“Văn hóa chụp ảnh” và những chiêu trò PR lố

VOV.VN -Câu chuyện gần nhất là khi đoàn làm phim Kong: Skoll Island sang Việt Nam đã có một phóng viên bị thu giữ máy ảnh và xóa file khi cố tình chụp lén
 
 

Trước đó là bức ảnh chụp nữ ca sĩ HNH trong đám tang một nhạc sĩ đang cười, rồi tung lên báo mạng, để nữ ca sĩ bị “ném đá” tơi tả. Mà không chỉ vậy, nhiều nhân vật trong showbiz Việt hay các “hotgirl”, “hotboy”, hoa hậu, siêu mẫu, diễn viên thần tượng… đều luôn bị các tay máy săm soi quá mức đến có thể ví như “kền kền”.

Nhớ lại chuyện trước đây, khi các diễn viên Hàn Quốc sang Việt Nam, thường họ hay từ chối chụp ảnh với giới showbiz Việt nếu không có trong chương trình giao lưu và rất lạnh lùng từ chối, đã gây sốc không chỉ với người cầm máy Việt, diễn viên Việt… Nhưng đó là một cách thể hiện “văn hóa chụp ảnh” rất chuyên nghiệp của xứ người.

Các nhà báo tác nghiệp trên vùng biển Trường Sa

Khi những “hotboy”, “hotgirl” lợi dụng sự kiện để PR

Lâu nay, như một thông lệ chẳng ai thèm để ý, cứ có một sự kiện văn hóa nào diễn ra bất kể to nhỏ, ở rạp chiếu phim, ở sảnh khách sạn 5 sao hay một phòng họp nhỏ, nhà hát, sân khấu.., như họp báo ra mắt phim mới, album mới, trình diễn thời trang, ca nhạc, khiêu vũ, giao lưu nghệ thuật, ra mắt sản phẩm tiêu dùng, tiệc tùng cá nhân và cả trong đám tang…, thì bao giờ cũng có một màn “trình diễn” trước các ống kính máy chụp ảnh, máy quay phim của các “hotboy”, “hotgirl”, những người đẹp, người mẫu, hoa hậu…, và mấy ai thắc mắc họ đến để làm gì, có phải khách mời không.

Không ít lần có những cảnh tranh cướp nhau chỗ đứng trước cái logo của sự kiện, hay những lườm nguýt của những người đang đợi được chụp ảnh với nhân vật nào đó mà lỡ có người khác đang “hớt tay trên”…

Cũng chẳng có gì khó hiểu khi họ lại hào hứng với chuyện chụp ảnh, bởi ai cũng hiểu chỉ người tổ chức không hiểu, là họ đang lợi dụng sự kiện để PR cho bản thân mình. Vì thế mà họ không tiếc bỏ tiền để mua sắm những bộ trang phục hay trang sức “hàng hiệu” đắt tiền để có được mấy phút “lượn” qua ống kính báo chí, hay họ cố tình “khoe” kiểu giả vờ hớ hênh cho trang phục “tuột” hay “hở” để các tay máy ưa rình mò “chộp” một cách cố ý, để may mắn hôm sau hình ảnh của họ được gắn với sự kiện.

Chẳng thế mà có chuyện hài – hay là sự nhốn nháo của showbiz , truyền thông và cũng là “tai nạn” cho sự kiện. Cũng vì không kiểm soát những người đến tham gia, để mọi người thoải mái chụp, mà trong một sự kiện họat động quảng bá cho sản phẩm mới, một cô “chân dài” đang có nghi án bán dâm, đang trong thời gian quản thúc điều tra, xuất hiện trong sự kiện, ngang nhiên đi lại, chụp ảnh, và báo chí truyền thông lan tràn hình ảnh của cô như người đại diện cho sự kiện nọ.

Một câu chuyện khác cũng hài hước không kém, cũng là thói quen chụp ảnh của giới showbiz Việt. Dù chỉ là đi theo lời mời của một hãng đồ uống có sản phẩm tài trợ cho một Liên hoan phim quốc tế, nhưng “nhà ta” với vài “sao” của giới showbiz Việt đã thoải mái “lượn” và khoe dáng trên thảm đỏ, chụp hàng chục shot ảnh rồi gửi cho truyền thông, như là đại biểu chính thức của LHP danh giá này.

Tưởng lòe được công chúng, nhưng như chuyện tiếu lâm, những bức ảnh “phản chủ”, trong ảnh chỉ thấy chơ vơ “nhà ta”, trong khi các tay máy quốc tế như đang giải lao ngoảnh mặt hết ra ngoài, không thèm để ý trên thản đỏ đang diễn trò gì.

Khi những tay máy cũng muốn PR

Không ít những sự kiện mà các tay máy chụp ảnh chẳng quan tâm đến sự kiện mà cứ nhăm nhăm chụp các người mẫu, người đẹp, diễn viên không liên quan gì đến sự kiện, để “đôi bên cùng có lợi”. Có những tay máy thì chỉ rình mò lúc các người đẹp vô tình hay cố tình hớ hênh để tạo ra một shot ảnh, làm scandai “hở”, “tụt”, cười, khóc, thậm chí cả khi ngủ trên máy bay…, vì đó có thể là cơ hội PR bản thân như một tay máy giỏi???

Trong rất nhiều sự kiện văn hóa, những phóng viên ảnh thường là những người gây mất trật tự nhất. Họ gần như chỉ biết đến bản thân, chỉ cần chụp được ảnh ưng ý, bất chấp những quy tắc ứng xử trong họat động báo chí ở những sự kiện.

