Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Phân quyền hết rồi, sao nơi làm tốt mà nơi lại không?

VOV.VN - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, đến nay phân cấp, phân quyền đầu tư công đã triệt để, giao hết tất cả các quyền cho các bộ, ngành và địa phương. Kết quả tốt hay không nằm ở khâu tổ chức thực hiện.

Nghiên cứu những biện pháp, chính sách mạnh hơn

Phát biểu giải trình trước Quốc hội sáng 1/6, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng đánh giá các ý kiến Đại biểu Quốc hội đã thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao đối với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.

Về đánh giá bổ sung kế hoạch năm 2022, ông Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, trong bối cảnh khó khăn, phức tạp nhưng kết quả đạt được là tích cực, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao và đặc biệt là được nhân dân đồng tình, ủng hộ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, của Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ.

“Truyền thống hết sức tốt đẹp của dân tộc, đó là mỗi khi đất nước gặp khó khăn thì Việt Nam lại đoàn kết hơn, đồng lòng hơn và mạnh mẽ hơn” – ông Nguyễn Chí Dũng bày tỏ chia sẻ với nhiều một ý kiến của các đại biểu.

Từ cuối năm 2022, tình hình trở nên rất phức tạp, khó khăn. Tất cả được nhận diện và cũng đã có nhiều các chính sách, quyết sách, biện pháp để đối phó.

Theo ông, các nước phát triển có hệ thống pháp luật hoàn thiện. Chúng ta bây giờ mới đang trong quá trình chuyển đổi thì chuyện có vấn đề này, vấn đề kia, mâu thuẫn chồng chéo hay xung đột, chưa đồng bộ, chưa đầy đủ là chuyện bình thường. Quan trọng là phải phát hiện và điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tiễn.

Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của chúng ta đang còn hạn chế khi độ mở của nền kinh tế rất cao. Hậu quả của dịch COVID-19 để lại hết sức nặng nề. Nột số bộ phận cán bộ đang còn tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy trong xử lý công vụ...

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT cũng cho rằng, kết quả tăng trưởng 3,32% trong quý I là tích cực so với các nước hiện nay trên thế giới tăng trưởng rất thấp hoặc có tăng trưởng âm. Cộng đồng quốc tế vẫn tiếp tục đánh giá tích cực môi trường đầu tư và triển vọng kinh tế của Việt Nam.

Quan trọng hơn, chúng ta vẫn duy trì được kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát vẫn được kiểm soát, các cân đối lớn đảm bảo, nhất là thị trường dịch vụ và du lịch phục hồi rất mạnh, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh được quan tâm và giữ vững...

Chính phủ cũng cơ bản nhận diện được, đã và đang xử lý để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khơi thông được các điểm nghẽn, giải phóng các nguồn lực, tận dụng các cơ hội mới để phát triển đạt được mục tiêu cao nhất của năm 2003 mà Quốc hội đã giao.

Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu để chỉ đạo, có những biện pháp, chính sách mạnh hơn, kịp thời hơn và hiệu quả hơn hỗ trợ ngay cho doanh nghiệp và người lao động để hỗ trợ cho nền kinh tế.

Phân quyền đầu tư công đã triệt để, vấn đề là thực hiện

Đầu tư công là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng một lần nữa khẳng định rằng đến nay tất cả những vấn đề phân cấp, phân quyền của đầu tư công đã triệt để, giao hết tất cả các quyền cho các bộ, ngành và địa phương, từ khâu lựa chọn dự án, đến lập dự án, chuẩn bị dự án và giải ngân, điều chỉnh dự án, giải phóng mặt bằng, đấu thầu, tổ chức thi công...

Dẫn ý kiến đại biểu Quốc hội đặt vấn đề tại sao cùng một mặt bằng pháp lý mà địa phương này, bộ kia thì triển khai tốt, tỷ lệ cao, còn địa phương khác, ngành khác tỷ lệ lại thấp, ông Nguyễn Chí Dũng nói vấn đề nằm ở khâu tổ chức thực hiện.

Do vậy, Bộ trưởng đề nghị các đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp quan tâm và giám sát ngay địa phương mình, ngành mình để cùng với Chính phủ tạo chuyển biến tích cực hơn trong vấn đề giải ngân đầu tư công trong thời gian tới.

