu trên sông Hàn: Nước mắt và tấm lòng của người Đà Nẵng

Chìm tàu trên sông Hàn: Nước mắt và tấm lòng của người Đà Nẵng

VOV.VN- Tình cảm của chính quyền, ngành chức năng, các lực lượng quân đội và người dân TP Đà Nẵng đã phần nào làm ấm lòng những người bị nạn trong vụ chìm tàu.

Đau đớn nhận thi thể chồng, con tử nạn vì tàu chìm trên sông Hàn
Đau đớn nhận thi thể chồng, con tử nạn vì tàu chìm trên sông Hàn

VOV.VN - Đến chiều 5/6, thi thể 3 nạn nhân đã được tìm thấy, người thân đau đớn khi chồng, con mình đã vĩnh viễn ra đi do tai nạn chìm tàu trên sông Hàn.

Đau đớn nhận thi thể chồng, con tử nạn vì tàu chìm trên sông Hàn

Đau đớn nhận thi thể chồng, con tử nạn vì tàu chìm trên sông Hàn

VOV.VN - Đến chiều 5/6, thi thể 3 nạn nhân đã được tìm thấy, người thân đau đớn khi chồng, con mình đã vĩnh viễn ra đi do tai nạn chìm tàu trên sông Hàn.

Vụ chìm tàu trên sông Hàn: Tạm đình chỉ chức vụ một Giám đốc
Vụ chìm tàu trên sông Hàn: Tạm đình chỉ chức vụ một Giám đốc

VOV.VN -TP Đà Nẵng đã tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Lê Sáu, Giám đốc Cảng vụ Đường thủy Nội địa, Sở Giao thông- Vận tải. 

Vụ chìm tàu trên sông Hàn: Tạm đình chỉ chức vụ một Giám đốc

Vụ chìm tàu trên sông Hàn: Tạm đình chỉ chức vụ một Giám đốc

VOV.VN -TP Đà Nẵng đã tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Lê Sáu, Giám đốc Cảng vụ Đường thủy Nội địa, Sở Giao thông- Vận tải.