Chẳng thế mà có rất nhiều lần các phóng viên ảnh tranh giành chỗ đứng, thậm chí đánh nhau, chửi nhau. Thậm chí có những phóng viên ảnh xem như chỉ có mình, cứ xông thẳng lên sân khấu hay chạy qua chạy lại để chụp ảnh, gây rất nhiều ảnh hưởng đến việc tiến hành sự kiện đang diễn ra.

Chưa kể có rất nhiều tay máy, chẳng biết lịch sự là gì, chĩa thẳng ống kính, dí sát mặt đối tượng để chụp, bất kể họ đang phát biểu hay biểu diễn. Có những sự kiện văn hóa cần một không gian tĩnh để gây hiệu ứng trong nghệ thuật thì các tay máy phá họai tất cả. Họ lách cách bấm máy, họ bật flash lóe sáng, họ chạy tới chạy lui…

Nhạc trưởng Lê Phi Phi đã có lần ngao ngán: “Tôi rất sợ các phóng viên ảnh. Họ chẳng ý tứ gì hết, đang trình tấu một bản giao hưởng, thì họ cứ lách cách tiếng máy chụp, rồi chạy lên xuống sân khấu, ảnh hưởng cả buổi biểu diễn”.

Văn hóa ứng xử trong chụp ảnh sự kiện văn hóa.

Nhà báo Hoài Nam, Đài TNVN tác nghiệp tại khu vực Nhà giàn DK 1- 17

Theo dõi truyền thông Việt nam trong những ngày đoàn phim Kong: Skull Island sang Việt nam làm phim, rất nhiều hình ảnh chụp lén từ xa phim trường của họ… Và lấy đó để “khoe” tài  khôn lỏi.

Nếu như các tay máy ở Việt Nam biết ứng xử văn hóa, thì không có vụ đoàn phim Kong: Skull Island xóa file ảnh của một phóng viên vì vi phạm quy định bảo mật trường quay.  Không phải ở đâu, hay bất kỳ sự kiện nào cũng chứng tỏ tài “paparazzi” của mình thiếu ý thức như thế.

Khi các diễn viên Hàn Quốc từ chối chụp ảnh với giới showbiz Việt không thể nói họ “chảnh” như nhiều báo gán tội cho họ. Đó là văn hóa giao tiếp trong một sự kiện văn hóa. Khi cần giao lưu quảng bá thì sẽ có cách tiếp cận khác, khi đang trong vai trò là “đại sứ” với những việc nằm trong khuôn khổ ngọai giao văn hóa thì đều có một quy tắc riêng cho từng sự kiện, không thể xô bồ, thích gì làm đó.

Việc các diễn viên Hàn từ chối chụp ảnh, có lẽ là một sự nhắc khéo các tay máy, và giới showbiz Việt hãy biết ứng xử văn hóa trong các sự kiện. Họ chỉ xuất hiện ở nơi cần thiết, chỉ trả lời phỏng vấn những cơ quan truyền thông đã đăng ký và chỉ chụp hình như trong thỏa thuận, không hơn. Và đó cũng chính là đẳng cấp chuyên nghiệp của ban tổ chức, của người thực hiện, là văn hóa sự kiện.

Những người trong giới showbiz cũng nên biết “ngượng” khi là khách không mời của các sự kiện và khi cố tình PR mình trong các sự kiện văn hóa. Các phóng viên ảnh, các tay máy cũng phải biết chừng mực khi tác nghiệp chụp ảnh, săn ảnh trở nên chuyên nghiệp và là một nét văn hóa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điện ảnh - Kênh quảng bá “vàng” cho du lịch
Điện ảnh - Kênh quảng bá “vàng” cho du lịch

VOV.VN -Kết hợp giữa điện ảnh và quảng bá du lịch, giới thiệu các danh thắng là câu chuyện không mới, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện hiệu quả.

Điện ảnh - Kênh quảng bá “vàng” cho du lịch

Điện ảnh - Kênh quảng bá “vàng” cho du lịch

VOV.VN -Kết hợp giữa điện ảnh và quảng bá du lịch, giới thiệu các danh thắng là câu chuyện không mới, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện hiệu quả.

Khi Việt Nam là phim trường quốc tế - Một ngày một sàng khôn
Khi Việt Nam là phim trường quốc tế - Một ngày một sàng khôn

VOV.VN -Mỗi một đoàn nước ngoài vào Việt Nam làm phim, là mang theo kinh nghiệm của họ về nghề và đây là cách để các nhà làm phim, quản lý thu nhặt "sàng khôn"...

Khi Việt Nam là phim trường quốc tế - Một ngày một sàng khôn

Khi Việt Nam là phim trường quốc tế - Một ngày một sàng khôn

VOV.VN -Mỗi một đoàn nước ngoài vào Việt Nam làm phim, là mang theo kinh nghiệm của họ về nghề và đây là cách để các nhà làm phim, quản lý thu nhặt "sàng khôn"...

Sau “Kong: Skull Island“: Việt Nam chưa thể là phim trường quốc tế?
Sau “Kong: Skull Island“: Việt Nam chưa thể là phim trường quốc tế?

VOV.VN -Việt Nam đã từng là một trong những phim trường của Hollywood và quốc tế từ hơn nửa thế kỷ trước...

Sau “Kong: Skull Island“: Việt Nam chưa thể là phim trường quốc tế?

Sau “Kong: Skull Island“: Việt Nam chưa thể là phim trường quốc tế?

VOV.VN -Việt Nam đã từng là một trong những phim trường của Hollywood và quốc tế từ hơn nửa thế kỷ trước...