Ông cho biết, quan điểm của Chính phủ như các đại biểu Quốc hội là phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo hướng Trung ương thì tập trung quản lý những vấn đề lớn, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, kiểm tra, giám sát, còn cấp địa phương phải thực hiện và chịu trách nhiệm.

“Chứ không để trên này các vấn đề cứ vướng” – Bộ trưởng Bộ KH-ĐT nhấn mạnh và cho biết Chính phủ sẽ chỉ đạo nghiên cứu theo 2 hướng là những gì thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì sẽ phân cấp ngay cho địa phương, những vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì báo cáo xem xét.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thống đốc NHNN: Không có lý gì DN đủ điều kiện lại không được vay vốn
Thống đốc NHNN: Không có lý gì DN đủ điều kiện lại không được vay vốn

VOV.VN - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, dư địa room tín dụng của các TCTD thoải mái, không bị chậm, thanh khoản hệ thống được NHNN duy trì dư thừa, không có lý do gì TCTD huy động tiền gửi, trả lãi cho người gửi tiền mà khi DN đủ điều kiện vay vốn lại không cho vay.

Thống đốc NHNN: Không có lý gì DN đủ điều kiện lại không được vay vốn

Thống đốc NHNN: Không có lý gì DN đủ điều kiện lại không được vay vốn

VOV.VN - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, dư địa room tín dụng của các TCTD thoải mái, không bị chậm, thanh khoản hệ thống được NHNN duy trì dư thừa, không có lý do gì TCTD huy động tiền gửi, trả lãi cho người gửi tiền mà khi DN đủ điều kiện vay vốn lại không cho vay.

Lập dự toán không sát, số vượt thu ngân sách cao: Bộ Tài chính nói gì?
Lập dự toán không sát, số vượt thu ngân sách cao: Bộ Tài chính nói gì?

VOV.VN - Năm 2022, vượt thu ngân sách đạt 403,4 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương đạt 195,5 nghìn tỷ đồng và ngân sách địa phương là 207,9 nghìn tỷ đồng.

Lập dự toán không sát, số vượt thu ngân sách cao: Bộ Tài chính nói gì?

Lập dự toán không sát, số vượt thu ngân sách cao: Bộ Tài chính nói gì?

VOV.VN - Năm 2022, vượt thu ngân sách đạt 403,4 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương đạt 195,5 nghìn tỷ đồng và ngân sách địa phương là 207,9 nghìn tỷ đồng.

Đại biểu Quốc hội tranh luận về sử dụng linh hoạt 1 triệu tỷ đồng tồn đọng
Đại biểu Quốc hội tranh luận về sử dụng linh hoạt 1 triệu tỷ đồng tồn đọng

VOV.VN - Đại biểu Trần Anh Tuấn đề xuất dành 1 triệu tỷ đồng ngân quỹ đang gửi ngân hàng để hỗ trợ người lao động. Tuy nhiên, ý kiến khác cho rằng, cần đưa tiền vào đúng địa chỉ.

Đại biểu Quốc hội tranh luận về sử dụng linh hoạt 1 triệu tỷ đồng tồn đọng

Đại biểu Quốc hội tranh luận về sử dụng linh hoạt 1 triệu tỷ đồng tồn đọng

VOV.VN - Đại biểu Trần Anh Tuấn đề xuất dành 1 triệu tỷ đồng ngân quỹ đang gửi ngân hàng để hỗ trợ người lao động. Tuy nhiên, ý kiến khác cho rằng, cần đưa tiền vào đúng địa chỉ.

Đại biểu Quốc hội: Tháo điểm "nghẽn" trong quy hoạch tạo động lực tăng trưởng
Đại biểu Quốc hội: Tháo điểm "nghẽn" trong quy hoạch tạo động lực tăng trưởng

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành sớm đẩy nhanh tiến độ trình phê duyệt quy hoạch ngành, quốc gia, địa phương làm căn cứ điều chỉnh tạo thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai các dự án.

Đại biểu Quốc hội: Tháo điểm "nghẽn" trong quy hoạch tạo động lực tăng trưởng

Đại biểu Quốc hội: Tháo điểm "nghẽn" trong quy hoạch tạo động lực tăng trưởng

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành sớm đẩy nhanh tiến độ trình phê duyệt quy hoạch ngành, quốc gia, địa phương làm căn cứ điều chỉnh tạo thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai các dự án.